Sự hình thành 6 dòng lâu-đời của cây phả họ Trịnh



Giới sử học và phả học thường coi nước ta có phả từ đời Lý với các quyển Ngọc phả, Ngọc điệp của vua Lý. Khai thác chính sử và thư tịch khác thấy có danh nhân họ Trịnh như thiền sư triều Lý, tướng triều Trần, môn khách của Trần Hưng Đạo,v.v.(như sẽ trình bày ở mục 5.2). Tuy vậy sau đây chủ yếu sẽ chỉ nói đến họ Trịnh trong hệ phả liên tục của sáu dòng-lâu-đời của họ Trịnh.

Thời Lý Trần là lúc bắt đầu chia cành

Giới sử học và phả học thường coi nước ta có phả từ đời Lý với các quyển Ngọc phả, Ngọc điệp của vua Lý. Khai thác chính sử và thư tịch khác thấy có danh nhân họ Trịnh như thiền sư triều Lý, tướng triều Trần, môn khách của Trần Hưng Đạo,v.v.(như sẽ trình bày ở mục 5.2). Tuy vậy sau đây chủ yếu sẽ chỉ nói đến họ Trịnh trong hệ phả liên tục của sáu dòng-lâu-đời của họ Trịnh.

Phả họ Trịnh có ghi đủ thế thứ liên tục đến nay, từ thời cổ nhất là cụ tước hầu và Trịnh Thậm là tổ 5 đời bà Trịnh Thị Ngọc Thương mẹ vua Lê Thái Tổ.Như vậy phả liên tục có hệ thống của họ Trịnh bắt đầu từ thế kỷ XIII lúc triều Trần thay triều Lý.Từ đó nhiều bộ phả tiếp theo cho phép dụng lai hệ phả họ Trịnh có sáu dòng-lâu-đời biểu thị bằng cây phả họ Trịnh, gồm có sáu cành (mỗi cành dài từ 6 đến 8 thế kỷ) và một chùm các nhánh nhỏ dưới 5 thế kỷ hiện đang tiếp tục nối mạng gia phả.

Sáu dòng-lâu-đời họ Trịnh nước ta như sau

1. Dòng-lâu-đời 1 là dòng Trịnh Khắc Phục ở Thuỷ Chú-Vân Đô, ghi tộc phả từ đầu thế kỷ XIII.
2. Dòng-lâu-đời 2 là dòng Trịnh Cảnh Khuất Ở Hổ Bái, ghi tộc phả từ đầu thế kỷ XV.
3. Dòng-lâu-đời 3 là dòng Trịnh Khả ở Giang Đông và Cự Đà – Tả Thanh Oai,ghi tộc phả từ giữa thế kỷ XIX
4. Dòng-lâu-đời 4 là dòng Trịnh Kiểm tức dòng chúa, ở Sóc Sơn-Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng, ghi tộc phả từ từ đầu thế kỷ thứ XV
5. Dòng- lâu- đời 5 là dòng Trịnh Phúc Tâm ở làng Cói Thái Đương nay là xã Mai Lâm,ghi tộc phả từ giữa thế kỷ XV
6. Dòng-lâu-đời 6 là dòng Trịnh Minh Triết ở làng Gốm ghi tộc phả từ nủa sau thế kỷ XV.

Một số quy ước chung về hệ phả

* Sáu mã số ghi thứ tự các dòng-lâu-đời trên đây là căn cứ vào ngày bắt đầu có phả liên tục theo tư liệu có đến cuối năm 1999. Như vậy thứ tự đó không phải là thứ tự ghi trước là anh, thuộc cành trên, ghi sau là em, thuộc cành dưới. Quy ước tiện cho xếp dòng chúa rất đông người,nhiều nhánh thì ở giữa, “cây phả” sẽ cân đối và đẹp. Dù từ năm 2000 về sau có thể phát hiện gia phả làm đổi thứ tự bắt đầu gia phả của dòng-lâu-đời, cũng sẽ không đổi lại số thứ tự các cành. Như vậy sẽ ổn định mã số được lâu dài, tránh xáo lộn và tiện cho tra cứu.

