Họ Trịnh lan tỏa ra khắp nước và ra ven đô



Trong khoảng sáu thế kỷ gần đây ( từ thế kỷ XV đến nay) có những luồng chuyển cư và lập cư của họ Trịnh.

1. Một số luồng chuyển cư. 

Có những luồng dài từ quê gốc Thanh Hoá chuyển ra Bắc hoặc vào Nam. Lại có những mũi ngắn hơn, hoặc từ quê gốc (ba huyện Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc) toả ra các huyện khác ở tỉnh Thanh Hoá, hoặc từ Thăng Long toả ra quanh đô. Sau đây là một số thí dụ.

Thế kỷ XV, Trịnh Phác và Trịnh Phúc Tâm từ Thanh Hóa chuyển ra ven đô Thăng Long

Triều Lê sơ, Trịnh Phác thi đỗ làm quan, ra Thăng Long, con cháu ngày nay ở làng Khê Tang cách kinh thành chừng 30 km về phía Tây. Cũng khoảng thời gian gần đó, Trịnh Phúc Tâm(sinh năm Kỷ Sửu 1469) ra định cư ở thôn Thái Đường (làng Cói Thái Dương) xã Hoà Lâm trên bờ sông Đuống cách kinh thành chừng 10 km về phía Bắc. Thế kỷ sau, một bộ phận của dòng Phúc Tâm chuyển lên làng Cổ Dương cách 20 km, rồi có bộ phận ra Hà Nội và bộ phận ra một tụ điểm giao thông cách làng 3 km là phố Bắc Cầu Đuống và thị trấn Yên Viên. Làng cũ đổi tên là thôn Thái Bình, họ Trịnh ở đó lan sang các làng bên là thôn Lê Xá, xóm Hoà Bình,nay đều thuộc xã Mai Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Trịnh Minh Triết từ làng Sóc Sơn ở Thanh Hoá chuyển ra Bắc

Trịnh Minh Triết từ quê Sóc Sơn ở Thanh Hoá chuyển ra Bắc đến làng Gốm nay thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Hậu duệ đông đảo nay ở làng Gốm trong tức thôn Phú Thị và làng Gốm Ngoài tức thôn Quan Tử, tất cả đều thuộc xã Sơn Đông. Có nhiều hộ về Hà Nội sinh sống.

Thế kỷ XVI, Trịnh Như Hiếu rồi Trịnh Phúc Hải chuyển vào Nghệ An

Trịnh Như Hiếu vốn Người Thanh Hoá, làm quan triều Lê Hiến Tông(1498-1505,Lê sơ), sau chuyển cư về làng Hoa Duệ Tỉnh Nghệ An.Trịnh Phúc Hải làm tướng triều Lê Trung Tông(1549-1556, Lê Trịnh) vốn quê làng Thuỷ Chú tỉnh Thanh Hoá, chuyển cư về làng Khổng Tào ở Nghệ An.

Cụ Chính Đạo vốn quê làng Sóc Sơn Thanh Hoá, chuyển ra tỉnh Thái Bình

Năm 1570, một người con bà thứ của Đạt nghĩa công Trịnh Cối, là cụ Chính Đạo, vốn quê ở làng Sóc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, theo mẹ chuyển cư ra làng Lưu Xá tỉnh Thái Bình. Có thể còn có hậu duệ của Đạt nghĩa công chuyển cư ra Bắc ở thôn Cáp Hoàng (Hà Tây), làng Bặt (Thái Bình),làng Phúc Xuyên (Thái Nguyên) và ra Lán Bè (Hải Phòng). Một khung thế thứ của hậu duệ Trịnh Cối tại làng Lưu Xá tỉnh Thái Bình như sau.

– Đời 5 Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm
– Đời 6 Đạt nghĩa công Trịnh Cối
– Đời 7 Cụ Chính Đạo
– Đời 8 Cụ Ngô Tiên
– Đời 9 Cụ Đoan Nghiêm
– Đời 10 Trịnh Phúc Hoằng
– Đời 11 Trịnh Phúc Thông
– Đời 12 Trịnh Phúc Lộc
– Đời 13 Trịnh Xuân
– Đời 14 Trịnh Vực
– Đời 15 Trịnh Báo
– Đời 16 Trịnh Thiện
– Đời 17 Trịnh Thế Đặng
– Đời 18 Trịnh Trác
– Đời 19 Trịnh Quảng
– Đời 20 Trịnh Công Khương
– Đời 21 Trịnh Công Doanh
– Đời 22 Trịnh Minh Công

( Tư liệu lấy từ quyển Trịnh gia thế phả của hai ông Trịnh Công Khương và Trịnh Như Thiết (1988).

Trên đây là luồng chuyển cư xa, ra miền Bắc của hậu duệ Trịnh Cối. Còn với các chuyển cư gần, hậu duệ của ngài ngày nay đông đúc ở một số làng vầ huyện gần làng gốc Sóc Sơn, cùng tỉnh Thanh Hoá.

