Họ Trịnh và Thăng Long
Cuốn sách "Họ Trịnh và Thăng Long" chỉ khoảng 200 trang nhưng 2 tác giả Bình Di và Quang Vũ đã bỏ nhiều công sức sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn để cho người đọc thấy được dòng họ Trịnh trong lịch sử đối với đất Thăng Long
Cuốn sách bắt đầu bằng tư liệu về làng gốc cổ xưa nhất ở Thanh Hóa đó là chạ Kẻ Nưa. Hiện nay tại thôn Cổ Định và các vùng lân cận có nhiều chi họ Trịnh và các họ Lê, Doãn. Từ chạ Kẻ Nưa, họ Trịnh lan tỏa ra quanh vùng đồng bằng Thanh Hóa. Qua biến động của lịch sử, dòng họ này vượt ra khỏi tỉnh Thanh lan ra Bắc cho tới thời Lê sơ. Đến cuối thế kỷ XVI, sau khi khôi phục được Thăng Long, vua Lê, chúa Trịnh từ Tây Đô (Thanh Hóa) đã rời ra Đông Đô (tức Thăng Long).
Nghiệp chúa rực rỡ ở đây và con cháu đầy đàn đã khiến nhiều chi định cư tại các làng ở châu thổ sông Hồng và quanh Thăng Long. Cuốn sách cũng chỉ ra các dấu tích văn hóa họ Trịnh ở Thăng Long từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVII. Theo Giáo sư Văn Tạo, các tác giả đi sâu vào văn hóa không chỉ để ca ngợi vua Lê, chúa Trịnh mà là ca ngợi công sức của nhân dân Việt Nam.
Dù không dầy nhưng tư liệu trong “Họ Trịnh và Thăng Long” cũng góp phần làm sáng tỏ một thời kỳ Thăng Long – Hà Nội giúp cho người đọc hiểu thêm về mảnh đất như cách nói của Giáo sư Trần Quốc Vượng:
“Hội tụ, kết tinh, lan tỏa”.
Tin khác đã đăng
- Trịnh Thị Ngọc Phả ký – Gia phả của Trịnh Đình Trinh 02/04/2015
- Sự nghiệp của các Chúa Trịnh 02/04/2015
- Một số tư liệu lịch sử, gia phả 02/04/2015
- Thời Mạc và Lê Trịnh – gọi chung là thời Lê Trung Hưng (1527-1788) 02/04/2015
- Bút tích của Chúa Trịnh trên danh thắng Thăng Long 02/04/2015
One comment