Phụ lục
Đền thờ Đô bác đại vương Trịnh Ra tại làng Biện Thượng đã đựoc xây dựng, được sắc phong dưói các triều Đường, Hồ và Lê, nay đặt tại Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng ( là Biện Thượng thời xưa), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, được Nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử năm 1995.
I. MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÃ XẾP HẠNG
* Đền thờ Đô bác đại vương Trịnh Ra tại làng Biện Thượng đã đựoc xây dựng, được sắc phong dưói các triều Đường, Hồ và Lê, nay đặt tại Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng ( là Biện Thượng thời xưa), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, được Nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử năm 1995.
* Đền thờ danh nhân khởi nghĩa Lam Sơn Trịnh Khắc Phục tại thôn Vân Đô, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, được Nhà nứoc ta xếp hạng là di tích lịch sử.
* Đền thờ Thái úy Trịnh Khả đại công thần Bình Ngô khai quốc, đặt tại thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1993.
* Đền thờ các chúa Trịnh, dân gian thường gọi là Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng (là Biện Thượng và Biện Dinh thời xưa), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1995.
* Đền thờ và bia ký Hoàng giáp thượng thư Trịnh Cảnh Thụy, đặt tại Thôn Hổ Bái, xã Yên Bái, huyện Yên Định, Thanh Hóa được Nhà nước xếp hạng di tích lich sử năm 1994.
* Nhà thờ họ Trịnh thôn Thái Đường và bia ký Tháo bảo thư quận công Trịnh Đức Nhuận, đặt tại thôn Thái Đường xã Hoa Lâm nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1997.
II. DANH NHÂN HỌ TRỊNH
Họ Trịnh có nhiều danh nhân, với khuôn khổ quyển này chỉ xin gới thiệu một số tên người đỗ đạt. Còn về anh hùng chống ngoại xâm chỉ xin giới thiệu tượng trưng. Danh sách và sự nghiệp đầy đủ các danh nhân và anh hùng họ Trịnh xin được trở lại vào một dịp khác.
Một số tiến sĩ
1. Trịnh Phẫu, huyện Thanh Oai thuộc Hà Tây hiện nay, đỗ hoàng giáp năm 1232 triều Trần Thái Tông.
2. Trịnh Khắc Tuy, làng Sóc Sơn,nay thuộc xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa, đỗ tiến sĩ năm 1442, triều Lê Thái Tông
3. Trịnh Thiết Trường quê ở Làng Si nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa, ông thi đỗ tiến sĩ năm 1442 triều Lê Nhân Tông nhưng không nhận, đến năm 1448 thi đỗ bảng nhãn.
4. Trịnh Kiên quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đỗ hoàng giáp năm 1448 triều Lê Nhân Tông.
5. Trịnh Phác quê ở làng Khê Tang huyện Thanh Oai, thuộc Hà Tây ngày nay, đõ tiến sĩ năm 1484 đời Hồng Đức( Lê Thánh Tông).
6. Trịnh Quỳ quê ở thôn Từ Dương nay thuộc Hà Tây, đỗ hoàng giáp năm 1487 đời Hồng Đức.
7. Trịnh Văn Liên quê ở làng Yên Lãng huyện Thọ Xuân Thanh Hóa đỗ tiến sĩ năm 1490 đời Hồng Đức.
8. Trịnh Tuyền quê ở làng Bồng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, đỗ tiến sĩ năm 1493 đời Hồng Đức.
9. Trịnh Bá quê ở Thái Nguyên, đỗ hoàng giáp năm 1514 triều Lê Tương Dực
10. Trịnh Đỗ quê ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ năm 1547 triều Mạc Phúc Nguyên.
11. Trịnh Duy Thông quê ở huyện Gia Lương, Bắc Ninh, đỗ tiến si năm 1559 triều Mạc Phúc Nguyên.
12. Trịnh Quang Tán quê ở huyện Cẩm Bình, Hải Dương đỗ tiến sĩ năm 1568 triều Mạc Mậu Hợp.
13. Trịnh Cảnh Thụy quê ở thôn Hổ Bái huyện Yên Định Thanh Hóa. Ông là quan võ thôi chức về học thi đỗ hoàng giáp năm 1592 đỗ đầu toàn quốc.