Trịnh Giai chuyển ra lập cư ở ngoài kinh thành

Người con thứ sáu của chúa Trịnh tùng là Dũng lễ Công Trịnh Giai tức Trịnh Khải được lập ấp bảo Đà, nay là thôn Bình Đà thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, là nơi ngày nay có Nhà thờ tổ và đông hậu duệ. Sau đây là một khung thế thứ.

– Đời 6 thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng
– Đời 7 Dũng lễ công Trịnh giai tức Trịnh Khải
– Đời 8 Bình quố công Trịnh Mai
– Đời 9 Thanh quốc công Trịnh Công Liên
– Đời 10 Tế võ hầu Trịnh Mẫn
– Đời 11 Trịnh Cương
– Đời 12 Cần quận công Trịnh Cần (đổi sang họ Nguyễn)
– Đời 13 Trịnh Nhuế (đổi là Nguyễn Đức Nhuế,Nguyễn Kim)
– Đời 14 Nguyễn Đức Vưu
– Đời 15 Nguyễn Đức Thuỳ
– Đời 16 Trịnh Đức Bốn
– Đời 17 Trịnh quang Bình
– Đời 18 Trịnh Hồng Hải

( Tư liệu lấy từ quyển Trịnh vương ngọc phả tự tích tiên tổ Trịnh tính, quyển thị thế phả và các bản dịch, ghi bổ sung, lưu tại làng Bình Đà, do cụ Trịnh Đức Bốn và ông Trịnh Quang Bình cung cấp).

Ba người con của Trịnh Công Tá, vốn quê ở Thanh Hoá, ra Bắc định cư tại vùng Thanh Oai
Thái uý Trịnh Khả là Khai quốc công thần triều Lê sơ, hậu duệ vẫn ở làng ở làng quê cũ là làng Kim Bôi tỉnh Thanh Hoá nay là thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hoà huyện Vĩnh Lộc, có toả ra vùng lân cận. Khoảng cuối thế kỷ 16, dòng này có một bộ phận ra định cư ở vùng Tả Thanh Oai , sinh con cháu đông đúc, nay ở thôn Cự Đà và thôn Thượng Phúc thuộc huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, cách kinh thành chừng 30 km.

Đầu thế kỷ XVII, dòng trịnh Kiều và dòng Trịnh Trượng chuyển lên phía Bắc chừng 40 km.

Đầu thế kỷ XVII, có một dòng đến lập cư ở làng Đại Tráng thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay. Dòng này là hậu duệ Sùng nghĩa Trịnh Kiều (mất sớm) con trưởng chúa Trịnh Tráng. Sau có một nhánh từ Đại Tráng tách đi huyện chí Linh tỉnh Hải Dương. Lại có người hoạt động cách mạng giải phóng ở miền Nam, nay có một nhánh ở Tây Nguyên. ( Người cung cấp phả liệu ở Đại Tráng là cụ Nguyễn Văn Khoan). Cũng trong hậu duệ chúa Trịnh Tráng, người con thứ ba của chúa là Thuần vĩ công Trịnh Trượng có con cháu lập cư ở làng Lâm Hộ, thôn Yên Vĩnh , tỉnh Vĩnh Phúc.(Người cung cấp phả là ông Trịnh Tuân).

Một dòng hậu duệ của Dương nghĩa công Trịnh Đỗ lập cư ở Bần Yên Phú

Năm Giáp Tuất (1634) dưói triều vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng, có hậu duệ của Trịnh Đỗ dời về làng Yên Phú (Gần thị trấn Bần yên Nhân thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay ) nối đời làm hào trưởng . Cuối thế kỷ XVII, cháu nội vua Lê Hiển Tông là Ích thọ hầu Lê Duy Tộ chạy về đây, kết bạn với Trịnh Quang Hoàng ( Hoàng là cháu 8 đời Trịnh Đỗ, tức là cháu 9 đời Thái vương Trịnh Kiểm). Các hậu duệ đó của vua Lê và của chúa Trịnh đã trở thành hai gia đình tâm giao ở làng Yên Phú, và rồi cháu nội cùng cháu ngoại của họ đã trở thành các chỉ huy xuất sắc của nghĩa quân Bãi Sậy chống pháp xâm lược.( Thông tin trên đây lấy từ tài liệu của Sở Văn hoá Hưng Yên, từ quyển Lê Thế Ngọc Phả soạn thời Cảnh Hưng do chị họ Lê làng Yên phú bảo quản và ghi tiếp, Trịnh Quang Vân dịch thuật).

Dòng Trịnh Đình Thạc từ Thanh Hoá vào Nghệ Tĩnh

Trịnh Đình Thạc từ Thanh Hoá ( không rõ chi họ nào, làng nào) vào định cư ở thôn Văn Quang, xã Đức Tùng huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay đến thời thứ 11, phả do ông Trịnh Chín ghi chép.

