Đền Lê- thờ Thái Vương Trịnh Kiểm – vừa được công nhận là di tích lịch sử
Ngôi Đền nằm ở tả ngạn sông Tích, tại thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Xưa gọi là thôn Hạnh Đàn hay kẻ Sàn.
Được xây dựng thời Lê Trung Hưng, cách đây khoảng gần 400 năm; du khách đến đây rất ấn tượng bởi ở một làng nhỏ nhưng có một cụm văn hóa lịch sử tiêu biểu của một vùng đất xứ Đoài: đình, đền và chùa. Nhân dân gọi là đền Lê vì được xây dựng ở thời Vua Lê, nhưng thờ Thái Vương Trịnh Kiểm.
Hàng năm, khi nhà Lê -Trịnh trị vì Thăng Long, triều đình về đây làm Quốc lễ, ngày 18-2 Âm lịch. (Từ Thăng Long tới Lại Thượng khoảng 35 km). Quần thể Đền Lê khi xây dựng có diện tích 3 ha, trên một ngọn đồi cao ráo, bề thế, khang trang, tường xây bằng đá ong vững chắc, phía trước là đại bái, hai bên có tả hữu mạc, hệ thống cổng rất uy nghi…đằng sau có 2 ao nước trong, được nhân dân gọi là ao Quan ( các quan trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ ở 2 ao này). Bia đá có chữ” Hạ mã ” cách Đền gần 200m.
Thời kỳ chiến tranh Trịnh – Mạc, quân đội của nhà Trịnh đóng quân ở đây, tích luỹ lương thảo, tuyển mộ thêm quân…để tiến đánh Thăng Long. Đến thời kỳ Chúa Trịnh Tùng, thì phá xong quân Mạc, đất nước thái bình. Để tưởng nhớ công lao của Thái Vương, nhà vua đã cho xây dựng Đền Lê tại thôn Lại Thượng và hàng năm các quan trọng thần của triều đình từ Thăng Long về đây tổ chức Quốc Lễ. Ngôi đền hiện đã có nhiều thay đổi theo thời gian, diện tích còn lại khá khiêm tốn, vẫn còn các di tích quan trọng như ; bức tượng chúa Trịnh Kiểm bằng đất nện rất uy nghi, bát hương cổ và ngôi nhà dọc kiểu ” tiền đao, hậu đốc”, vì kèo kiểu “Thượng chồng rường con nhị, hạ rường nách”…
Nhân dân địa phương hàng trăm năm nay vẫn tổ chức lễ hội đúng ngày mất của Thái Vương chu đáo. Điều đặc biệt là trong xã Lại Thượng, không có ai là người họ Trịnh. Các công việc như cầu mong phúc, lành, học hành của con trẻ…nhân dân đều đến đây hành lễ và đều được linh ứng. Các gia đình sống trong khuôn viên cũ của ngôi Đền thường gắp các điều kỳ lạ, rất khó giả thích. Và mọi người đều có nhận xét là Ông rất thiêng.
Năm 2005, ngôi Đền đã được nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử- Văn hoá. Nhân dân địa phương rất vui mừng mở hội, tế lễ rất trang trọng đúng vào ngày mất của Thái Vương Trịnh Kiểm 18-2 Âm lịch, đã thu hút nhiều du khách thập phương. Hội đồng họ Trịnh Tây Nam Hà Nội cũng đã có nhiều hoạt động cùng nhân dân địa phương tổ chức lễ hội, tu bổ, kiến thiết thêm các hạng mục của ngôi Đền như : Sân, cổng . cột cờ… đã làm cho Di tích thêm bề thế, hấp dẫn./
Anh Tuấn
Tin khác đã đăng
- Lời kêu gọi khắc phục hậu quả bão lụt 17/09/2024
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
There are no comments yet