Các tổ của họ Trịnh



Từ trước Công nguyên tức là cách đây trên hai nghìn năm, có nhiều danh nhân họ Trịnh ở nhiều triều đại đã giúp nước, tên tuổi được lưu truyền. Đây là các vị Tổ họ Trịnh từ trước thế kỷ XI. Gọi là Tổ vì so với các dòng họ Trịnh sau này có phả ghi liên tục, nhiều mối liên quan chặt chẽ về xuất xứ, quê quán, địa lý, thờ cúng,v.v.

1. TƯỚNG TRỊNH HUÂN GIÚP AN DƯƠNG VƯƠNG

Thế kỷ III trước Công nguyên, nước ta lấy quốc hiệu là Âu Lạc, đứng đầu nước là Thục Phán tức An Dương Vương. Nước độc lập được 50 năm, vua An Dương có công đẩy lùi đựơc đạo quân lớn phía Bắc đến xâm lược, như quân của Đồ Thư ( triều Tần Thuỷ Hoàng). Năm 208 trước Công nguyên, vua An Dương Vương mất cảnh giác, bị Triệu Đà đánh thua, rồi chết. trịnh Huân cùng với Phạm Gia và các vị Đỗ Đức Tiến, Đinh Đức Lượng, Lưu Quy, lui quân về phía tây. Nghĩa quân định lập căn cứ ở vên sông Đáy, dựa vào núi Trầm, mưu phò vua lấy lại nước. Việc lớn không thành , Trịnh Huân với những người cùng chí hướng giúp dân khai phá đất, lập trang Cái Chuôm. Về sau, vùng đó sau gọi là trại Cái Chuôm. Di tích còn lại ngày nay của “trang Cái Chuôm” là vùng đất bãi ở thôn Hoà Bình, thuộc xã Yên Nghĩa, huyên Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Hậu duệ của ngưòi dân ở trại Cái Chuôm thời xưa, nay phát triển thành xã Yên Nghĩa và một số làng ven sông Đáy. (Nguồn tư liệu này là từ giáo sư sử học Văn Tân và đựoc phản ánh vào sách Lịch sử cách mạng xã Yên Nghĩa tỉnh Hà Tây, xuất bản 1998(trang 20-21) do TS bùi xuan Đính chủ biên).

2. ÔNG GIÀ HỌ TRỊNH LÀNG HỔ BÁI GIÚP TRƯNG VƯƠNG

Đầu Công nguyên, Hai Bà Trưng mưu khởi nghĩa chống quan đô hộ nhà Hán, giành lại Độc lập. Hai Bà cho sứ giả đi cầu người tài giúp nước và cầu thần linh phù hộ. Sứ giả đến làng Hổ Bái nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hoá , được “ông già họ Trịnh” coi đền thờ thần Hợp Lang, giúp cầu thần phù hộ nghĩa quân ( thần Hợp lang là con vua Hùng Vương). Năm 40 đuổi xong thái thú Tô Định, nước độc lập, Trưng Vương về làng Hồ Bái tạ thần, cúng một tượng thờ, ruộng thờ và tăng bạc tạ ơn ông già họ Trịnh.Năm 1994 đền thờ đó đã được Nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử .

(Thông tin trên đây dựa vào thần phả ở làng Hổ Bái và tư liệu của ông Trịnh Mạnh tác giả mục Danh nhân trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam).Ngày nay tại thôn Hổ Bái và vùng lân cận có nhiều chi họ Trịnh.

3. ĐẠI VƯƠNG TRỊNH RA LÀ TỔ HỌ TRỊNH TỪ THẾ KỶ IX

Đại vương Trịnh Ra là người thông minh mẫn tiệp và nhân hậu, giúp nước giúp dân, được nhiều làng thờ, nhiều triều đại sắc phong.

Đại vương Trịnh Ra vốn là quan lang, làm tù trưởng ở Thiên Vực, nhà ngài ở xứ Long Xá, quê ngoại ở làng Đức Chiêu. Các địa danh này đều thuộc lộ Vĩnh Ninh ngày nay là huyện Vĩnh Lộc, và tập trung vào vùng Sóc Sơn-Biện Thượng lịch sử (quê chúa Trịnh), nay là xã Vĩnh Hùng và vùng lân cận. Đền thờ chính của ngài từ trước đến nay là Nghè Vẹt ở thôn Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng. Tại đó bài thờ vị ngài được đặt giữa các bài vị thờ 12 chúa Trịnh. Nghè Vẹt và các tiền thân của nó đã tồn tại nhiều thế kỷ và đã được Nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử.

Thế kỷ IX, nước ta bị quân Nam Chiếu nhiều lần đến cướp phá, các quan thái thú và binh tướng nhà Đường không dẹp nổi, dân tình rất cực khổ. Đến năm thứ 7, niên hiệu Hàm Thông nhà Đường tức năm 886, Cao Biền dẹp được quân Nam Chiếu. Cao Biền gặp Trịnh Ra thấy hoạt bát nên có lòng mến, khi bình xong Nam Chiếu cho theo về Đại La giao cho chức Khố Sứ quan. Đó là chức quan coi kho và trông nom việc binh lương ở Phủ đô hộ. Sau Trịnh Ra xin nghỉ , về quê Thanh Hoá, có 500 quan tiền. Ngài bị nạn chết ở Sông Mã nơi làng quê nhà. Cao Biền cho xây mộ, lập đền thờ ở quê, phong là Quản gia Đô bác thần vương, giao cho dân làng cúng lễ. Ngoài làng quê gốc có đền thờ, còn có nhiều làng xa gần trong vùng thờ ngài làm thành hoàng làng. Đến đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly cũng như vua Lê Thái Tổ có dịp đi qua đền thờ ngài là Đương giang Quản gia Đô bác đại vương. Đuổi xong quân Minh đô hộ, đất nước thanh bình, Lê Thái Tổ lại ra lệnh “ cúng tế hương hoả bất tuyệt” và cứ tháng sáu hàng năm làng Biện Thượng là thôn Bồng Thượng mở hội tế ngài, cúng lễ ca hát”. Làng Biện Thượng là thôn Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng ngày nay là nơi có Phủ Trịnh tức là Nhà thờ chúa Trịnh. Về sau vua lại ban dụ 5 năm một lần tế tự hội hè. “ Vương phủ” được cấp trâu bò, vải, rượi, tiền dầu nước và tán vàng làm nghi lễ tế ngài.

Mối quan hệ giữa đại vương Trịnh Ra với các chúa Trịnh có ba điều đáng suy nghĩ.

(1) Về mặt địa lý, đại vưong và chúa cùng ở bên bờ sông Mã, cùng quê vùng Sóc Sơn- Biện Thưọng, được thờ cúng nhiều thế kỷ cũng cùng tại một làng đó.

(2) Về mặt phả, một số phả của nhà Chúa (Chính phả, Kim toả, Ngọc phả ) đã ghi sự tíc Trịnh Ra trân trọng ở những trang đầu.

(3) Về mặt thờ cúng, ở Nghè Vẹt, đã từ rất lâu bài vị thờ đại vương đặt giữa, hai bên là các bài vị 12 vị chúa.

Hiện không có bằng chứng ghi trong phả về quan hệ huyết thống từ đại vương Trịnh Ra đến các chúa Trịnh. Mặt khác, ta biết đây là thế kỷ IX, lúc đó nước ta chưa có phả. Sang thế kỷ X, các vị vua của triều Đinh, triều Tiền Lê cũng chua có phả, mà ta biết rằng chỉ từ triều Lý ( Thế kỷ XI) mới có Ngọc phả, Ngọc điệp. Cho nên vấn đề này chưa kết luận. Nhưng dù sao, một khi chúa Trịnh đã ghi Trịnh Ra ở trang đầu của Vương phả thì nay ta gọi Trịnh Ra là “một cụ tổ”, cũng là điều có thể chấp nhận được.

4. TRỊNH TÚ LÀ MỘT TRONG TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH NHÀ ĐINH

Năm 986, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong các sứ quân, lên ngôi Đinh Tiên Hoàng đế. Chính sử cũng như thơ ca dân gian thường nói đến “ Tứ trụ Bạc Điền Cơ Tú” tức là buốn người trụ cột của triều nhà Đinh, là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ và Trịnh Tú. “ Tứ trụ” đã là cốt cán giúp vua Đinh dẹp sứ quân, thống nhất đất nước.

Năm 975 Trịnh Tú được vua sai đi sứ sang nhà Tống, mở đầu giai đoạn mới của nền ngoại giao nước ta với nước lớn phía Bắc.TS sử học Đinh Công Vĩ viết về việc Trịnh Tú đi sứ “…. Các sứ giả Đại Cổ Việt bước vào ngoại giao với một tư thế tự hào chưa từng thấy. Đã hết rồi cái thời xưng Tiết độ sứ, nhận tiết việt của phương Bắc …” (Quan hệ quốc tế số 43,1993, trang 25-26).

Năm 979, vua và thái tử Đinh Liễn đều bị ám sát. Lê Hoàn thay ngôi lập triều Tiền Lê. “ Tứ trụ” muốn giữ ngôi nhà Đinh cho ấu chúa, nhưng bị Lê Hoàn đánh thua: Đinh Điền chết tại trận, Nguyễn Bặc bị bắt sống đem về chém tại Hoa Lư. Còn Lưu Cơ và Trịnh Tú thì bị phục kích ở Bãi Vàng. Hai ông cùng hai bộ tướng chống cự quyết liệt, giết được bốn tướng của Lê Hoàn, nhưng cuối cùng bị quân đông hơn bao vây tiêu diệt. Thế là hai bên có tám tướng chết ở trận đó. Sau, dân làng Hoa Lư xây “ Bát long tự” sát phía đông Bãi Vàng để thờ giải an cho tám người

Ở Hoa Lư ngày nay còn truyền khẩu thơ “ Bát long tự sự tích ca” và một thơ khuyết danh khác ca ngợi công lao và lòng dũng cảm của tứ trụ, trong đó có tài ngoại giao ứng đối của Trịnh Tú.

Có câu:

Bặc, Điền, Cơ, tú hiên ngang
Trịnh, Lưu sau lại Bãi Vàng hy sinh.
Hai người đi trước quang vinh
Hai người sau sán lung linh cõi bờ.
Lại có câu:
Điền quân sự tham mưu Ngoại Giáp,
Bặc đứng đầu đền đáp nghĩa ân,
Lưu Cơ Độ Hộ sức thần,
Trịnh Tú ứng đối xa gần mến danh

(Tư liệu này dựa vào chính sử và Hội thảo về Nguyễn Bặc Hoa Lư (11-1997), và tư liệu của KS NguyễnVăn Thành cùng TS Sử học Đinh Công Vĩ).

There are no comments yet

Tin khác đã đăng