14. Trịnh Lương Bật quê ở Cẩm Giàng Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1640 triều Lê Thần Tông.
15. Trịnh Văn Tuấn, quê ở huyện Thiệu Hóa Thanh Hóa đỗ tiến năm 1640 triều Lê Thần Tông
16. Trịnh Cao Đệ, quê ở huyện Thiệu Hóa Thanh Hoá đỗ tiến sĩ năm 1650 triều Lê Thần Tông
17. Trịnh Thì Tế,quê ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đỗ tiến sĩ năm 1650 triều Lê Thần Tông
18. Trịnh Đức Nhuận,quê ở Hoa Lâm, nay là xã Mai lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1676 triều Lê Huy Tông.
19. Trịnh Minh Lương quê ở thôn Hổ Bái, huyện Yên định Thanh Hóa đỗ tiến sĩ năm 1680 triều Lê Hy Tông.
20. Trịnh Đức Vận quê ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đỗ tiến sĩ năm 1683 triều Lê Huy Tông.
21. Trịnh Bá Tương quê Phú Thị, Gia Lâm, trú quán ở Nghệ An, đõ tiến sĩ năm 1721 triều Lê Dụ Tông
22. Trịnh Ngô Dụng quê ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1721 triều Lê Dụ Tông.
23. Trịnh Đồng Giai quê ở huyện Yên Định, Thanh Hóa, đỗ tiến sĩ lúc 25 tuổi năm 1721 triều Lê Dụ Tông.
24. Trịnh Tuệ tức Trịnh Huệ quê ở làng Sóc Sơn nay thuộc xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, 33 tuổi đỗ Trạng nguyên năm 1736 triều Lê Ý Tông
25. Trịnh Xuân Thụ quê xã Hoa Lâm nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, đỗ hoàng giáp năm 1748 triều Lê Hiển Tông.
26. Trịnh Đình Thái quê ở làng Định Công, Thanh Trì, Hà Nội, 25 tuổi đỗ hoàng giáp năm 1847 triều Thiên Trị.
27. Trịnh Xuân Thưởng quê ở xã Danh Lâm nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1847 triều Thiệu Trị.
28. Trịnh Huy Quỳnh quê ở huyện Chương Mỹ,Hà Tây, đỗ phó bảng năm 1849 triều Tự Đức
29. Trịnh Thuần quê ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa đỗ hoàng giáp, đõ đầu khoa năm 1961 triều Khải Định
30. Trịnh Hữu Thắng quê ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, đỗ tiến sĩ năm 1919 triều Khải Định
( Tư liệu về tiến sĩ do ông Trịnh Mạnh sưu tầm).
Một số tạo sĩ
Tạo sĩ là tiến sĩ võ chỉ có dưới thời Lê Trịnh. Họ Trịnh có 24 người đỗ tạo sĩ so với 13 người đỗ tiến sĩ dưới thời đó. Danh sách 24 người với năm đỗ như sau:
1. Trịnh Hoằng,1752 13. Trịnh Nhuận, 1772
2. Trịnh Tự Đĩnh 1754 14. Trịnh Niêm,1772
3. Trịnh Châu,1754 15. Trịnh Tước, 1772
4. Trịnh Tông, 1757 16. Trịnh Thì, 1772
5. Trịnh Kiêm,1760 17. Trịnh Bích, 1772
6. Trịnh Đông, 1760 18. Trịnh Bân,1772
7. Trịnh Châu Trí, 1760 19. Trịnh Đĩnh, 1776
8. Trịnh Thự, 1763 20. Trịnh Tự Hiếu, 1779
9. Trịnh Thuyên, 1763 21. Trịnh Triệu,1779
10. Trịnh Chỉ,1766 22. Trịnh Chùy, 1785
11. Trịnh Chiêm,1772 23. Trịnh Tự Thuận, 1785
12. Trịnh Tư,1772 24. Trịnh Tự Thức,1785
Bà Trịnh Thị Ngọc Thương – Bà mẹ của một gia đình anh hùng và công thần Bình Ngô
Bà Trịnh Thị Ngọc Thương người Thanh Hóa, ở làng Thủy Chú huyện Lôi Dương nay thuộc xã Xuân Thắng huyện Thọ Xuân là ngưòi mẹ của một gia đình anh hùng và nhiều thế hệ công thần. Bà có con trai là Lê Lợi, người anh hùng khởi nghĩa Lam Sơn, vua khai sáng triều Lê. Con gái bà là Ngọc Biền, người có công “ vận chuyển cung cấp lương thực” cho nghĩa quân Lam Sơn do đó được Lê Thái Tổ phong là “Đệ nhất quốc trưởng công chúa”. Con rể bà là công thần Bình Ngô Trịnh Nhữ Lượng. Cháu ngoại bà là danh nhân Đại công thần Bình Ngô khai quốc Ngọc sơn hầu Trịnh Khắc Phục.