Ba người con chúa Trịnh Căn lập cư quanh đô, nay thuộc Hà Tây và Hưng Yên

Có ba dòng là hậu duệ ba người con chúa Trịnh Căn. Đó là dòng của thượng tướng công Trinh Ruyên( tức Bách, con thứ hai) lập cư ở huyện Thach Thất, dòng của Đề quận công Trịnh Lan ( tức Triệu, con thứ ba) lập cư ở làng Đôn Thư tỉnh Hà Tây, và dòng ở làng Đông Mai tỉnh Hưng Yên.( Tư liệu về hậu duệ chúa Trịnh Căn là của ông Trinh Đức Mậu và ông Trịnh Đình Tiến).

Trịnh Phúc Khang lập cư ở phía Bắc kinh thành, nay là ngoại thành Hà Nội

Làng Phù Lỗ nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, có đông đúc hậu duệ của Trịnh Phúc Khang quan võ triều Lê Trịnh. Trong huyện Sóc Sơn (Đa Phúc và Kim Anh cũ) dòng họ này có truyền thống cưong trực, đỗ đạt ( tạo sĩ) và duy trì nếp sinh hoạt họ từ lâu.

(Thông tin về dòng họ này là cụ Trịnh Tuấn Lung và bà Trịnh Thị Bình).

Sang đầu thế kỷ XVIII, Trịnh Liêu có hậu duệ lập cư ở nhiều làng quanh đô phía Tây

Trịnh Liêu là con thứ ba Lương mục vương Trịnh Vịnh, và là con rể vua Lê Hy Tông ( Trịnh Liêu lấy công chúa Lê Thị Ngọc Tuân). Ngài “ trái phép công, phải giai quyền chức” các con phải đổi sang họ mẹ (họ Lê). Đến năm Đinh Mùi (1727) trong họ “ chuẩn định sự lệ tôn thất”, ngài được phục chức cũ, tước vị quận công. Hiện nay rất đông đảo hậu duệ Trịnh Liêu đang ở các làng Phí Xá, Định Mỗ, Cao Thọ và vùng lân cận ở huyện Gia Lương tỉnh hà Bắc.
Còn ở tỉnh Hà Tây thì hậu duệ Trịnh Liêu đang ở làng Phưọng Vũ và vùng lân cận thuộc Huyện Phú Xuyên, ở các làng Cống Xuyên, Liễu Viên và vùng lân cận thuộc Huyện Thường Tín, ở làng Đặng Xá tức Đặng Giang và vùng lân cận thuộc huyện Ứng Hoà, ở các làng Yên Lộ, Yên Định Xã Yên Nghĩa và vùng lân cận thuộc huyện Hoài Đức, và làng Thịnh Bài thuộc huyện Ba Vì.

( Tư liệu về hậu duệ cảu Trịnh Liêu do các ông Trịnh Vọng, Trịnh Bá Doanh, Trịnh Chi cung cấp).

Một dòng hậu duệ chúa Trịnh Tùng, nay ở làng Hưng Giáo, tỉnh Hà Tây.

Làng Hưng Giáo thuộc huyện Thanh Oai có họ Trịnh là hậu duệ của Triết vương Trịnh Tùng.

Dòng này có tiến sĩ Lê Vĩnh Điện tức Trịnh Vĩnh Điện và có Nhà thờ tổ ở Hưng Giáo và ở làng bên. (Có tư liệu của ông Trịnh Hơp Hải, của cụ Trịnh Bốn (ông Trịnh Quang Bình), và của ông Trịnh Quang Vũ).

Ba người con cháu Trịnh Cương có hậu duệ định cư ở phía Tây thành Thăng Long.

Các chi họ Trịnh ở các làng Chúc Sơn và Chúc Lý thuộc huyện Chương Mỹ ngày nay, là hậu duệ của Huy quận công Trịnh Tập con thứ ba chúa Trịnh Cương.

Ở các làng Đông Hoàng, Đồng Mại thuộc huyện Thanh Oai, có hậu duệ của Khanh quận công Trịnh Kiều là người con thứ tư. Ở Quảng Bị thuộc huyện Chương Mỹ có hậu duệ của Thọ quận công Trịnh Đang ( còn tên Trịnh Cai, Trịnh Cải) là người con thứ năm của Trinh Cương.

Cuối thế kỷ XVIII hậu duệ của Trịnh Lê ra ngoài kinh thành, nay thuộc ngoại thành Hà Nội và thị xã Hưng Yên.

Ở làng Nễ Châu nay thuọc thị xã Hưng Yên, và ở làng Tiên Hội nay thuộc huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội,có hậu duệ của hai người con Thuỵ quận công Trịnh Lệ (Trịnh Lệ là con thứ hai chúa Trịnh Doanh). Hai dòng này chuyển cư sau 1786. riêng dòng ở Tiên Hội có chuyển qua làng Thọ Lão và Thanh Nhàn rồi tới định cư ở Tiên Hội. Thọ Lão và Thanh Nhàn nay tên đường phố thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, những nơi này còn ít người họ Trịnh. Tiên Hội và Nễ Châu là những nơi đông con cháu, có Nhà thờ họ, sinh hoạt họ. ( Tư liệu trên lấy từ các phả của ông Trịnh Đình Phong (1995-1998), và của ông Trịnh Xuân Hợi (1988). Sau đây là một khung thế thứ một nhánh của dòng họ Trịnh làng Tiên Hội.

