Chúa Trịnh Kiểm – Cuộc đời
Trong những người đến Sầm Châu theo Nguyễn Kim và vua Lê Trang Tông, có một người nghèo khổ, xuất thân trong đám lê dân, sau này trở thành một người có công lớn nhất sự nghiệp Lê Trung Hưng nhà Lê. Tên tuổi Trịnh Kiểm được lưu truyền và sử sách đã không ít giấy mực để đánh giá con người ấy !
Tổ tiên ông quê làng Xáo Sơn ( còn gọi là Sóc Sơn ), huyện Vĩnh Ninh trấn Thanh Hoa, sau này đổi thành huyện Vĩnh Phúc đến Vĩnh Lộc ( đời Tây Sơn ).Cao tổ ông là Trịnh Kỷ. Trịnh Kỷ > Trịnh Liễu > Trịnh Lan > Trịnh Lâu. Trịnh Lâu lấy vợ họ Hoàng ở Hổ Thôn, xã Vệ Quốc Yên Định, cách Xáo Sơn con sông Mã, sinh ra Trịnh Kiểm. Ông sinh ngày 24/8/1503, niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 đời vua Lê Hiển Tông, ông có tên húy là Phiến sau gọi là Kiểm, được sinh ở quê mẹ, Hổ Thôn.
Tiếng đồn trong dân gian thường đi kèm với những danh nhân kiệt xuất trong lịch sử và trong Gia phả có ghi : “ Khi sinh ra Trịnh Kiểm, có hào quang rự sáng đầy nhà…”.Năm lên 6 tuổi thì cha chết, ông theo mẹ là bà Hoàng Thị Dốc về quê nội làng Xáo Sơn. Nhà nghèo, mẹ con cày cuốc, ra cháo nuôi nhau. Ông thường vào núi cùng bọn trẻ trâu nô đùa, luyện tập như thể người lính. Thường cùng nhau bắt trộm gà, vịt ở đồng ruộng nấu nướng, khao quân…Năm 16 tuổi, ông lưu lạc làm thuê kiếm sống, nuôi mẹ.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập triều Mạc, ông đã 25 tuổi, sống khốn khó trong cảnh đất nước quê hương luôn diễn ra nhiều cảnh chiến tranh, cướp bóc giữa các tập đoàn tướng lĩnh quân phiệt. Sau ông đến nhà Bang Ninh Hầu Lê văn Tư ở làng Biện Thượng, là một võ quan của triều Mạc, xin đi ở, cày ruộng chăn trâu, ngựa. Vốn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và chăm chỉ, ông được Bang Ninh Hầu tin dùng.
Năm 30 tuổi ( 1533 ) được tin Thái tể Hưng quốc công Nguyễn Kim dựng cờ “ Phù Lê, diệt Mạc “ ở miền núi rừng phía Tây Thanh Hoa do người anh họ là Trịnh Hoàng đã đầu quân ở đây cho biết ! Để thoát khỏi cảnh tôi đòi đi ở nhà quyền quí, ông đã lấy một con ngựa tốt của chủ và luồn rừng, lên sách Cổ Lũng theo Nguyễn Kim. Thấy ông có sức khỏe hơn người, lại giỏi việc luyện ngựa, Hưng quốc công rất tin yêu giao cho chức Tri mã cơ, chuyên lo việc luyện tập đội kị binh. Ông luôn quyết đoán nên việc gì ông làm cũng thành công. Từ đó ông được Nguyễn Kim rất tin cậy. nhiều việc quan trọng ông đã được giao phó và việc gì ông cũng hoàn thành tốt.
Ông được giao lên biên giới Việt- Lào đón vua Lê Trang Tông về hành tại sách Thủy Thần Cẩm Thủy, và về Vạn Lại xây dựng kinh đô tạm thời cho triều đình. Việc vận động liên kết với các Lang đạo Mường ở các vùng dân tộc miền núi Thanh Hoa, Nghệ An để tăng cường lực lượng, ảnh hưởng nâng cao thanh thế nghĩa quân. Ông đem quân đi dánh Nghệ Anm đuổi quân Mạc ra khỏi các vùng ở Thanh Hoa, đánh chiếm Tây Đô. Trận nào cũng chiến thắng. Tiếng ông nổi dậy bốn phương, xa gần hưởng ứng, hào kiệt qui tụ. Năm Kỷ Hợi 1539, ông được vua phong Dực quận công, Đại tướng quân.
Xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, nhờ tài thao lược, trí dũng hơn người. Ông đã trở thành một tưỡng lĩnh có uy quyền, tướng sĩ mến mộ, đứng vị trí thứ 2 sau bố vợ Nguyễn Kim.