* Trong mỗi dòng-lâu-đời thường dẫn ra một “ khung thế thứ” gồm mỗi đời có một người của một chi (chỉ một mà thôi). Khi có điều kiện,chúng tôi dẫn các thế hệ trưởng họ. Với các dòng nói chung,không nhất thiết chi trưởng chi, cũng không là người có chức vụ xã hội cao tiêu biểu cho uy tín dòng họ, Đây chủ yếu là người thuận tiện cho viêc liên hệ như: tiện giao thông, điện thoại, có phả rõ và đủ…

* Nhìn sáu dòng-lâu-đời là sáu cành tách ra từ môt thân cây (cây họ Trịnh) bắt rễ từ đất Thanh Hoá, thì dễ hình dung hơn là nhìn hàng nghìn chi họ như nghìn cành cỏ chi chít.

* Thế thứ kéo dài dễ làm xuất hiện so le giữa các dòng, do tốc độ sinh nở khác nhau. Thí dụ theo phả ghi nhiều đời ở xã Mai Lâm, có cụ và chắt xấp xỉ tuổi nhau. Dịp họp họ đầu Xuân 1999 ở làng đó có cụ Trịnh Xuân Phương đời 14, sinh năm 1930, cụ 69 tuổi; cùng họp có ông Trịnh Xuân Giảng đời 17 đã 67 tuổi sinh năm 1932; lại có bà Trịnh Thị Chắt cũng đời 17 tức là vai chắt của cụ Phương mà đã 73 tuổi vì sinh năm 1926. ở chi họ khác cũng có hiện tượng so le tương tự. Về Nhà thờ họ dự lễ giỗ tổ, có lúc có người 70 tuổi chào người 60 tuổi là chú, xưng cháu. quyển này đề cập rất nhiều chi họ, nên gọi chung là cụ ông, cụ bà tuỳ tuổi, hoặc viết tên trống không (như viết sử).

1. Dòng-lâu-đời 1: Dòng Trịnh Khắc Phục ở Thuỷ Chú-Vân Đô (họ ngoại vua Lê Lợi)

Sử sách trước đây vẫn ghi dòng này là họ trịnh ở làng Thuỷ Chú huyện Lôi Dương, hoặc là ngoại thích (tức họ ngoại)của vua Lê.Tám thế kỷ đã trôi qua,làng Thuỷ Chú ngày nay thuộc xã Xuân Thắng lhuyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá có rất ít người họ Trịnh, chủ yếu do chuyển cư sang làng Vân Đô cũng gần đó.

Hậu duệ Trịnh Khắc Phục ngày nay đông đúc ở thôn Vân Đô thuộc xã Đông Sơn, giáp thành phố Thanh Hoá, nơi này có Nhà thờ Trịnh Khắc Phục đã được Nhà nước xếp hạng.

Trong chiều dài lịch sử, tên làng Thuỷ Chú có ý nghĩa đặc biệt. Nơi đó có gia đình họ Trịnh, đến đời thứ 5 có bà Trịnh Thị Ngọc Thương là bà mẹ anh hùng Lê Lơi. Trịnh Thốn đã sinh con là Trịnh Nhữ Lượng, sinh ra Trịnh Khắc Phục. Toàn gia đình họ Trịnh làng Thuỷ Chú này (Nhữ Lượng, Ngọc Biền, Khắc Phục) đều tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ ngày đầu, từng người đều lập công và được khen thưởng, được sắc phong. Gia đình họ Trịnh này đã trở thành đại gia đình của Công thần bình Ngô khai quốc là quan tư khấu Ngọc sơn hầu Trịnh Khắc Phục. Sách sử cũ từng nhiều lần nhắc đến “ họ Trịnh làng Thuỷ Chú huyện Lôi Dương” là trụ cột của nhà Lê .

Theo tiến sĩ sử học V.Antosenko ( Báo cáo Hội nghị quốc tế Việt Nam học, 1998), công lao của dòng họ này còn một phần bị bỏ sót do quan niệm cũ của quan chép sử thời xưa.

Ngày nay, ngoài làng Vân Đô là nơi có Nhà thờ Trịnh Khắc Phục và đông đảo hậu duệ, cũng có nhưng chi họ hậu duệ dòng họ này ở các làng Khổng Tào, Thạch Tổ, Nhân Mỹ, Hoa Duệ và ở châu Quý Thuận,châu Hữu Lý. Khung thé thứ dòng Trịnh Khắc Phụ

Đời 1 Cụ tước hầu Đời 2 Trịnh Thậm
Đời 3 Trịnh Thắm Đời 4 Trịnh Sai
Đời 5 Trịnh Thốn,Trịnh Thị Phương Đời 6 Trịnh Nhượng Lượng
Đời 7 Trịnh Khắc Phục Đời 8 Trịnh Bá Nhai,Trịnh Trọng Ngạn
Đời 9 Trịnh Duy Thận Đời 10 Trịnh Duy Tông
Đời 11 Trịnh Duy Tình Đời 12 Trịnh Duy Tinh
Đời 13 Trịnh Duy Nhất Đời 14 Trịnh Duy Vinh
Đời 15 Trịnh Duy Mô Đời 16 Trịnh Duy Hà,Trịnh Duy Nhỡ
Đời 17 Trịnh Duy Tùng,Trịnh Duy Trình Đời 18 Trịnh Duy Muôn,Trịnh Duy Triều
Đời 19 Trịnh Duy Bộ Đời 20 Trịnh Duy Luật,Trịnh Duy Mật
Đời 21 Trịnh Minh Dớn Đời 22 Trịnh Minh Đán
Đời 23 Trịnh Minh Am,Trịnh Minh Đỡ Đời 24 Trịnh Phòng
Đơi 25 Trịnh Thành

Người liên lạc là Ông Trịnh Minh Đỡ (đời 23) nhà ở thôn Vân Đô. Ông là chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Đông Sơn. Người giữ phả lâu đời là ông Trịnh Đình Long.(Tư liệu lấy từ quyển Trịnh tộc gia phả do ông Đình Long dịch năm 1971 có bổ sung, và tham khảo quyển của ông Trịnh Minh Đỡ, Trịnh Hoàng Đàm (1999).

2. Dòng lâu-đời 2: Dòng Trịnh Cảnh Khuất ở làng Hổ Bái Thanh Hoá

Cụ tổ Trịnh Cảnh Khuất sống vào triều Hồ
Đời 1 Trịnh Cảnh Khuất Đời 2 Trịnh Sái
Đời 3 Trịnh Bồi Đời 4 Trịnh Mãi
Đời 5 Trịnh Tử Khai Đời 6 Trịnh Cảnh Huy
Đời 7 Trịnh Cảnh Thuỵ Đời 8 Trịnh Cảnh Dữ
Đời 9 Trịnh Đắc Toàn Đời 10 Trịnh Đắc Đệ,Trịnh Thế Danh
Đ ời 11 Trịnh Duy Linh Đời 12 Trịnh Cảnh Diễn,
Trịnh Thời Huyên
Đ ời 13 Trịnh Duy Linh Đời 14 Trịnh Duy Dương
Đ ời 15 Trịnh V ăn Qu ý Đời 16 Trịnh Duy Phát
Đ ời 17 Trịnh M ạnh Đã có đến đời 19

Đây là một dòng họ thi thư và có danh nhân, về võ có 4 quận công, 3 đô đốc, về văn có 1 tiến sĩ, 10 cử nhân, 50 tú tài. Vì dòng họ có nhiều người đỗ làm quan nên triều đình các thời Lê, Nguyễn cho cử một người làm Sái tảo được miễn phu lính dể coi Nhà thờ họ cho đến Cách mạng tháng Tám 1945. Đến 1994, Nhà thờ họ đã được xếp hạng. Ở những làng lân cận thôn Hổ Bái ngày nay, có nhiều chi họ Trịnh.

(Tư liệu lấy từ quyển Gia phả dòng họ Hoàng Giáp Trịnh Cảnh Thuỵ, do ông Trịnh Mạnh soạn năm 1998.)

3. Dòng-lâu-đời 3: Dòng Trịnh Khả ở Giang Đông và Cự Đà-Tả Thanh Oai

Dòng Trịnh Khả ở làng Giang Đông, còn gọi là làng Kim Bôi, xưa thuộc hương Sóc Sơn, Thanh Hoá. Tổ tiên Trịnh Khả từng làm quan triều Trần, từng lập nhiều chiến công chống quân xâm lược Nguyên Mông (theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn).

