Sách và tư liệu
-
Sự hình thành 6 dòng lâu-đời của cây phả họ Trịnh
Giới sử học và phả học thường coi nước ta có phả từ đời Lý với các quyển Ngọc phả, Ngọc điệp của vua Lý. Khai thác chính sử và thư tịch khác thấy có danh nhân họ Trịnh như thiền sư triều Lý, tướng triều Trần, môn khách của Trần Hưng Đạo,v.v.(như sẽ trình bày ở mục 5.2). Tuy vậy sau đây chủ yếu sẽ chỉ nói đến họ Trịnh trong hệ phả liên tục của sáu dòng-lâu-đời của họ Trịnh.
-
Họ Trịnh lan tỏa ra khắp nước và ra ven đô
Trong khoảng sáu thế kỷ gần đây ( từ thế kỷ XV đến nay) có những luồng chuyển cư và lập cư của họ Trịnh.
-
Họ Trịnh phục vụ tổ quốc suốt chiều dài hai nghìn năm lịch sử
Sự đóng góp của người họ Trịnh đã thể hiện ở các danh nhân là các tổ họ Trịnh sống và phục vụ đất nước từ thời An Dương Vương cho đến triều Đinh và Tiền Lê. Trươc Công Nguyên có tướng Trịnh Huân đã phò vua An Dương giữ nước và giúp dân khai phá lập trang Cái Chuôm. Đầu Công nguyên có “ông già họ Trịnh” ở làng Hổ Bái góp phần đuổi Tô Định, được Trưng Vương về làng tặng thưởng. Thời Bắc thuộc, có đại vương Trịnh Ra người hào mục có lòng nghĩa hiệp giúp dân được nhiều triều đại sắc phong, và được nhiều làng thờ cúng. Thời Đinh và Tiền Lê có Trịnh Tú là công thần “ tứ trụ triều đình”, là nhà ngoại giao và vị tướng trung nghĩa tiết liệt.
-
Dấu tích văn hóa Trịnh ở Thăng Long thế kỷ XVI-XVIII
Năm Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng 1592 chúa Trịnh Tùng giải phóng Thăng Long. Bây giờ quan quân lừng lẫy, dân chúng miền tây nam đều thu về, hễ đánh dẹp đến đâu, đều hàng phục được cả. Quý tỵ 1953 chúa Trịnh Tùng cho tái thiết Thăng Long, sai thợ xây cung điện, làm hành tại ở phía tây nam thành Thăng Long. Năm 1593, tháng 3 thi hội các cử nhân ở bến Thảo Tân, 4 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Chúa Trịnh Tùng cho đóng xe hai bánh, trang sức bằng ngọc ngà, bốn vách sơn then thếp vàng .Lại làm thang nhỏ để lên xe.Trước xe đặt một đòn ngang sai 4 lực sĩ đẩy. Kiểu xa đó Thái uý Nguyễn Hoàng thiết kế(ĐVSKTT,Trịnh.190,tập III) 1594 lập phủ thái vương ở phường Phúc lâm,sai dời hành tại đến bên tả cửa nam của Thành.1595 chữa điện tây kinh,1569 sửa làm các điện Thái Miếu,1630 làm 3 toà cung điện và 16 gian hành lang,xây lầu Ngũ Long bên sông Nhị Hà cao khoảng 120 thước cửa Tuyên Võ để duyệt thuỷ quân.
-
Phụ lục
Đền thờ Đô bác đại vương Trịnh Ra tại làng Biện Thượng đã đựoc xây dựng, được sắc phong dưói các triều Đường, Hồ và Lê, nay đặt tại Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng ( là Biện Thượng thời xưa), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, được Nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử năm 1995.
-
Trịnh gia chính phả – Cuốn gia phả của họ Trịnh
Là quyển gia phả của chúa Trịnh, chép hết công việc của 12 đời chúa, từ lúc thịnh đến lúc suy, gồm đủ mọi việc chính trị, văn chương, ngoại giao, nội chiến, quốc thể, nhân tài,vv. Về đời vua Lê, chúa Trịnh: tóm lại là hết thảy những điều quan hệ đến lịch sửnước Nam trong klhoảng 249 năm từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVIII (1539 – 1787) đều có quyển sách này
-
Các tổ của họ Trịnh
Từ trước Công nguyên tức là cách đây trên hai nghìn năm, có nhiều danh nhân họ Trịnh ở nhiều triều đại đã giúp nước, tên tuổi được lưu truyền. Đây là các vị Tổ họ Trịnh từ trước thế kỷ XI. Gọi là Tổ vì so với các dòng họ Trịnh sau này có phả ghi liên tục, nhiều mối liên quan chặt chẽ về xuất xứ, quê quán, địa lý, thờ cúng,v.v.
-
Thời Trịnh – Lê (1592-1788)
“… thời Trịnh – Lê đã chứng kiến hai thế kỷ phát triển rực rỡ của văn hóa Thăng Long …”