Năm 1543, ông cùng các tướng dưới quyền đánh chiếm Tây Đô, đón vua về và hợp lực ba quân.. Sau đó theo lệnh vua, ông đón Nguyễn Kim ở Sầm Châu về. Năm 1545 Đô tướng Thái sư Nguyễn Kim đem đại binh đánh trấn Sơn Nam của triều Mạc. Đến Yên Mô, ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc, chết trong một bữa ăn. Tình hình diễn ra rất nguy cập vì mất chủ tướng cầm đầu ba quân và là người chủ trì công cuộc phù Lê ? sau đó vua Lê Trang Tông phong cho ông làm : “ Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh, kiêm nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự Thái lạng quốc công “. Phàm binh quyền ở ngoài khổn, công việc nhà nước, mưu lược trù tính, phong tước xa gần được tùy tiện xử lý rồi sau mới tâu vua ! Ông là người được tin cậy để đứng đầu công cuộc Trung Hưng. Trịnh Kiểm càng dốc lòng trung trinh, phàm công việc gì cũng quyết đoán rõ ràng, mọi việc đâu ra đấy.
Năm Bính Ngọ 1546, vua về hành điện Yên Trường, sách Vạn Lại, Trịnh Kiểm thống lĩnh ba quân, chỉnh đốn việc triều chính, giữ vững châu Ái, châu Hoan. Nhiều quan văn, võ và kẻ sỹ từ khắp nơi bỏ nhà Mạc về theo như : Lê Bá Ly, Nguyễn Thiến, Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan…Hào kiệt theo về đông và thế lực của Nam triều ngày càng lớn mạnh
Năm 1548, vua Lê Trang Tông mất ( 34 tuổi ) con lớn là Lê Duy Huyên lên ngôi hiệu Lê Trung Tông. Mọi công việc của triều đình đều do ông quyết định . Ông mở nhiều cuộc hành quân đánh sâu vào hậu phương quân Mạc, uy hiếp thành Thăng Long.
Tháng 9/1555, ông chỉ huy tướng lĩnh và đập tan cuộc tiến công của quân Mạc do danh tướng Mạc Kính Điển chỉ huy trên sông Mã. Quân Mạc bị thiệt hại nặng nề, : giết vài vạn, xác chết lấp kín sông…lấy khí giới nhiều không kể xiết “. Năm 1556, vua Lê Trung Tông chết ( 22 tuổi ), không có con nối ngôi, Ông bèn sai người tìm con cháu đích hệ vua để đưa lên ngai vàng, mãi mới tìm được Lê Duy bang ( cháu 6 đời Lam Quốc Công Lê Trừ ) lên làm vua.
Cuộc giao tranh của những năm giữa thế kỉ 16 diễn ra rất ác liệt, gay go. Thấy thế lực nhà Lê Trung Hưng ngày càng lớn mạnh, triều Mạc tập trung lực lượng lớn quân tiến đánh vào Thanh Hoa, Nghệ An để cướp đất, gom dân phá vỡ căn cứ của Nam triều. Danh tướng nhà Mạc là Mạc Kính Điển được giao chỉ huy. Sách Đai Việt thông sử của Lê Quí Đôn đã ca ngợi hết lời uy danh vị tướng này, và dưới trướng Mạc Kính Điển còn có hàng trăm tướng tài.
Thái sư Trịnh Kiểm có mưu lược, quyết đoán và biết dùng người có tài năng, hội tụ được hào kiệt bốn phương, cùng tướng sỹ xông pha khắp các chiến trường, chia xẻ gian nguy với quân sĩ đã đánh thắng 5 cuộc tấn công lớn của quân Mạc và bảo vệ vững chắc Thanh Hoa, Nghệ An, có nhiều cuộc tiến sâu vào đất Mạc…
Vừa lo việc quân, Thái sư còn lo việc triều chính. Sai đo đạc ruộng đất, lập chế độ thuế khóa, khuyến khích việc làm nông trang, lập tòa Đông các, mở các khóa thi kén chọn người tài ra giúp nước…
Tháng 2 năm canh Ngọ ,1570 ông ốm nặng do quá lao lực về việc quân và triều đình. Ông tạ thế ngày 18/2/1570, thọ 68 tuổi. Sau khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc, mộ ông đã được “giấu “ đi và hiện chưa xác định được vị trí ở đâu ? Đây cũng là một nỗi niềm cần được làm sáng tỏ ! Ở phương Nam, Nguyễn Hoàng được tin đã ra chịu tang rất chu đáo, bài tế của Nguyễn Hoàng ca ngợi hết lòng về tài, đức và công lao Thái sư Trịnh Kiểm.
Anh Ngọc
Tin khác đã đăng
- Lời kêu gọi khắc phục hậu quả bão lụt 17/09/2024
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
2 comments