– Đời 13 Nghị Tổ Ấn Vương Trịnh Doanh
– Đời 14 Thuỵ quận công Trịnh Lệ
– Đời 15 Trịnh Ngọc Thuyên
– Đòi 16 Trịnh Chước
– Đời 17 Trịnh Huỳnh
– Đời 18 Trịnh Quang
– Đời 19 Trịnh Lưu
– Đời 20 Trịnh Đình Hoè(cả), Trịnh Đình Phong( thứ)
– Đời 21 Trịnh Đình Thu, Trịnh Đình Toàn
– Đời 22 Trịnh Nguyên Anh

Hậu duệ chúa Trịnh Bồng lập cư ở nhiều tỉnh quanh đô

Khi quân Tây Sơn ra Bắc (1786), Côn quận công Trịnh Bồng lánh về huyện Chương Đức. Nơi đó ngày nay là các làng Thượng Quất và vùng lân cận, thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây. Ở đó nay có vết cũ như tên đất khi Trịnh Bồng về lập trại, dựng nhà xây Nhà thờ,v.v. . Ở lánh vài tháng rồi ngài ra Thăng Long được vua Lê phong là Yến Đô Vương. Vương cùng tướng tá và các con lớn đem quân chuyển sang Kinh Bắc, gần vùng quê bà vợ cả. Bị Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đánh liên tiếp, vương đi Hải Dương rồi lại về Kinh Bắc, lên Lạng Sơn. Ngày nay có hậu duệ ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Có một nhánh từ Bắc Ninh tách đi vào miền Trung, nay ở thành phố Thanh Hoá.( Thông tin trên đấy lấy từ phả và tư liệu khác của ông Trịnh Huấn, cụ Trịnh Như Nghệ và các chi họ ở làng Thương, làng Thổ Hà).

Có những dòng họ Trịnh đã sống vài thế kỷ ở Hà Nội. có những làng ở kinh thành hoặc ven đô, có người họ Trịnh, nay thuộc các huyên ngoại thành. Nhiều làng từ lâu đã thuộc nội thành Hà Nội như các làng Lạc Trung,Thanh Nhàn,Mọc, Thọ Lão, Hoàng Cầu, v.v. nay tên làng thành tên phố, mà dòng họ vẫn giữ nhà thờ tổ cũ.

Nhiều dòng họ Trịnh ở khắp các miền đất nước, đã và đang tiếp tục nối mạng phả và vạch lai đường chuyển cư trong lịch sử.

Nhiều dòng họ Trịnh có một cụ tổ cách đây chừng hai thế kỷ hoặc hơn, đã đến lập cư tại một làng. Thông thưòng sau đó trong dòng họ có người có tiếng tăm, nhưng nguồn gốc tổ xa xưa bị thất lạc. Thập niên qua (1990-1999) một số trường hợp đã nối được mạng vào một trong sáu dòng-lâu-đời họ Trịnh nước ta. Có những dòng đang tìm nối chưa xong. Thí dụ, có những dòng Trịnh Bá, Trịnh Đình, Trịnh xuân,v.v. chỉ có phả dưói 15 đời, tìm liên hệ với những dòng Trịnh Bá, Trịnh Đình, Trịnh Xuân,v.v. ở vùng địa lý khác mà đã nối mạng huyết thống được với một dòng-lâu-đời họ Trịnh có phả trên 500 năm. Tìm như vậy ít thành công vì không nhất thiết có chữ đệm phải là có quan hệ huyết thống gần. Lại có dòng có phả 13-15 đời định cư ở huyện Vĩnh Lộc là nơi có nhiều chi thuộc hai dòng-lâu-đời có phả trên 600 năm (dòng Trịnh Khả và dòng Trịnh Kiểm); nhưng việc tìm ra phả liệu xác định quan hệ huyết thống với việc dễ và có thể thành công ngay được.

Ở phần sau (cuối Danh mục thôn làng ……) sẽ có lời bàn và dự báo về tình hình nối mạng trong thập niên và cuối thập niên tới (2000-2010). Có thể rằng khi đó họ Trịnh sẽ giúp nối mạng những chi họ ngày nay đang tưởng bế tắc.

2. Danh mục thôn làng có họ Trịnh

Sau đây là danh mục các địa phương có họ Trịnh, đã có thông tin chuyển tới ban liên lạc họ.

Các địa danh kê tên trống không là đơn vị thôn ngày nay.

Những địa phương ngày nay không còn thôn thì ghi xã, xóm, đội sản xuất, phưòng,phố, thị trấn,v.v.

An Đinh, An Phú, Áng Thao,Anh Kiều, xóm Ất.