III. THẮNG CẢNH VÀ DI TÍCH
Có rất nhiều danh lam thắng cảnh có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa văn hóa, mỹ thuật, gắn liền với tên tuổi, đời hoạt động và sự nghiệp nhà Trịnh và người họ Trịnh. Sau đây là mọt vài thí dụ.
Nhà thờ Trịnh Khắc Phục ở làng Vân Đô
Ngọc sơn hầu Trịnh Khắc Phục là người tiêu biểu của một dòng họ hiển đạt và có gia phả sớm nhất trong các dòng của họ Trịnh (đã 8 thế kỷ). Nhà thờ Trịnh Khắc Phục (đã xếp hạng) là di vật kỷ niệm dòng họ có bà Trịnh Thị Ngọc Thương đã sinh ra vị anh hùng Lê Lợi. Sử sách nhiều triều đại xưa vẫn gọi đó là “dòng họ Trịnh làng Thủy Chú,huyện Lôi Dương,dòng ngoại thích Lê Thái Tổ” ( tức họ bên mẹ vua).
“ Cuốn sách đá” ghi sự nghiệp Trịnh Duy Hiếu
Đó là cuốn sách do trạng nguyên Lương Thế Vinh soạn năm 1484, chữ khắc vào đá,hình dáng quyển sách là một tảng đá hình hộp 1,2×0,8×0,2 mét. Trạng nguyên viết ca ngợi dòng họ Trịnh làng Thủy Chú lúc đó đã bốn đời phò vua Lê. Bình ngọc hầu Trịnh Duy Hiếu là cháu nội quan Ngọc sơn hầu Trịnh Khắc Phục. Duy Hiếu khi 13 tuổi đã có công đựoc vua phong tước bá, sau đó là đồng liêu của Lương Thế Vinh, hai người cùng làm quan dưới triều Lê Thánh Tông.
Đền thờ Thái úy Trịnh Khả ở làng Giang Đông và cảnh quan của vùng
Đền thờ có từ lâu, sau chiến tranh đã tôn tạo Người xưa đã chọn địa điểm cảnh quan đẹp. Đền dựa lưng vào ngọn đồi, trên đỉnh đồi có tấm bia cao 2 mét. Đứng cạnh bia nhìn xuống thấy dòng sông Mã xa xa quanh co rất đẹp.
Đây là khúc sông đã chuyên chở thi hài ba danh nhân họ Trịnh thuộc ba đời xa nhau nhưng đều chết tại đây và đều được sử sách ghi chép.
Nghè Vẹt – Đền thờ đại vương Trịnh Ra ở làng Bồng Thượng
Đền thờ có từ thế kỷ thứ IX, nay là bộ phận của Nghè Vẹt. Gọi Nghè Vẹt vì nghè có 12 tượng Vẹt tượng trưng 12 chúa Trịnh và 12 bài vị thờ các chúa, các bài vị đặt hai bên,mà ở giữa là ngai thờ đại vương Trịnh Ra. Vẹt là vật linh nhà Trịnh. Có truyền thuyết đàn vẹt bay trên thi hài thân mẫu Trịnh Kiểm trên sông Mã. Vẹt bằng gỗ tốt,sơn son thếp bàng,cao 2 mét, nay còn một đôi ở Bảo tàng Thanh Hóa,một đôi ở Hà Nội và một đôi giữ ở Nghè ( có ảnh mầu ở Tạp chí Hán Nôm số 4 (21),1994).
Phủ Trịnh tức Nhà thờ họ Trịnh ở làng Bồng Thượng
Đó là nơi con cháu họ Trịnh đời đời thờ cúng các chúa Trịnh và các tổ. Chính quyền địa phương cùng chi hộ Trịnh trong làng hằng năm tổ chức lễ hội (18 tháng 2 âm lịch lễ giỗ Thái vương Trịnh Kiểm). Phủ Trịnh được tôn tạo nhiều lần, trong đó có lần năm 1802 khi vua Gia Long lên ngôi. Lần tôn tạo hiện nay là sau khii Nhà nước xếp hạng (1995). Khu phủ Trịnh Đường hàng tỉnh số 22 dẫn đến xã Vĩnh Hùng là nơi có phủ Trịnh, nay đã được Nhà nước nâng cấp lên thành đường quốc lộ số 217. Qua đó việc giao thông với khu di tích rất thuận lợi hơn trước.
Xứ Nanh Lợn – Di tích quê tổ nhà Trịnh ở làng Sóc Sơn
Dân làng mới phát hiện mộ cụ Trịnh Kỷ, qua đó xác định được xứ Nanh Lợn ngày xưa. Họ Trịnh ở xã Vĩnh Hùng đã bắt đầu công trình xây dựng tôn tạo di tích có ý nghĩa này ở xứ Nanh Lợn mà xưa kia chỉ biết qua phả. Di tích ở ngay lề đường quốc lộ 217 ngày nay và cách phủ chúa Trịnh chừng 1 kilômét.
Vùng văn hóa lịch sử Sóc Sơn – Biện Thượng
Khái niệm này chỉ một vùng hẹp nhưng tập trung rất nhiều di tích và tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Vùng này gồm thôn Sóc Sơn, thôn Bồng Thượng (xưa là Biện Thượng) và mấy xã giáp xung quanh. Chỉ trong một đường kính 10 kilômét, có quan sát nhiều kiến trúc cổ, đó là đền thờ đại vương Trịnh Ra, tượng Vẹt, phủ Trịnh, có tượng Thái vương Trịnh Kiểm cao 2mét ngồi trên long ngai còn giữ được một phần từ thế kỷ XVII, đền thờ Hoàng Đình Ái, đền thờ thái úy Trịnh Khả, nhà thờ Trịnh Quyện, khu Trịnh Điện “ quý hương”, khu mộ bà Ngọc Diệm, đình làng Bồng Trung nơi Tống Duy Tân tụ nghĩa chống Pháp. Chen vào đó có rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá thế kỷ XVII: 12 tượng võ sĩ cao 2 mét, 4 rồng đá, những khánh đá, voi đá, ngựa đá to bằng ( hoặc hơn) voi ngựa thật,v.v. Các kiến trúc vf tác phẩm đó của con người đã được đặt trong một cảnh quan khá nên thơ, một thiên nhiên nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hóa: núi Hùng Lĩnh trên bờ sông Mã với vực Tôm. Một số tác phẩm nghệ thuật này được giới thiệu, thường kèm ảnh màu, thí dụ ở Tạp chí Lao động 12-1996, Phụ nữ Thủ Đô 9-1996, Tạp chí Hán Nôm 4-1994, Mỹ thuật thời nay1-1995 và 4-1995. Xưa và Nay 1996,VIII-1997,v.v. Hầu hết tác phẩm nghệ thuật điêu khắc này phơi ngoài trời đã ba thế kỷ chưa được xếp hạng và chưa có quy hoạch bảo tồn. Sở dĩ chưa bị mưa nắng làm hỏng nhiều và hầu như chưa bị mất trộm, là vì chất liệu bằng đá, và rất nặng.
Hai di tích ở thôn Hổ Bái
Đây là quê dòng Trịnh Cảnh Khuất ở huyện Yên Định, Thanh Hóa, một thôn có hai di tích xếp hạng :
(1) Đền thờ thần Hợp Lang có “ông già họ Trịnh” coi đền, đã cầu thần giúp Trưng Vương; đuổi xong Tô Định, vua Bà về Hổ Bái cúng tạ thần và thưởng bạc cho “ông già họ Trịnh”, đền được xếp hạng năm 1994;
(2) Nhà thờ họ Trịnh thờ hoàng giáp Trịnh Cảnh Thụy xếp hạng năm 1995. Trong vùng còn có lăng chúa Trịnh Sâm và mộ bà Đặng Thị Huệ ở làng Đểnh, có mộ Trịnh Sâm ở núi Đùm Cơm ( tư liệu của ông Trịnh Mạnh)
Đền Phủ Trịnh ở làng Thái Kiều nội thành Hà Nội
Di tích được bảo tồn hơn bốn năm trong làng dân ngay tại quận Đống Đa Hà Nội. Đầu năm 1593, vào Thăng Long, chúa Trịnh Tùng đóng bản doanh ở làng Thái Kiều (giáp làng Trung Tự) sau thuộc tổng Hữư Nghiêm, huyện Hoàn Long, nay thuộc phưòng Trung Phụng, ngõ chợ Khâm Thiên. Làng này ở vị trí cao, đến nay vẫn khômg lụt. Địa danh lịch sử này tiếp đó là nơi xây đền thờ chúa Trịnh, nơi thờ Thái Vương Trịnh Kiểm. Từ đó đến nay dân gọi là Đền Phủ, rồi sau xây đình làng trong khuôn viên Đền, nên có người làng gọi là Đình Phủ .
Đền và đình này không còn nhưng dân làng vẫn kế tục cử người hương khói thờ Trịnh Kiểm. Ngày 29/1/1996, chính quyền cùng dân làng làm lễ “ Khánh thành Đền Phủ được khôi phục”. Ngày 28/5/1999, dân làng đem đồ thờ cũ giao cho Ban quản lý Đền.Phía Bắc đền giáp ngõ 7 ngày nay. Đường vào Đền Phủ nay gọi là ngõ 10 tức ngõ Thái Kiều. Cũng tại vùng này, ở phố Khâm Thiên trước năm 1954,có trường học mang tên “ Trường Trịnh Kiểm”. Trường dạy chất lượng cao, đông học sinh cả khi trường khác trong vùng phải đóng cửa vì chiến tranh. Ngày nay còn dấu tích trường ở ngõ 132 phố Khâm Thiên,dân quen gọi tên cũ là ngõ Sơn Nam. Trường chỉ cách Đền Phủ Trịnh dưới 400 mét đường chim bay. Đền Phủ Trịnh là một di tích lịch sử rất có giá trị mà tư liệu chưa được sưu tầm khai thác đầy đủ. Cũng có khả năng cụm di tích Đền Phủ- Trường Trịnh Kiểm còn có một ý nghĩa đặc biệt .
Nhà thờ họ Trịnh ở làng Cói Thái Đường
Làng Thái Đường xưa thuộc xã Hoa Lâm huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc. Sau đổi là xã Mai Lâm, thôn Thái Bình, ngoại thành Hà Nội. Nhà thờ xây năm 1696, sau tôn tạo lại vẫn giữ được kiến trúc cổ từ hai thế kỷ. Sân nhà thờ có bia nhan đề Đông Hoa Trịnh tiến sĩ gia phả bi ký, nghĩa là gia phả khắc bia đá của tiến sĩ họ Trịnh xã Hoa Lâm huyện Đông Ngàn. Bia bằng đá khối hình trụ bốn mặt, co 1,5 mét, rộng mỗi mặt 54 cm, có những chạm khắc mà Hồ sơ xếp hạng của Bộ Văn Hóa lập nưm 1994, ghi ở trang 9 là chạm” hoa vân Long Vân khánh hội…. nghệ thuật tuyệt vời nhất của điêu khắc thế kỷ 17 thời Lê”.
Bia có nhan đề Gia phả bi ký nghĩa là bia khắc đá,nội dung văn bia ghi thế thứ 9 đời như vậy bia là một quyển gia phả khắc đá.
Bia này có cùng với bia của Trịnh Duy Hiếu là trong số rất hiếm gia phả khắc đá được nói đến trong thư tịch.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay, là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất nổi tiếng, xây dựng năm 1647 do công lao bà Trịnh Thị Ngọc Trúc dưới sự bảo trợ của cháu Trịnh Tráng. Nhà bản Mỹ thuật (1996) giới thiệu đó là trong số những “công trình nghệ thuật tiêu biểu ở Việt Nam”
Chùa Trầm
Chùa Trầm đã từng là “ hành cung” tức là nơi nhiều lần quân Lê Trịnh hành quân từ Thanh Hóa ra đây đóng bản doanh chống Mạc, uy hiếp Thăng Long. Chùa Trầm đã có dự án nàh nước tôn tạo phát triển thành thắng cảnh du lịch, với những di tích liên quan đến nhà Trịnh.
Chùa Tây Phương
Chùa ở huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây, có từ đời Cao Biền thế kỷ 9. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về kiến trúc và có nhiều tượng phật quý. Chùa được chúa Trịnh Tạc cho sửa chữa và xây tam quan.
Thơ đề ở Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh tuyệt đẹp của nước ta. Chúa Trịnh Cương đi qua chơi, có đề thơ. Đây là bài thơ nổi tiếng, ai qua thăm Hạ Long cũng thường nhắc đến. Dưới đây trích dẫn một câu phản náh thời yên vui thái bình, dân no ấm, đát nước “đẹp như vẽ’ ( Trịnh Như Tấu dich thơ).
Nhân khi thời thuận tiết hòa
Quan dân hỉ hả âu ca thái bình…
Chu sư truyền lệch chương phàm
Nước non như vẽ, một làn biển Đông….
Chùa Hương
Thắng cảnh này nổi tiếng vì có động Hương Tích gọi là “Động đẹp nhất trời Nam” dịch từ đề “ Nam Thiên đệ nhất động” của chúa Trịnh Sâm khắc ở cửa động. Lại có thơ Trịnh Sâm khắc trên một khối đá cao 7 mét, ( báo Lao Động, Xuân 1996, tr.82)
Chùa Kim Liên
Chùa có từ đời Lý và dựng lại đời Trần, đến đời chúa Trịnh Sâm (1760-1782) sai quận Thiều Phạm Huy Đĩnh và Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân trùng tu,và đổi tên thành chùa Kim Liên. Chùa không chỉ là một thắng cảnh bên Hồ Tây,mà còn là “ một công trình kiến trúc có giá trị” ( Trần Mạnh Thường, 1998) trong chùa có tượng chúa Trịnh Sâm.
Di tích: hai ngôi nhà biếu thầy giáo
Trên thế gới, hiếm có di tích văn hóa lịch sử quốc gia xếp hạng là ngôi nhà học trò biếu thày giáo. Nước ta có ít ra hai ngồi nhà như vậy ở làng Me, xã Hương Mạc, tỉnh Bắc Ninh, và ở làng Lủ xã Đại Kim nay thuộc quận Thanh xuân, Hà Nội. Hai di tích này có bốn đặc điểm sau đây:
(1) Xuất xứ từ nhà ở và phòng học đem biếu thày thì trở thành Nhà thờ họ, rồi Di tích quốc gia bảo tồn;
(2) Học trò cũ là hai người quyền chức cao: chúa Trịnh Cương và chúa Trịnh Sâm;
(3) Thày học cũ là Đàm Công Hiệu và Nguyễn Công Thể là hai danh nhân liêm khiết, cương trực, thanh đạm, thuộc hai dòng họ văn học nổi tiếng,là dòng họ Đàm làng Me (có Đàm Thận Huy trong Hội Tao đàn) và dòng họ Nguyễn làng Lủ (có Nguyễn Siêu nổi tiếng thần Siêu thánh Quát );
(4) Do nhà đưa về làng biếu thày nên đó là một mảnh kiến trúc thế kỷ XVII và XVIII được thoát khỏi hỏa hoạn và binh biến tàn phá Thăng Long, và được bảo tồn trong lòng dân đến nay. Hai ngôi nhà đã được bảo tồn nhiều lần đăng báo, in nảh và truyền hình.
Khu di tích Hùng vương – Đền Hùng
Từ năm 2000, Nhà nước ta lấy ngày giỗ tổ Hùng vương 10-3 âm lịch hằng năm là ngày Quốc giỗ. Khu di tích Hùng vương ở núi Hy Cương tỉnh Phú Thọ, có ý nghĩa lớn đối với dân tộc ta. Một hoàn cảnh lịch sử khiến vua Lê chúa Trịnh quan tâm đặc biệt và vương triều này đã góp phần lớn xây dựng lại đền Hùng. Năm 1407 nhà Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ, thôn tính nước ta, dịp đó phá sạch đền Hùng, triệt sạch dân làng (làng Cả). Khi nước độc lập, triều Lê sơ chiêu dân lập lại làng Cả. Vua Lê Thánh Tông xây lại đền Trung, đền Hạ, như vậy hầu như hoàn thành xây dựng lại ba đền có từ thời Lý Trần (kiến văn tiểu lục). Tiếp đó xây thêm đền Giếng, và dân số phát triển nên lập thêm làng Trẹo, làng Vi (Báo Phú Thọ). Năm 1600,vua Lê Kính Tông, chúa Trịnh Tùng sai quan thị độc Nguyễn Trọng sao lại tài liệu về đền Hùng. Năm 1727 chúa Trịnh Cương sai Hoàng Nghĩa Chử xây dựng ở Hy Cương tức đền Hùng. Cuối thế kỷ XVIII, vua Lê, chúa Trịnh đề thơ ca ngợi sự nghiệp vua Hùng và cảnh đẹp núi hùng (Tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ sưu tầm và tạm dịch).
Thơ của vua Lê Hiển Tông
Mộ cũ ở lưng đồi
Đền thờ trên sườn núi
Muôn dân tới phụng thờ
Khói hương còn mãi mãi
Câu đối của chúa Trịnh Sâm
Vấn lai dĩ sự tu vi sử
Tế nhận như đồ dục mệnh thi
Dịch câu đối
Hỏi lại việc xưa nên chép sử
Cảnh nhìn như vẽ muốn đề thơ
Bản dập thủ cảo của Tĩnh vương Trịnh Sâm trên núi Hùng đựơc treo ở Bảo tàng Viễn đông bác cổ trước 1945, và chụp đăng tạp chí BEFFO,1937,Trịnh.24_25.
Hiện nay, tại đền Hùng còn nhiều bia thế kỷ XIX và XX phản ánh sự tôn tạo của triều Nguyễn Gia Long,và một bia cổ hơn (1643).
Di tích Cổ Bi ở Gia Lâm
Di tích này có nhiều công trình, nhều kiến trúc có giá trị do chúa Trịnh Cương xây dựng.
Thạch thi
Thạch Thi là chữ dùng để chỉ một loại thơ khắc lên đá để vịnh các cảnh đẹp đất nước mà một số chúa Trịnh, đặc biệt chúa Trịnh Sâm đã sáng tác và thường khắc tại một số thắng cảnh. Đã có các bài thơ như vậy ở vịnh Hạ Long,chùa Hương, động Hoa Lư, núi Hạc Sơn, ỏ hang Riệu Sơn,núi Chích Chợ (hình chiếc đũa) trên cửa biển Ý Bích, và ở nhiều nơi khác. Ở núi Hạc Sơn,ngoài thơ khắc đá, chúa Trịnh Sâm còn có chữ đề “Thiên nhiên xảo điệu” có thể dịch là “Nét tuyệt vời của thiên nhiên”.
Tin khác đã đăng
- Trịnh Thị Ngọc Phả ký – Gia phả của Trịnh Đình Trinh 02/04/2015
- Sự nghiệp của các Chúa Trịnh 02/04/2015
- Một số tư liệu lịch sử, gia phả 02/04/2015
- Thời Mạc và Lê Trịnh – gọi chung là thời Lê Trung Hưng (1527-1788) 02/04/2015
- Họ Trịnh và Thăng Long 02/04/2015
There are no comments yet