Trịnh Khả là một trong số những ngưồi đầu tiên theo Lê Lợi, đã có mặt ở Hội thề Lũng Nhai năm 1416. Thái uý Trịnh Khả là đại công thần Bình Ngô khai quốc. Các con đều giữ nhiều trọng trách trong triều đình, trong đó có lưỡng quốc trạng nguyên Trịnh Công Lộ. Đến đời thứ 8, có một bộ phận di cư lên làng Cự Đà, đúng hơn là lên vùng Tả Thanh Oai trong đó có các thôn Đại Hành, Thượng Phúc và Cự Đà. Tên làng Cự Đà được nhiều người biết đến là do nhiều nguyên nhân, một phần do tiếng tăm nhà dệt Cự Doanh của họ Trịnh.

Khung thế thứ dòng Trịnh Khả

– Đời trên: Trịnh Quyện là thân phụ Trịnh Khả
– Đời 1 Thái uý, Trịnh Khả
– Đời 2 Trịnh Bá Quát(cả), Trịnh Công Tá(thứ 4)
– Đời 2 Trịnh Công Tá
– Đời 3 Trịnh Công Luỹ
– Đời 4 Trịnh Công Thúc
– Đời 5 Trịnh Phúc Uy
– Đời 6 Trịnh Tổng Binh
– Đời 7 Trịnh Nghĩa Thái
– Đời 8 Trịnh Công Bảo(anh cả, về làng Đại Hành),Trịnh Công Thông(Thứ 2, về làng Thượng Phúc),Trịnh Công Xuyên(em ut, về làng Cư Đà)
– Đời 8 Trịnh Công Thông tức Trịnh Huyền Thông
– Đời 9 Trịnh Công Khâm tự Huyền Minh
– Đời 10 Trịnh Công Tài tự Phúc Minh
– Đời 11 Trịnh Khang Hậu
– Đời 12 Trịnh Công Thẩm
– Đời 13 Trịnh Công Giận
– Đời 14 Trịnh Công Tiêu
– Đời 15 Trịnh Quý Công
– Đời 17 Trịnh Công Tống
– Đời 18 Trịnh Công Trụ
– Đời 19 Trịnh Công Toạ
– Đời 20 Trịnh Công Tích
– Đời 21 Trịnh Đình Thúc

Hậu duệ dòng Trịnh Khả ngày nay tham gia đông đảo cách mạng ở Thanh Hoá cũng như ở bộ đội và nhiều cơ quan trung ương, và định cư chủ yếu ở các thôn Giang Đông, Nghĩa Kỳ, Oanh Kiều (tỉnh Thanh Hoá), và Cự Đà, Thượng Phúc ( tỉnh Hà Tây). Nhà thờ Trịnh Khả ở Giang Đông đã được Nhà nước ta xếp hạng năm 1993.

( Tài liệu lấy từ quyển Cự Đà Trịnh tộc gia phả(1986),sách của ông Trịnh Đại,và trích dẫn tộc phả họ Trịnh làng Thượng Phúc).

4. Dòng-lâu-đời 4: Dòng Trịnh Kiểm tức dòng Chúa Trịnh ở Sóc Sơn-Biện Thượng

Dòng Trịnh Kiểm có một vị trí rất đặc biệt về hai mặt. Thứ nhất là về số lượng, dòng này có số con cháu, số chi họ ngày nay rất đông đảo. Thứ hai là về mặt đóng góp cho xã hôị, đây là một dòng có dóng góp vô cùng lớn,quản lý đất nước lâu dài. Trong năm dòng còn lại,thì hai dòng Trịnh Khắc Phục và Trịnh Khả có đến cỡ Tể tướng và quan cỡ đầu triều độ hai,ba thế hệ. Ba dòng nữa là các dòng khoa bảng,có một số tiến sĩ, quận công, hầu, bá. Năm dòng này nếu đặt vào trong cộng đồng dân tộc, thì cũng đã là các dòng họ có tiếng. Đó là các dòng họ của hai đại công thần Bình Ngô khai quốc trụ cột quốc gia,là các dòng thi thư khoa bảng,thế gia lệnh tộc được sử sách ghi chép. Dòng Trịnh Kiểm còn có vai trò rất đặc biệt hơn hẳn vì đã cùng vua quản lý đất nước 249 năm. Ông Phạm Xuân Huyên trong Sự ngiệp các chúa Trịnh (1996) đã làm bảng kê so sánh thời gian tồn tại cá triều đại, và ông viết (trang 77-78): “ Qua những con số, thấy rõ vương triều Lê Trịnh có sức tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến nước ta”. Vi vậy,phần sau sẽ có mục riêng về vai trò chúa Trịnh.

Về thế thứ, thì các chi họ,các dòng nhánh của dòng-lâu-đời Trịnh Kiểm đã cung cấp tư liệu đủ cho hàng chục bảng thế thứ. Đây chỉ mô tả một số dòng nhánh chính và một vài khung thế thứ.

Dòng-lâu-đời họ Trịnh ở vùng Sóc Sơn-Biện Thượng qua được năm đời thì đến Trịnh Kiểm khai sáng ra vương nghiệp nhà Trịnh gánh vác việc nước. Dòng họ này đã thực thi một phương thức cầm quyền rất độc đáo mà sử sách còn ghi và dân gian truyền tụng, là “Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ”, có thể dịch là “Không là đế vương (mà) quyền nghiêng thiên hạ”.

Khung thế thứ họ Trịnh vùng Sóc Sơn-Biện Thượng trước thời vương nghiệp

– Đời trên:Hậu quận công Trịnh Xứng là thân phụ Trịnh Kỷ
– Đời 1 Tuy nhân vương Trịnh Kỷ
– Đời 2 Phúc ấm vương Trịnh Liễu
– Đời 3 Diễn khánh vương Trịnh Lan
– Đời 4 Dục đức vương Trịnh Lâu
– Đời 5 Minh khang thái vương Trịnh Kiểm

( Tư liệu theo quyển Trịnh gia chính phả của Trịnh Như Tấu (1932) có bổ sung Trịnh Xứng theo một số ngọc phả). Đã hàng thế kỷ qua,theo Trịnh Như Tấu cũng như các ngọc phả, vương phả chữ Hán cũ và nhiều tư liệu sau này đều lấy Trịnh Kỷ là đời 1, nên chúng tôi duy trì mã số quen thuộc đó để tránh xáo lộn và tiện tra cứu.

Thế thư mười hai chúa Trịnh

– Đời 5 Trịnh Kiểm
– Đời 6 Trịnh Tùng
– Đời 7 Trịnh Tráng
– Đời 8 Trịnh Tạc
– Đời 9 Trịnh Căn
– Đời 10 (Trịnh Vịnh)
– Đời 11(Trịnh Bính )
– Đời 12 Trịnh Cương
– Đời 13 Trịnh Giang(Cả),Trịnh Doanh(thứ)
– Đời 14 Trịnh Bồng – Đời 14 Trịnh Sâm
– Đời 15 Trịnh Khải,Trịnh Cán

Mười hai vị chúa thuộc 9 thế hệ (trải qua 11 đơì của họ Trịnh vùng Sóc Sơn-Biện Thượng) đã ở ngôi chúa 249 năm(kể từ 1539 đến 1787) lần lượt như sau:

1. Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm(1539-1569)
2. Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng(1570-1623)
3. Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng(1623-1657)
4. Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc (1623-1657)
5. Chiêu Tổ Khang Vương Trinh Căn( 1682-1709)
6. Hy Tổ Nhân Vương Trịnh Cương(1709-1729)
7. Dụ Tổ Nhân Vương Trịnh Giang(1729-1740)
8. Nghị Tổ Ân Vương Trịnh Doanh(1740-1767)
9. Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm(1767-1782)
10. Điện Đô Vương Trịnh Cán(1782)
11. Đoan Nam Vương Trịnh Khải(1782-1786)
12. Yến Đô Vương Trịnh Bồng(1786-1787)

Khung thế thứ một nhánh thuộc dòng Trịnh Trà con chúa Trịnh Tùng

– Đời 6 Triết Vương Trịnh Tùng
– Đời 7 Lộc quận công Trịnh Trà
– Đời 8 Cụ Thuần Mỹ
– Đời 9 Trịnh Văn Giám
– Đời 10 Trịnh Phúc Độ
– Đời 11 Trịnh Đình Bảng
– Đời 12 Trịnh Đình Kiên
– Đời 13 Trịnh Đình Toản
– Đời 14 Trịnh Đình Thụ (trưởng),Trịnh Đình Tiệp ( con thứ)

Chi Giáp
Chi Đinh
Đời 14 Trịnh Đình Thụ Đời 14 Trịnh Đình Tiệp
Đời 15 Trịnh Đình Văn Đời 15 Trịnh Đình Thái
Đời 16 Trịnh Đình Tuyên Đời 16 Trịnh Đình Cẩn
Đời 17 Trịnh Đình Mão Đời 17 Trịnh Đình Viên
Đời 18 Trịnh Đình Lợi Đời 18 Trịnh Đình Cửu
Đời 19 Trịnh Đình Tài Đời 20 Trịnh Thế Anh

Họ Trịnh làng này đến đời thứ 18 (hệ Trịnh Kiểm gốc làng Sóc Sơn) thì có Trịnh Đình Cửu là người trong Hội nghị 3-1930 (và sau đó) được cử “đứng đầu ban chấp hành trung ương lâm thời” Đảng Cộng sản Việt Nam (theo Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia,hà Nội 1995, tr.40-41). Trịnh Đình Cửu là cháu bốn đời (tức là tằng tôn, là chắt) của hoàng giáp Trịnh Đình Thái, là cháu 13 đời của chúa Trịnh Tùng.( Tư liệu lấy từ quyển Trịnh chi gia phả do Trịnh Đình Thái soạn năm 1892, quyển Gia phả họ Trịnh do Trịnh Đình Hầu sao truyền năm 1970, và quyển Phả ký họ Trịnh ở Định Công Hạ của trình Đình Giao in năm 1994, do ông trưởng họ Trịnh Đình Tài cung cấp).

Khung thế thứ một nhánh của dòng họ Trịnh Đỗ con Thái vương Trịnh Kiểm

– Đời 6 Dương nghĩa công Trịnh Đỗ (*)
– Đời 7 Toàn quận công Trịnh Lễ
– Đời 8 Hoà lĩnh hầu Trịnh Chế
– Đời 9 Trịnh Thọ tự Phúc Trâu
– Đời 10 Trịnh Giai tức Khải tự Phúc Thuần
– Đời 11 Trịnh Phúc Trực
– Đời 12 Trịnh Quốc Tuấn
– Đời 13 Trịnh Quang Hoàng
– Đời 14 Trịnh Kim Chi
– Đời 15 Đề đốc Trịnh Quốc Hùng tức Đốc Tí
– Đời 16 Trịnh Quang Đà
– Đời 17 Trịnh Quang Đạt
– Đời 18 Trịnh Quang Vũ
– Đời 19 Trịnh Quang Thắng

Vùng lịch sử Sóc Sơn-Biện Thượng

Vùng lịch sử này là quê gốc của Tổ Trịnh Ra và của bốn dòng-lâu-đời (Trịnh Khả,Trịnh Kiểm,Trịnh Phúc Tâm và Trịnh Minh Triết). Vùng này nằm trên bờ sông Mã, đoạn sông vài kilômét mà đã từng chuyên chở ba thi hài của ba người, ba cái chết này đều được ghi và sử sách đời đời. Đó là ba thi hài của đại vương Trịnh Ra, của thân phụ Trịnh Khả và của thân mẫu Trịnh Kiểm. Sau vương triều Lê Trịnh, vùng Sóc Sơn-Biện Thượng thành một vùng văn hoá vì có nhiều quần thể tượng đá vượt ra ngoài địa giới thôn Sóc Sơn và thôn Bồng Thượng ngày nay, sang cả các thôn Đa Bút, Trịnh Điện….

Vùng văn hoá và vùng lịch sử đều không có biên giới rành rọt như thôn xã hành chính. Có thể quan niệm một vùng văn hoá lịch sử Sóc Sơn-Biên Thượng là vùng gắn liền với cac biến cố lịch sử của vương triều nhà Trịnh, vùng gốc của Tổ Trịnh Ra thế kỷ IX, gốc của dòng-lâu-đời họ Trịnh, vùng còn nhiều di sản điêu khắc đá nổi tiếng, và là niềm tự hào của trăm làng có các chi họ Trịnh, kể cả những chi chưa nối được (hay không bao giờ nối được) vào mạng phả các dòng-lâu-đời họ Trinh.

5. Dòng-lâu-đời 5: Dòng Trịnh Phúc Tâm ở làng Cói Thái Đưòng, nay thuộc xã Mai Lâm, Hà Nội.

Dòng này gốc ở làng Sóc Sơn (Thanh Hoá), cụ tổ Trịnh Phúc Tâm đến định cư ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm, ven đô Thăng Long từ đời Lê Thánh Tông.

Đời 1 Trịnh Phúc Tâm Đời 2 Trịnh Phúc Mẫn
Đời 3 Trịnh Phúc Lương Đời 4 Trịnh Nhi
Đời 5 Trịnh Tam Đời 6 Trinh Biển
Đời 7 Trịnh Đức Nhuận Đời 8 Trịnh Công Hiệp
Đời 9 Trịnh Xuân Bàng Đời 10 Trịnh Xuân Giáp
Đời 11 Trịnh Văn Khiêm Đời 12 Trịnh Bá Vân
Đời 13 Trịnh Xuân Phát Đời 14 Trịnh Xuân Ứng
Đời 15 Trịnh Xuân Dư Đời 16 Trịnh Xuân Chi (Trưởng họ)
Đời 17 Trịnh Xuân Thuỵ Đời 18 Trịnh Việt Quang

Đã có đến đời 19 Trịnh Xuân Hạnh

Dòng này nhiều đời khoa bảng, đã được xếp là một thế gia lệnh tộc xứ Kinh Bắc (theo sách Phong thổ Kinh Bắc xuất bản năm 1972). Bia tiến sĩ cùng Nhà thờ họ có niên đại trên ba trăm năm đã được xếp hạng (1997). Có nhiều gia đình cách mạng, nhiều đại tá, nhiều trí thức kháng chiến.

Tư liệu lấy từ quyển Gia phả họ Trịnh làng Cói Thái Đường soạn năm 1990. Quyển này tổng hợp từ 14 gia phả cũ (8 chữ Hán) có từ 1696 đến 1980.

6. Dòng-lâu-đời 6: Dòng Trịnh Minh Triết ở làng Gốm,xã Sơn Đông, tỉnh Vĩnh Phúc

Cụ tổ Trịnh Minh Triết ở làng Sóc Sơn tỉnh Thanh Hoá, dưới triều Lê sơ thế kỷ XV định cư ở làng Gốm tức thôn Phú thị nay thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày nay có 16 chi họ với 16 ông trưởng chi, con cháu đông đúc ở xã Sơn Đông và vùng lân cận.

Dưói đây là khung thế thứ các trưởng họ.

Đời 1 Trịnh Minh Triết Đời 2 Trịnh văn Vượng
Đời 3 Trịnh Văn Phong Đời 4 Trịnh Văn Lễ
Đời 5 Trịnh Văn Phái Đời 6 Trịnh Đức Thảo
Đời 7 Trinh Thế Văn Đời 8 Trịnh văn Trực
Đời 9 Trịnh Văn Lễ Đời 10 Trịnh Văn Công
Đời 11 trịnh Cao Lễ Đời 12 Trịnh Văn Vấn
Đời 13 Trịnh Văn Cơ Đời 14 Trịnh Văn Lấn
Đời 15 Trịnh Văn Bàng Đời 16 Trịnh Văn Hưng
Đời 17 Trịnh Văn Xuân Đời 18 Trịnh Văn Trường
Đời 19 Trịnh Văn Luận

Tư liệu lấy từ gia phả lưu tại chi họ ở xã Sơn Đông và tài liệu của ông Trịnh An Ninh thuộc đời thứ 15

There are no comments yet

Tin khác đã đăng