Ba (xóm Ba, xã Tân Ninh), Bách Tính, Bái Thôn, Bái Xuân, phố Bắc Cầu Đuống, Bằng Khê, Bặt, Bần, Yên Phú, Bích Động, Bình Đà, Bình Lâm, làng Bôi, thôn Bốn của xã Quảng Bị, xóm Bốn xã Tân Ninh, Bồn Thôn, Bồng Thôn, Bồng Thượng, Bùi Hạ, Bùi Thượng, Bún Thượng.

Cam Đường, Cam Giá, Cam Hoạch, Cao Hạ, Cao Thọ, Cáp Hoàng, Cát Lư, Phường Cầu Giấy, Cầu Tiên, Châu Quỳ, Chỉ Tín, Chìa Trung, Chiềng, Thôn Chín của xã Phú yên, Chợ Cầu, Chúc Đồng, Chúcc Lý, Chúc Sơn, Chữ, Cố Dũng,Cổ Dương, Cổ Định, Cổ Lũng, Cổ Tân, Cốc Hạ, Công Lạp, Cống Xuyên, Cự Đà.

Dành (làng Dành), làng Dặng, Don Thượng, Duệ, Dũng Quyết, Dũng Vi, Dư Xá Hạ Dư Xá Thượng.

Đa Lộc, Đa Sĩ, Đại Mỗ, Đan Nê, làng Đảnh, Đạo Tú, Đặng Xá, Định Xá, Định Công, Định Mỗ , Định Tân, Định Tiến, Đọ, thôn Đoài xã Phù Lỗ, thôn Đông xã Vĩnh Thịnh, Đông Duyên, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông La, Đông Mai, xã Đông Sơn, Đông Thành, Đông Hoàng. Đồng Kênh, Đồng Mai, Đồng Nhân, Đồng Sau, Đồng Sói, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Văn, Đục Khê, Xã Đức Lâm, Đức Long, Đức Minh.

Giang Chiểu, Giang Đông, Giáp Nhị, Giáp Tứ, thị trấn Giắt, làng Gốm Ngoài, làng Gốm Trong.
Hà Lương, Ha( thôn Hạ của xã Phù Lưu Tế), Hạ Quất, thôn Hai tức trại Hai ở Nam Định, xóm Hai của xã Cầu Tiến thuộc Hà Nội, xóm Hai của xã Tân Minh, thị xã Hải Dương, hàm Nghi, Hạnh Phúc, Hậu Ái, làng Hoa, xã Hoa Duệ, Hoa Lư, Hoà Trung, Hoàng Diệu, Hoàng Quý, Hổ Bái, hồng Vân,làng Huê, Hưng Yên, Hữu Ái, Hữu Cước, châu Hữu Lý, Hữư Xã.
Ích Hạ.

Kênh Thôn, Khánh Vân, Khê Tang, Khổng Tào, Kim Bôi, Kim Mã, Kim Sơn, xã Kỳ Điện Kỳ Ngải.

La Dương, La Hiên, La Khê, La Phù, Lác Đũi, Lạc Nhuê, Lạc Trung B, Lai Du, Lai Yên, Lam Lễ, Lán Bè, thôn lang, Lâm Hộ, Lâu Thượng, xóm Lẻ Vác thuộc xã Dân Hoà, Lê Chân, Lê Thượng, xóm Lẻ Vác thuộc xã Dân Hoà, Lê Chân, Lê Xá, Liên Châu, Liệt Tuýêt, Liễu Giai, Liễu Viên,Linh Xá, Lĩnh Ấn, phố Lò Chum,thôn Lò Chum, thôn Lon,làng Lở, làng Lựa, làng Lực Lương Xá, Lưu Vệ, Lưư Xá ở tỉnh Hà Tây, Lưu Xá ở tỉnh Thái Bình, Lý Nhân.

Mạch Lũng, làng Mai, Mai Sơn, Mai Sưu, Minh Dân, Minh Sinh, Minh Tân, Mọc Nhân Chính, thôn Một thuộc xã quảng Bị ở Hà Tây, thôn Một thuộc xã Xuân Yên ở Thanh Hoá, Minh Tân, Mỹ Cầu, Mỹ Lộc, Mỹ Thôn, Mỹ Thượng.

Nam Hải, Nam Kinh, Nam Lễ, Nễ Châu, Nga Mi, xã Nghi Phong, thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Kỳ, xã Nghĩa Thịnh, Ngọc Hoà, Nguyên Xá, Nhân Chính, Nhân Mỹ, Nhật Chiêu, Nhật Quang, Nhật Tiến, xã Như Quỳnh, Ninh Xá, thôn Nội xã Tam Thuấn, thôn Nội xã Thượng Lâm.
Oanh Kiều.

Phái Động, Phạm Lâm, Phan Kép, Phi Bình, Phí Xá, Phú Khê, Phú Lãm, Phú Lĩnh, Phú Lương, Phú thị ,Phú khê, Phú Lãm, Phú Lĩnh, PHú Lương, Phú Thị, Phú Yên, PHù Liêu, Phù Lãm, Phù Lỗ Đoài, Phù Lỗ Đông, Phù Lưu xã Phù Lưu Tế, Phúc Thôn, Phúc Tỉnh, Phúc Xuyên, Phụng châu, Phụng LỘc, Phương Lai, Phương Lưu.

