Đền Đông một di tích lịch sử thờ Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm cần được phục dựng



Chỉ một tháng, sau khi biết ở thôn Thuận An, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư có một ngôi Đền thờ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Hiện ngôi đền đã bị triệt hạ ( năm 1963 ), chỉ còn một khoảng đất với cỏ cây dại mọc đìu hiu, vắng lặng.

Với những ngôi nhà xung quanh không người ở đến cả chục nóc nhà…Thì chính quyền Thôn Thuận An đã chủ động tìm gặp ông Trịnh Thanh Quế, chủ tịch HĐ họ Trịnh tỉnh Thái Bình để báo tin và tìm cách phục dựng lại ngôi đền này.  Ông Quế cùng những người con họ Trịnh ở Thái Bình đã về gặp bà con nơi đây gặp gỡ chính quyền thôn và xã Việt Thuận trong những ngày giữa tháng hai âm lịch năm Đinh Dậu, đã đi tới một sự thống nhất và quyết tâm cao là: Phục dựng lại ngôi Đền Đông.

Tuy ngôi đền đã bị triệt phá nhưng những đồ thờ của Đền hầu như còn nguyên vẹn : Ngai thờ với dòng chữ ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG MINH KHANG THÁI VƯƠNG. Là một minh chứng quan trọng nhất để xác định đây là ngôi đền thờ Minh Khang Trịnh Kiểm – đã 400 năm trước – là Thành hoàng làng Thuận An ! Một số đồ thờ : đôi hạc, hai hàng Tế khí, một kiệu và một Long đình. Sau khi phá Đền, người dân đã cho di dời về chùa và đình của làng ?

Sau khi ngôi Đền Đông bị phá, nhiều điều bất ngờ đã xảy ra : Chủ tịch xã và bí thư đảng ủy xã, những người ra lệnh phá Đền, sau một năm bị đột tử ? Hầu hết các gia đình xung quanh ngôi Đền được chia đất hoặc nằm cạnh đều có cuộc sống không trọn vẹn, có nhà chết cả vợ lẫn chồng, có nhà bị những chứng bệnh kỳ lạ, con gái không lấy được chồng, làm ăn bê bát, người thì đang độ tuổi sung sức bỗng ra đi một cách tức tưởi..Hiện giờ, cả một xóm nhỏ của thôn Thuận An vắng vẻ, không có tiếng trẻ thơ nô đùa, hàng chục ngôi nhà vắng vẻ, rêu phong với cánh cửa khép hờ…

Khi về đây , thực tế cảnh quan một xóm nhỏ quanh ngôi Đền mới thấy sự thôi thúc xây lại ngôi Đền xưa ở một làng quê trước đây từng trù phú bậc nhất khu vực, không dễ tìm ở một làng còn lưu giữ tới 10 sắc phong, trong đó có 2 của Đền. Nơi có ngôi Đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 1995, nơi từng có tới 9 chiếc cầu ao bằng đá tấm lớn..

Khi họp bàn với các vị có trách nhiệm của thôn Thuận An, chúng tôi đã thống nhất về phương án phục dựng lại ngôi Đền Đông

1. Phục dựng lại ngôi đền là để trả lại những gì thuộc Lịch Sử đã có của thôn Thuận An.
2. Phải được sự đồng thuận của nhân dân và cán bộ địa phương. Sẽ là một việc tâm linh để giải tỏa những bức xúc lâu nay nhất là với những hộ dân ở xung quanh Đền.
3. Xác định diện tích đất của ngôi Đền trước mắt và sẽ có để có một Qui hoạch hoàn chỉnh. Sau đó sẽ làm thiết kế xây dựng. Đến hết tháng 5 năm 2017, xây xong tường rào. Tường rào được xây theo lối cổ, đẹp và bền vững.
4. Về kêu gọi nguồn tài chính, sẽ phát động nhân dân địa phương đóng góp và có sự hỗ trợ của họ Trịnh, trước mắt là những người họ Trịnh ở tỉnh Thái Bình.

Hội đồng họ Trịnh tỉnh Thái Bình đã có những bước đi sớm, kịp thời cùng nhân dân Thuận An. Quyết tâm xây dựng lại ngôi Đền.

Mong rằng với thời gian sớm nhất, ngôi Đền Đông ở Thuận An, Việt Thuận, Vũ Thư, Thái Bình sẽ giống như ngôi Đền Lê ở Lại Thượng, Thạch Thất Hà Nội nơi thờ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm được vào danh sách những địa danh nhiều người biết đến./

Tuấn Dũng

 

2 comments

  • nên đọc là Đại Vương (大王) vì Thái vương nghe sẽ hiểu vị vua cực kỳ Vĩ đại và thường không xuất hiện tại VIệt Nam ( theo ngu ý của nhà cháu thôi ạ !)
  • và cõ lẽ chữ trên Ngai thờ bị cũ nên chữ Thái 太 bị mờ chứ không phải là chữ 大王 ( chữ đại có âm khác là Thái, và người đề chú thích viết nhầm chữ ạ)

Tin khác đã đăng