Quan Nội, Quan Tử, Quán La Dinh, Quán La Sở, Quang Biểu, Xã Quảng Bị, Quảng Tân, châu Quý Thuận, làng Quỳnh nay là trại Quỳnh phường Quỳnh Mai ở Hà Nội.

Sòi ( làng Sòi), Sổ( xóm Sổ ở xã Trạch Mỹ Lộc), Sở Thượng, thị xã Sơn Tây.

Tám( làng Tám), xã Tân Vinh, Tân Thọ, Thạc Quả, Thạch Tổ, Thái Bình, Thái Đường, Thái Kiều, Thanh Hà, Thanh Lương, Thành Nhàn, phường Thanh Nhàn, Thành Tổ, Thanh Xá, Thiên Đông, Thiết Cương, Thiệu Hạo, Thịnh Bài, Thịn Bìn, ngõ Thịnh Quang quận Đống Đa Hà Nội, làng Thọ Lão nay thuộc quận Hai Bà Hà Nội, Thọ Vực, Thọ Xương, THổ Hà, Thổ Phú, làng Thổ Quan, nay là ngõ Thổ Quan,quận Đống Đa Hà Nội, Thuận Vi, làng Thuỷ Chú nay là xã Xuân Thắng, Thuỵ Hương, làng Thượng, thôn Thượng xã Phù Lưu Tế ở tỉnh Hà Tây, thôn Thưọng xã Tiên Tân ở tỉnh Hà Nam, Thượng Phúc, Thượng Quất, Tiên Hội, Tiên Phong, Tiến Tiên Tiết Nghĩa, Tinh Mỹ, Toản Nghệ, Tòng Bạt, Trà Lâm, ở tỉnh Hà Bắc, Trà Lâm ở itnhr Hải Hưng, thôn Trại Láng, Tràng Lang, Tràng, làng Triều Khúc quận Thanh Xuân Hà Nội, Trịnh Xá, Trịnh Điện, thôn Trung xã Phù Lưu, Tế ở tỉnh Hà Tây, thôn Trung xã Phù Lưu Tế ở tình hà Tây, thôn Trung xã Trung xã Phù Lưủơ tỉnh Hà Tây thôn Trung xã Vĩnh Thịnh ở Thanh ở tỉnh Thanh Hoá, Trung Cao Bộ, Trunh Kỳ, Trung Phụng làmq Trụng Tự quận Đốmh Đa Hà Nội, Tu Hoàng, Tuy Hoàng Lộc, Từ kỳ.

Và ( xóm Và thuộc xã Tốt Động), làng Vạn Phúc ở gần Kim Mã Hài Nội, Văn La, Văn Quang, Văn Tùng, Văn Đô, Vân Nhưng,làng Ve, Vệ Thôn, Việt Yên, Vĩnh Hạ, Vô Ngại, Thôn Vũ, Thôn Vương này là thị Trấn …..

Xanh ( thôn Xanh), làng Xốm, Xuân Hoà, xã Xuân Thành ở tỉnh Hà Tĩnh, Xã Xuân Thành ở tỉnh Thanh Hoá, xã Xuân Thắng, xã xuân Tú.

Yên(thôn yên thuộc xã Định Tiến, làng Yên Nghĩa), Yên Bái , Yên Bình, thôn Yên Định ở tỉnh Hà tây, làng Yên Định ở tỉnh Thanh Hoá, Yên Khoái, Yên Lạc, thôn Yên Lãng ở tỉnh Hà Tây, thôn Yên Lãng ở tỉnh Thanh Hoá, Yên Lỗ, Yên Lộ Yên Mỹ, Yên Nghĩa, Yên Ninh, Yên Phú, Yên Quang, Yên Trình, Yên Trường, Yên Việt, Yên vinh, Yên Đô, Yên Tiên, Yến Vĩ.

Như vậy, bước sang năm 2000, đã có thông tin của trên nghìn chi họ ở bốn trăm thôn nối thành sáu dòng-lâu-đời.

Nửa số thôn đã nối mạng phả, trong nửa còn lại, số đã có phương hưóng nối mạng, một số đang tìm tư liệu để hoàn thành nối mạng.

Căn cứ và tiến độ nối mạng phả mưòi năm qua (1990-1999) có thể dự báo năm 2010 như sau.

(1) Số thôn liên lạc được sẽ tới cỡ nghìn.
(2) Hầu hết sẽ nối xong mạng phả vào một dòng-lâu-đời.
(3) Có khả năng sẽ thêm 1-2 dòng lâu đời mới hoặc nhập 1-2 dòng làm một, nhưng biến động sẽ không làm biến đổi diện mạo cơ bản của cây họ Trịnh có sáu cành hiện nay
(4) Tất cả các chi họ đều khẳng định mình có gốc Tổ ở Thanh Hoá và hằng năm cử đại biểu về lễ Tổ ở Nhà thờ tổ họ Trịnh.

3. Từ Thanh Hoá đến Thăng Long

Lịch sử phát triển họ Trịnh giống như một cái cây, bắt rễ ở đất Thanh Hoá từ trước Công Nguyên, chia sáu cành là sáu dòng-lâu đời vào thời Lý Trần,rồi trổ hoa kết quả nhiều nhất ở Thăng Long khoảng năm sáu thế kỷ gần đây. Vùng Thăng Long có nhiều chi họ Trịnh,và còn nhiều di tích là bằng chứng của sự nghiệp nhà Trịnh. Dưới đây trình bày lược đồ minh hoạ dấu ấn họ Trịnh ở Thăng Long, tượng trưng bằng thành luỹ và vương phủ Trịnh.

Lược đồ thành luỹ và vương phủ Trịnh

Họ Trịnh đã để lại ở Thăng Long những bằng chứng của một vương triều tồn tại lâu dài trên một đất nước hưng thịnh. Thăng Long ở đây hiểu theo nghĩa rộng.

Thăng Long nghĩa hẹp là Thăng Long-hoàng thành (hay cấm thành) tức là cái “thành” dài rộng 1-2 kilômét trong đó vua ở và thiết triều.

Thăng Long nghĩa rộng gồm có phần “thành” vua ở như vừa nói trên, nhưng đặc biệt đáng kể là phần “ thi” rộng hơn nhiều, có rất đông dân làm thợ thủ công và buôn bán. Đó là xấp xỉ vùng đất “Kinh Kỳ” như dân gian ta thưòng nói thời xưa, hoặc đất “ Kẻ chợ” như mô tả dưới ngòi bút các tác giả trong nứoc và ngoài nước hồi thế kỷ XVII và XVIII. Nói họ Trịnh đã phát triển từ Thanh Hoá đến Thăng Long thì hiểu Thăng Long theo nghĩa rộng, là vùng đông dân đầu não kinh tế,chính trị, văn hoá nước Đại Việt.

Dưới đây là khái quát thành luỹ thời các triều vua, qua các công trình đã công bố. Các tác giả công trình chưa hoàn nhất trí và một số kết luận còn phải bàn thêm. Riêng với Đại La Cao Biền và ba kiến trúc của Trịnh thì có tốc độ nhất trí cao hơn.

Thành Đại La Cao Biền được xây năm 867, theo Madrolle (1939) là ở khoảng từ Viện Lao tới Bách Thảo ngày nay. Các tác giả Việt Nam hầu như cũng nhất trí như vậy.

Thành Thăng Long – Hoàng thành. Thế kỷ qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu xem thành Thăng Long xây ở đâu. Bàn bạc nhiều chục năm, ý kiến chưa thể thống nhất hoàn toàn. Ý kiến đa dạng, tạm chia làm hai phái . Phái cho rằng hoàng thành ở “ phía tây Bách Thảo” thì chứng minh hoàng thành ở vùng Liễu giai, có thể sát Bưởi . Đại diện phái này là Trần Huy Bá(1959), Hoàng Đạo Thuý (1974,1988) và nhiều người khác. Phía “phía đông Bách Thảo” thì cho rằng hoàng thành ra tới phố Hàng Đường ngày nay thậm chí sát sông Hồng. Đại diện phái này có Nguyễn Khắc Đạm và nhiều người khác. Tóm lại, hoàng thành (nơi thiết triều) đựoc gán cho ở các vị trí khác nhau, cách nhau dăm ba kilômét tuỳ tác giả.

Các vòng luỹ Đại La bảo vệ kinh thành. Sách ta thường dùng từ ngữ La Thành hay thành Đại La để chỉ những vòng thành luỹ bảo vệ kinh đô. Cần phân biệt Đại La Cao Biền nhỏ, đường kính 2-3 km, còn các vòng thành luỹ Đại La các vua ta rất rộng hơn, đường kính trên 10 km. Có nhiều vòng thành,nay khó biết đích xác năm xây. Tạm chia loại như Nguyễn Khắc Đạm là ba vòng, có những đoạn trùng nhau giữa các vòng:

(1) Thành Đại La Trong, còn gọi là Trung Đô, đi dọc các phố này là: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Cầu Giấy, Đường La Thành, Giảng Võ, Trần Phú, Lý Đế Nam.
(2) Thành Đại La Ngoài: Bưỏi, Cầu Giấy, Đường La Thành, Giảng Võ, Ô Chợ Dùa, Đê La Thành, Đại Cồ Việt, Ô Đống Mác, đê sông Hồng, Yên Phụ, vòng Hồ Tây dến Nhật Tân, về Bưởi. Hai vòng trên đây coi là do nhà Lý đắp.
(3) Thành Đại La Ngoài Cùng, còn gọi là Đại La thời Trần, là như vòng trên đây chỉ mở xuống phía nam hơn 1 km bằng chặng đường: Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Phố Đại La, Minh Khai, Vĩnh Tuy, Ô Đống Mác.Năm 1588,nhà Mạc đắp thêm ba luỹ ngoài thành Đại La, theo con đường: Nhật Tân, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, đến Thanh Trì giáp sônng Hồng.(Mô tả các vòng thành trên đây là dựa vào các công trình cuar Trần Quốc Vượng và Vũ Tuân Sán (1966), Phan Huy Lê(1984), Nguyễn Khắc Đạm, v.v.)

Vượng phủ Trịnh. Đây là nơi điều hành công việc nhà nước nhưng không ở trong hoàng thành mà ở khu dân cư. Có tác giả cho rằng ở khu dân cư như vậy là yếu tố thuận lợi phát triển kinh tế ( Nguyễn Thanh Nhạ, 1970; Nguyễn Thừa Hỷ, 1984,1993). Vị trí vương phủ biết chính xác nhờ có bản đồ Hồng Đức, các bản đồ Hà Nội 1831 và 1873 và các công trình của Trần Huy Bá (1956,19966), của Nguyễn Triệu Luật (1939), của Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Khắc Đạm, Vũ Tuân Sán , Trịnh Quang Vũ và nhiều tác giả khác. Sách ĐVSK toàn thư(1993, III, tr.190) ghi “ Lập Phủ Thái Vương ở phưòng Phúc Lâm ( Huyện Thọ Xương)…bên tả cửa Nam của thành”. Vị Trí mô tả sau đây là khá thống nhất giữa các nguồn tư liệu, có chặng lệch nhau chỉ một hai trăm mét tuỳ tác giả. Vương phủ xây năm 1594 hình vuông, bốn cạnh gần trùng với bốn phố ngày nay là Lý Thường Kiệt hoặc Hai Bà Trưng, Quang Trung, Nguyễn gia Thiều, Quán Sứ. Chính môn quay về phía nam. Tả môn điếm (điếm ở công trái) là nơi chúa Trịnh Doanh treo chuông mõ để nghe ý kiến dân,có thể xác định là gần góc Quang Trung Nguyễn Gia Thiều.

Đền Phủ Trịnh ở thôn Thái Kiều. Đầu năm 1593, chúa Trịnh Tùng sửa gấp cung điện trong Hoàng thành để rước vua ra, còn mình tạm đtj hành tại ( bản doanh) ở thôn Thái Kiều (ĐVSK toàn thư, 1993, III, tr.183). Nơi này từ 1595 trở thành Phủ Từ tức là Đền Phủ thờ Thái Vương Trịnh Kiểm được dân bảo tồn suôt đến nay. Hiện nay vị trí Đền Phủ là ở ngõ 10 còn gọi là ngõ Thái kiều ở trong Ngõ chợ Khâm Thiên. ( Thông tin trên đây còn dựa vào các công trình của Trần Huy Bá (1966), Vũ Tuân Sán, Trịnh Quang Vũ, và những người khác).
Thành Đại Đô do chúa Trịnh Doanh xây. Năm 1749, Trịnh Doanh xây luỹ bảo vệ kinh đô đặt tên là thành Đại Đô. Tư liệu về thành này có Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Thượng kinh ký sự, các bản đồ Hà Nội năm 1831 vvà năm 1873, các công trình của Trần Huy Bá, của Nguyên Vinh Phúc, Nguyễn Khắc Đạm. Dựa vào tư liệu, vẽ được khá chính xác thành Đại Đô trên bẩn đồ ngày nay như sau. Bắt đầu từ phố Giảng Võ (chỗ giáp Nguyễn Thái Học), đi dọc phố Giảng Võ gặp Đường La Thành thì rẽ trái tới Ô Chợ Dừa, đê La Thành, Đại Cổ Việt, Ô Đống Mác, đê sông Hồng, đến Yên Phụ rẽ trái xuống đường Thanh Niên,qua Ngọc Hà lại về Giảng Võ. So với các vòng thành Đại La, thì thành Đại Đô có đặc điểm:
(1) Tận dụng các đoạn của các vòng Đại La cũ, tiết kiệm công sức.
(2) Khéo kết cấu các đoạn của các vòng thành để tạo lập một thành mới hoàn chỉnh và có bản sắc riêng, đó là: vương phủ Trịnh trở thành vị trí tương đối trung tâm của thành.
(3) Tên thành Đại Đô có ý nghĩa tự tôn dân tộc hơn tên Đại La do Cao Biền để lại. Đại Đô là thành lớn của kinh đô, Đại La là thành lớn bao quanh lỵ sở ( La là bao quanh). Kết luận về thành Đaị Đô và vương phủ Trịnh. Đây là những kiến trúc tiêu biểu cho quyền lực Nhà nước của nước Đại Việt độc lập tự cường. Các kiến trúc này được sử sách ghi chép và các nhà khoa học xác định vị trí , năm xây dựng với độ chính xác và chi tiết khá đầy đủ. Điều đó không lạ vì có một yếu tố quan trọng là vương triều Lê Trịnh đã tồn tại thời gian lâu dài và là vương triều cuối cùnggần chúng ta ngày nay nhất đã quản lý kinh đô Thăng Long với tư cách là kinh đô nước Đại Việt.

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn