Dấu tích văn hóa Trịnh ở Thăng Long thế kỷ XVI-XVIII
Năm Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng 1592 chúa Trịnh Tùng giải phóng Thăng Long. Bây giờ quan quân lừng lẫy, dân chúng miền tây nam đều thu về, hễ đánh dẹp đến đâu, đều hàng phục được cả. Quý tỵ 1953 chúa Trịnh Tùng cho tái thiết Thăng Long, sai thợ xây cung điện, làm hành tại ở phía tây nam thành Thăng Long. Năm 1593, tháng 3 thi hội các cử nhân ở bến Thảo Tân, 4 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Chúa Trịnh Tùng cho đóng xe hai bánh, trang sức bằng ngọc ngà, bốn vách sơn then thếp vàng .Lại làm thang nhỏ để lên xe.Trước xe đặt một đòn ngang sai 4 lực sĩ đẩy. Kiểu xa đó Thái uý Nguyễn Hoàng thiết kế(ĐVSKTT,Trịnh.190,tập III) 1594 lập phủ thái vương ở phường Phúc lâm,sai dời hành tại đến bên tả cửa nam của Thành.1595 chữa điện tây kinh,1569 sửa làm các điện Thái Miếu,1630 làm 3 toà cung điện và 16 gian hành lang,xây lầu Ngũ Long bên sông Nhị Hà cao khoảng 120 thước cửa Tuyên Võ để duyệt thuỷ quân.
1. KIẾN TRÚC QUẦN THỂ VƯƠNG PHỦ
Năm Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng 1592 chúa Trịnh Tùng giải phóng Thăng Long. Bây giờ quan quân lừng lẫy, dân chúng miền tây nam đều thu về, hễ đánh dẹp đến đâu, đều hàng phục được cả. Quý tỵ 1953 chúa Trịnh Tùng cho tái thiết Thăng Long, sai thợ xây cung điện, làm hành tại ở phía tây nam thành Thăng Long. Năm 1593, tháng 3 thi hội các cử nhân ở bến Thảo Tân, 4 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Chúa Trịnh Tùng cho đóng xe hai bánh, trang sức bằng ngọc ngà, bốn vách sơn then thếp vàng .Lại làm thang nhỏ để lên xe.Trước xe đặt một đòn ngang sai 4 lực sĩ đẩy. Kiểu xa đó Thái uý Nguyễn Hoàng thiết kế(ĐVSKTT,Trịnh.190,tập III) 1594 lập phủ thái vương ở phường Phúc lâm,sai dời hành tại đến bên tả cửa nam của Thành.1595 chữa điện tây kinh,1569 sửa làm các điện Thái Miếu,1630 làm 3 toà cung điện và 16 gian hành lang,xây lầu Ngũ Long bên sông Nhị Hà cao khoảng 120 thước cửa Tuyên Võ để duyệt thuỷ quân.
Vương phủ chúa Trịnh được tiến hành xây dựng quy mô, là một quần thể kiến trúc nguy nga đồ sộ ở ngoài Hoàng Thành liền sát khu dân cư. Vương phủ được thiết kế hình vuông, có tường bao quanh nằm ở phía nam hồ Tả Vọng. Vương phủ có 3 cửa, mặt phía nam: Chính môn, mặt phía Đông: Tuyên Vũ môn, mặt phía Tây: Diệu Công môn. Khuôn viên phủ chúa bao gồm khu Bệnh viện Việt Đức, qua phố Tràng Thi , Thư viện Trung ương, Toà án tối cao, Hoả Lò tới giáp phố Thợ Nhuộm ngày nay. Cạnh phía nam có Chính môn, gần Chính môn có chùa Chân Tiên được chúa Trịnh lập để thờ vọng Tống Thiên Vương người đã giúp Tổ Trịnh phát phúc nghiệp vương sau này). Tại Thanh Hoá ở làng Trịnh Điện bên núi Tống Sơn cũng có đền thờ ngài. Khi Pháp xây nhà giam Hoả Lò đã di chuyển đến phố Bà Triệu ngày nay.
Qua Chính Môn, vào của thứ hai Cáp Môn có Xá nhân canh giữ,coi xét và Tướng thần lại giáp lối chỉ dẫn phục vụ.
Năm Bính Ngọ, Cảnh tri thứ tư (1666), tháng 8, có chỉ dụ chuẩn y điều lệ sắp đặt và răn bảo các viên chức túc trực ở Phủ đường ( Chính sự đường) hoặc Đại đường nằm tại trung tâm Vương phủ. Bên tả Phủ đường có ty phó câu kê và Xá nhân, bên hữu có viên chức phó câu kê, cai hợp, thủ hợp và tướng thần lại cùng cácc quan chức giữ phiên túc trực, đốc cuất những binh lính canh gác cho nhất luật nghiêm chỉnh. Còn như sở Ứng hậu phải giữ bút mực, chỉ cho phép các viên cai hợp, thủ hợp và Tướng thần lại đương chức giáp lối đi lại của hầu phiên để tiện thừa hành công vụ. ( Tướng thần lại là viên chức ở phủ chúa Trịnh giữ chức thuỷ lục nguyên suý). Qua Cáp môn có Phủ tiết chế, khu quân lính coi ngựa. Trong Cáp môn có điếm” Tiền mã quân túc trực” tới Đại điện.
Sân điện rộng lớn ở chính giữa toà chính sự đường (Đại đường) thềm cao hai tầng lầu bầy nghi trượng, võ khí, chiêng trống, nghi vệ, lỗ bộ v.v…. Phía sau đại đường là toà trung đường, Tả xuyên đường, Hữu xuyên đường v.v….
Tiếp đến là khu vực nội cung Vương Phủ gồm: khu vực đông cung có Bội lan thất, cung thập tự Lầu Ngũ Phượng, quyển bồng điếm, tiêu bút điếm, tam nhân đường, Trạch Các lầu v.v…
Tây Cung có Lộc phong điếm, Tây hậu đường, Kính Thiên lâu ( lầu xem sao tế trời đấy). Trước khi vào các cung có thị kỵ điếm là nơi dừng nghỉ chân, đợ lệnh để được đưa qua cửa Cấm đều có vệ sĩ canh giữ ai vào phải có thẻ bài, mật hiệu để kiểm soát.
Trong Thượng viện dưới thời Dương Vương Trịnh Tạc có câu chuyện về Lễ sư Nguyễn Thị Du. Bà đã được chúa Dương Vương Trịnh Tạc triệu ra giữ chức Lễ sư dạy cung nhân trong Thương viện. Bà là nữ Trạng Nguyên duy nhất của nước ta thời Mạc, người làng Kiết Đặc, Chí Linh. Bà đã giả trai đi thi và đỗ thủ khoa, còn chính thầy học lại đỗ thứ hai. Khi dự yến đãi tân khoa chúa Mạc thấy phong cách và nhan sắc của bà sinh lòng ngờ vực, gạn hỏi khám phá ra bà giả trai, bèn nạp cung phong làm Tinh phi (sao sa). Nhà Mạc mất bà bị quân Trịnh bắt được, được chúa Trịnh rất sủng ái. Sau bà xuất gia tu ở chùa Vụ Nông Gia Lâm hiệu là Diệu Huyền.
Khu vực nội cung rộng lớn nhiều hoa viên có hành lang là đường nối liền các cung. Trước cung lớn có Điếm hậu mã quân túc trực được làm bên cạnh hồ trang trí bao lơn lượn vòng quanh, biểu cách xinh đẹp (Đây là nơi ngồi chờ đợi lệnh để được qua cửa cấm vào nội cung).
Vườn Ngự Uyển ở phần sau cùng của Vương phủ có nhiều hồ lớn trồng nhều cây cảnh kỳ lạ. Đường đi uốn lượn, quanh co, giữa đất bằng có núi non ghép cảnh, lầu các bên hồ có thạch kiều, liễu rủ, chim muông thú lạ, quý hiếm,v.v.
Trong cuốn “ Miêu tả vương quốc Đàng Ngoài” của Baron có ghi như sau: “ Phủ chúa ở trung tâm, bao bọc xung quanh bên trong và bên ngoài có một số đông những nhà nhỏ thấp để cho quân lính ở. Những dinh thự bên trong thì xây cao hai tầng có nhiều cửa mở thoáng đãng. Các cửa sổ đồ sộ nguy nga cũng như hầu hết các nơi cửa cung điện, tất cả đều bằng gỗ lim. Các tư thất và cung dành cho phụ nữ đều lộng lẫy, xa hoa có chạm trổ sơn son thếp vàng. Ở sân đàng trước là chuồng voi lớn và ngựa tốt, trong sân có nhiều vườn cảnh, bụi cây, lối đi có những chòi tháp nhỏ, ao cá và tất cả những gì có thể làm chúa giải trí vui chơi, mặc dù hoạ hoằn đôi lúc, chúa mới ra đến nơi đó”.
Kiến trúc chính của Vương phủ được quay về hướng nam, một số đông cung hưóng về hồ Tả Vọng ( Hoàn Kiếm).
– Mặt phía đông của Vương phủ có Tuyên Võ môn trông ra hồ Tả Vọng và lầu Ngũ Long, Tả Vọng đình ( Tháp Rùa) và cung Thuỵ Khánh (đền Ngọc Sơn).
– Mặt phía tây của Vương phủ có Diệu công môn nằm trên đường Quán Sứ và gần chùa Quán Sứ. Dinh Hận quận công ở phường Nam Ngư ( góc đường Gambetta hàng Cỏ tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay).
– Mặt phía sau Vương phủ (cạnh phía bắc) từ phố Phủ Doãn tới khoảng phố Quán Sứ chạy dọc song song ( với phố Hàng Bông ngày nay) thuộc vườn ngự uyển, qua tường là tiếp giáp với khu dân cư buôn bán,còn Phủ tiết chế quân đội ở mặt nam phía trước sân toà Đại Đường. Chính vì lẽ đó nên tháng 6 năm 1623 con thứ 18 là Vạn quận công Trịnh Xuân đã bầy quân và voi ở Đình Ngang rồi cùng Điện quận công, Bàn quận công vượt vào phủ qua Ngự uyển vào thẳng nội cung, quân túc vệ kinh hãi chạy tan nên quân của Xuân đã tiếp cận ngay vói chúa Trịnh Tùng. Chúa thấy quân vào , thì trỗi dậy, dùng kim thương mà đâm bừa quân lính không dám đến gần. Chúng bèn vào kho lấy vải vứt đầy trước mặt chúa rồi đặt chúa lên võng đưa ra ngoài cửa phủ.
– Hoặc năm Phúc Thái 1643 Phù quận công Trịnh Lịch nội phản, Ngô Phúc Thiên phát hiện (lúc đó Phúc Thiên được chúa Trịnh Tráng nuôi trong phủ ở trong cấm đình hậu cung 18 tuổi. Trịnh Lịch cùng đồng đảng từ phía sau vương phủ chạy ra chợ hàng dê( bây giờ là chợ Hàng Da ) bị Đào Quang Nhiêu bắt sống và chém bọn phản loạn hơn 20 người. Qua hai sự việc trên cho thấy phần phía sau Vương phủ là nội cung và hoa viên tiép giáp với dân cư nên từ đó dễ tấn công vào và đào thoát ra vùng dân cư.
Quần thể Vương Phủ chúa Trịnh được xây dựng suốt trong một thời gian dài(1592-1749) hơn một thế kỷ rưỡi hoàn toàn không có thành lũy bao bọc, không ở tách biệt mà ở lẫn với dân cư là một điều rất đặc biệt chứng tỏ rất thanh bình . Lịch sử trung đại Việt Nam, ở châu Á và cả châu Âu thông thường vua chúa, quý tộc đều ở trong thành quách bảo vệ đó là điều không thể thiếu được.
Vương phủ được xây dựng hòa lẫn với khu dân cư gồm các phường thợ thủ công, người buôn bán, chợ búa mà không có sự tách biệt giữa triều đình với người bình dân.Trong bối cảnh đó đã có. Một khu phố phường cũ phía đông Hoàng Thành liền kề Vương phủ được đô thị hóa, trên bến dưới thuyền, bao gồm nhiều phường thợ. Bối cảnh sông nước có nhiều thuận lợi phát triển về giao thương, vận chuyển trên sông. Với nguồn nước sông hồ dồi dào tạo thuận lợi phát triển về giao thương, vận chuyển trên sông. Với nguồn nước sông hồ dồi dào tạo thuận lợi cho việc sản xuất, chế tác như nhuộm vải, đồ thuộc da, đồ đúc, v.v, Thăng Long- Kẻ Chợ giai đoạn này đã phát triển kinh tế hàng hóa của một đô thị tới đỉnh cao, cơ sở hạ tầng của kinh thành quy củ. A.de Rhodes nói đến bộ hành”.
Thăng Long- Kẻ Chợ thời đó đã được các chúa Trịnh quy hoạch đường rộng lát đá để kiệu voi ngựa đi cùng,v.v. rất tiếc là sau này đã bị phá hủy. Những quy hoạch hạ tầng này hiện nay vẫn còn lại để ta hiểu rõ, nghiên cứu là tại Thanh Hóa, làng Trịnh Điện, huyện Yên Định khi xưa là kinh đô của Nam triều có lối quy hoạch ô vuông bàn cờ về quy hoạch đường xá thẳng tắp, rộng rãi. Tại Trịnh Điện ngày nay vẫn còn các tên mang dấu vết cảu kinh đô xưa: Ao lũy, cánh đồng quan, Trường Thi, ngõ Sỹ ( nơi các sĩ tử tập trung đến lễ ở Văn Chỉ trước khi thi), ngõ Cấm Chỉ với chuyện Chúa Chổm. A.de Rhodes nói đến đường phố Kẻ Chợ rộng lớn, thẳng đến mức 10 hoặc 12 con ngựa có thể đi hàng ngang một cách dễ dàng, ông hết sức ca ngợi kể cả giáo sĩ Bissachère cho biết: “ Các đường phố chạy thẳng và rộng rãi một nửa đường đất để chuyên cho súc vật và chở hàng hóa, nửa kia lát gạch dùng làm lề đường cho khách bộ hành”. Ngoài ra còn các đưồng ngõ thẳng chạy song song có tên như: Đại Hội Hạng, Trung Chính Hạng, Thượng Hội Hạng, v.v.Cũng tại nơi đây còn các tên cửa thành, vườn ngự, v.v. Làng Trịnh Điện hiện nay còn lăng của Dương Lễ Công Trịnh Đỗ (con Thái vương Trịnh Kiểm) Lăng chầu, mẹ là Hiền phi Trương Thịn Ngọc Lãnh, Sùng nghĩa vương Trịnh Kiêu, v.v.
– Khu quy hoạch thứ hai là khu phủ Trịnh và Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng ngày nay cũng có quy hoạch vuông vức với các ngõ thẳng tắp kẻ ô cờ dài 1 km với tên Ngõ Thẳng hiện nay vẫn hai ôtô tránh nhau được. Đây là những vết tích của xa xưa đã 500 năm qua. Hiện nay một số tên gọi ở Thăng Long là bản sao của quê hương chúa Trịnh; chùa Chân Tiên, chùa Nga My ở quận Hai Bà Trưng, ngõ Cấm Chỉ, v.v. Ở Trịnh Điện đều còn những địa đanh này thế kỷ XVI
2. KIẾM TRÚC KHU VỰC NGOÀI VƯƠNG PHỦ
Khi Hải Thượng Lãn Ông lên kinh, vào Vương phủ chúa Trịnh, ông đã hết lời ca ngợi với bài thơ:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Kim qua vệ sĩ ủng thiên môn
Chính trị nam thiên đệ nhất tôn
Họa các trùng lâu lăng bích hán
Châu liên ngọc hạm chiếu triên đôn
Cung hoa mỗi tống thanh hương trận
Ngự uyển thời văn anh vũ ngôn
Sơn dã vị tri ca quản địa
Hoảng như ngư phủ nhập đào nguyên
( Vệ sĩ mang gươm giữ chín tầng
Trời nam đây quý nhất non sông
Lầu cao gác vẽ xuyên mây thắm
Hiện ngọc rèm châu rực ánh hồng
Man mác hoa cung hương gió thoảng
Nhặt khoan vườn ngự điệu chim rung
Quê mùa chẳng biết gì ca múa
Ngư phủ đào nguyên những lạ lùng)
LIÊU KỲ LỘC dịch
Buổi vào gặp đầu tiên với quan chánh đường Quận công Hoàng Đình Bảo, ông đã viết: “ … quan huyền lệnh dẫn qua hai lần cửa nữa rồi rẽ trái. Tôi ngẩng đầu lên nhìn thấy bốn bề tám phía chỗ nào cũng có cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua nở, gió thoảng hương trời. Hành lang lan can quanh co, nối tiếp song song. Người giữ cửa truyền báo lệnh công đi lại tíu tít như mắc cửi.Vệ sĩ gáccửa cung ra vào phải có phù hiệu… vòng quanh ước chừng một dặm, nơi nào cũng đình đài, rèm châu cửa ngọc, ánh nước mây lồng, suốt lối toàn hoa kỳ, cỏ lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp, chim quý nhảy nhót, bay hót, giữa đất bằng nhô lên ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá mầu. Tôi vừa đi vừa ngắm, thực chẳng khác gì cõi tiên vậy…”
Ở phía đông bên ngoài cửa Tuyên Vũ, giữa hồ Tả Vọng có cung Thụy Khánh đảo ngọc hai bên đắp núi giả Đào tai và Ngọc Bội (hiện nay là đền Ngọc Sơn và Tháp Bút), xây điện Chân Tiên (đền bà Chúa ) để các cung phi, công chúa, cung nữ trong Vương phủ ra lễ. Sau này điện Châu Tiên do một thái giám là Lê Trọng Hiên huyện Đường Hào đứng ra mở mang to thêm vào năm Vĩnh Trị 1680. Tiếp sau cháu là Hoàng Thị Bột trông nom trùng tu. Từ bấy đến cuối đời Cảnh Hưng thành của tư dòng họ Lê ở Đường Hào, người trông nom đền có tên tục là bà Kiệu nên thường quên gọi là đền bà Kiệu tới ngày nay. ( Năm Tự Đức thứ 6 có sửa chữa mở rộng thêm một lần nữa).
Chung quanh hồ trồng hoa cỏ, cây lạ, nuôi chim giữ gìn sạch sẽ,nghiêm cấm dân thường không được tới câu cá, hái hoa. Cuối hồ khơi một con ngòi dẫn ra sông Hồng để thuyền ra vào được gọi là bến Tây Long để đối với Đồng Tâm phường Hà Khẩu.
– Tả Vọng đình Lê Thái Tổ gọi là Điếu Ngư đài, đến đời chúa Trịnh Căn đã xây Tả Vọng đình cao hai tầng. Lâu vuông mái cong có đắp bốn con rồng bò trườn trên mái ngoảnh đầu lại khảm sứ mầu óng ánh (nghệ thuật nề ngõa). lầu quay hướng nam, tren cửa có ba chữ đại tự” Tả Vọng đình”. Tầng trên là chỗ chúa ngự xem tập trận. Hai đầu phía Đông và Tây có lan can trang trí mặt sàn sân thượng lộ thiên để các quan và cung nữ theo hầu có thể lên đấy cùng ngắm. Tường hoa lan can ghép sứ ónh ánh, tầng dưới hình chữ nhật chạy dài chiều đông tây làm thành ba cửa kiểu tam quan như ở cửa Đoan Môn. Tả Vọng đình kiến trúc thanh nhã chắc chắn với một tường hoa vây lấy lầu trên.
Khu Vương phủ đã bị Lê Chiêu Thống ngầm đốt năm 1786, đám cháy đã lan ra khắp kinh thành. Theo thư của Blandin người đã từng sống ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này viết ngày 3-9-1786, hiện nay lưu trữu tại Bộ Ngoại giao Pháp thì “đám cháy đã tiêu hủy hết hai phần ba thành phố”.
Thời gian sau triều Nguyễn, Tả Vọng đình bị hỏng không được chăm sóc. Khi quân Pháp xâm lược tấn công Hà Nội, Ngạc Nhi (F. Garnier) đã nã súng bắn rơi gạch ngói vôi vữa phần lầu trên bị sập đổ chỉ còn tầng dưới. Thời Nguyễn, tên bá hộ Nguyễn Ngọc Kim và quan phủ Đào Trọng Kỳ đã làm đơn xin dỡ để trùng tu lại Tả Vọng đình. Thực chất là mưu mô của bá Kim muốn để mộ bố tại đây. Đêm khi bá Kim táng xong, dân làng Hà Thanh đã đào mang đi chôn chỗ khác ở bãi gần chùa Phổ Giác( nay ở vào địa điểm UBND Thành phố). Bá Kim hôm sau biết tin chết ngất nhưng phải giấu chuyện đó và xây lại Tháp Rùa, tháp còn lại tới ngày nay.
Lầu Ngũ Long
Lầu Ngũ Long ở vị trí ngoài cửa Tuyên Võ gần sát hồ Tả Vọng. Lầu cao chót vót ba tầng chính, năm tầng mái cao khoảng 120 thước( tương đương khoảng 60 m). Lầu được xây dựng kiên cố bằng đá phiến lớn. Có hai mặt thềm đá bậc lên tầng lầu chính giữa là điện Quang Minh, phía ngoài lan can, cửa lớn rộng sơn son. Trong điện cột lớn sơn son thếp vàng. Tầng dưới lầu Ngũ Long là nơi thết yến tiệc, đón các tân khoa làm lễ trao áo mũ. Trên điện Quang Minh là nơi chúa ngự duyệt thủy quân ngoài sông Hồng, làm lễ kỳ đạo.
Lầu có 3 cửa lớn. Khuôn cửa có đểm ghép chéo góc với bộ khung lớn. Phần mái trên điện Quang Minh có 5 tầng mái đắp 5 con rồng nổi thân vẩy dát mảnh sứ tầu vàng óng ánh, vây rồng bằng đá Cẩm thạch mầu. Khi mặt trời chiếu sáng, ánh nắng dọi vào mình rồng óng ánh như đang chuyển động theo ánh nắng mặt trời khi ánh sáng thay đổi. Lầu có 5 tầng mái, có rồng trang trí nên gọi là lầu Ngũ Long. Đưới chân lầu là nơi diễn võ thuật, thi bắn, đánh vật. Đây là công trình mang tính chất quân sự phòng thủ rất vững chắc. Mùa tnág sáu nước sông Hồng ngập đến chân lầu, mặt lầu Ngũ Long tiếp giáp với sông Nhĩ Hà có thủy trại và các chiến thuyền canh phòng và luyện tập thủy binh. Thêm hai bên cửa lầu Ngũ Long mặt phía trước và phía sông có đặt súng thần công bằng gang nòng 5 tấc dài 5 thước đã được phong hiệu: Điện Xiết tướng quân, Lôi Chấn tướng quân Phi Đằng tướng quân v.v.. Đền triều Nguyễn Gia Long đã không còn các khẩu thần công này đã được chuyển vào trong thành Hà Nội.
Phía trước lầu Ngũ Long có rặng muỗm cổ thụ cao lớn, gốc sần sùi trông xa rất uy nghiêm hùng vĩ.
Thi hương trường Phụng Thiên ở Kinh đô sau khi kéo bảng, các tân khoa lĩnh áo mũ ở lầu Ngũ Long và bái mạng chúa tại đây. Ngày hôm đó nhân dân kinh đô nô nức đứng hai bên đường xem mặt các tân khoa.
Giờ thìn đội quân nhạc, nữ nhạc rước chúa trong phủ đường, đi tiền đạo là cờ, quạt cùng các đồ nghi trượng. Ba trăm lính cầm hèo sơn son. Chúa ngồi kiệu Kim Long che bốn tàn tía, 12 quạt vả thêu long phượng. Thế tử cưỡi ngựa yên thếp vàng, đeo nhạc vàng đi bên kiệu. Tiếp sau là hơn một vạn quân các đội Thi hậu, Nghiêm nhất, Hùng trung đều mặc nhung phục chỉnh tề mang võ khí, súng tay hoặc giáo mác, mã tấu. Các quan văn võ cưõi voi ngựa đi hộ vệ. Cuối đám rước là quan trường,ngồi võng trần che lọng và các tân khoa cưỡi ngựa, che lọng theo sau.
Tới lầu Ngũ Long, quân lính đứng giàn hàng, Chúa và Thế tử bước lên lầu.Chúa ngồi trên sập hoặc trên võng, Thế tử ngồi ghế bành, các quan phủ liệu đứng hầu hai bên. Dưới lầu xá nhân coi cửa, Tướng thần lại đứng chực giáp lối đi và thừa hành công vụ. Quan trường đọc tên tân khoa thứ tự vào thi Hương ở Thăng Long 1643-1648, Nguyễn Đình Trụ đỗ thủ khoa và Đăng Long đỗ hương cống thứ tư. Khi các tân thủ khoa vào lầu Ngũ Long mặt đẹp bèn bảo quan trường: “ gã này thật xứng đáng thủ khoa”. Lúc ban yến chua có Đình Trụ ngồi bên trái, Đăng Long ngồi bên phỉa nên đương thời gọi Đăng Long là Mỹ mạo thủ khoa (ông thủ khoa mặt đẹp).
Vương phủ cháu Trịnh ở Thái Kiều
Khi về giải phóng Thăng Long phủ chúa Trịnh đóng tại Cầu Mộng – làng Thái Kiều. Sau đó nơi đây đã trở thành Phủ Từ thờ đức Thế Tổ Minh Khang Thái Vương ở Cầu Mộng. Theo Lê triều chiếu lịnh thiện chính – Bộ Lễ, quyển Thượng đã ghi: “ Cung miếu Đức Thế Tổ Minh Khang Thái Vương ở Cầu Mộng xây hình chữ công, ba mặt hành lang bên tả, bên hữu hai lớp,một nhịp cầu, bốn mặt tường. Hàng năm tu bổ xây dựng thêm, lát gạch don cỏ.. Theo lệ cũ các hạng lính ở các huyện xã và các phường ở hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức phải làm những công việc này. Nay lại cấp thêm dân các xã để trông nom phụng sự các công việc này. Vậy các sự vụ về việc các nơi phụng sự các nơi thờ bốn vị tôn thần phỉa giao cho các huyện ấy phụ trấch, cho công việc được có chuyên trách, làm một chế vĩnh viễn. Chuẩn bị cho các huyện xã phụ trách. Cùng hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức dự để tiện công tác nói trên (chứ không bắt dân chịu) để đỡ tốn cho dân” (1631). Lệnh mùa thu tháng bảy định lệ chia việc cho các hộ. Bốn mùa phụng sự cung miếu, xã lớn phải nộp ba tiền cổ tiền, ghi sáu bát mỗi bát năm hộp, Các lễ tế trong buốn mùa, công lầ một quan hai tiền cỏ tiền, gạo hai mươi bốn bát, mỗi xã vừa hai tiền cổ tiền, gạo bốn bát…( Niên hiệu Đức Long nưm thứ 3 tức 1631, Lê triều chiếu linh thiện chính. Quyển Thượng).
Cung miếu thờ Đức Thế tổ Minh Khang Thái Vuơng thuộc làng Thái Kiều gọi là Phủ Từ theo bản đồ triều Nguyễn 1866 và ngày 5-2-1956 Biệt Lam Trần Huy Bá vẽ lại theo họa pháp của Thư viện khoa học Trung ương ( số 2-3-24) có đề khu Trịnh Phủ phần bên ngoài có hào hình thước thợ rộng, gần cống Thổ Quan. Đường vào phủ qua một cầu đá lớn được gọi là Cầu Bạch. Phủ Từ trước kia còn là nơi đóng quân khi mới giải phóng Thăng Long của Triết Vương Trịnh Tùng và Dương Lễ công Trịnh Đỗ thuộc tiền quân và trung quân. Nơi đây còn có hồ Voi luyện tượng binh. Trong Vương Phủ do dòng trưởng Trịnh Quang trông nom. Khi vua Quang Trung nhà Tây Sơn ra đánh quân Thanh giải phóng Thăng Long có chỉ dụ cho con cháu họ Trịnh như sau:
“ Ngày mồng một tháng 6 năm thứ 3 niên hiệu Quang Trung.
Chỉ dụ cho quan cựu tri phủ ở làng Sáo Sơn huyện Vĩnh Phúc Phủ Thiệu, trấn Thanh Hóa là người Trịnh Tiệp tuân biết. Mới rồi cử người đến của lạy mừng bóng Dương đã soi đến gốc Quỳ.
Nay lệnh chỉ đạo cho tìm bảo các viên trong họ đều được trở về làm ăn; ai có bụng trung thành,muốn ra hiệu dụng, đều cho đầu nạp để được thu phục,cho yên lòng chúng để rõ đức vua. Ấy là sự tin thật đó.
Nay lệnh chỉ”
Do lệnh chỉ của vua Quang Trung nên khu Phủ Từ vẫn hương khói. Khi triều Tây Sơn mất, vua Gia Long thống nhất đất nước có đặc điểm như sau:
“ Ngày 16 tháng 6 ăm đầu niên hiệu Gia Long (1802)
Chiếu chỉ đạo cho ngoại quán,các chi phía họ Trịnh đều biết. Nhớ xưa: họ ta cùng họ Trịnh vẫn là thân thích, quãng giữa bắc Nam đôi ngả, thành xa cách nhau đó là công việc của tiền nhân, ta cũng không nói đến nữa.
Ta nay trả được hằn, dẹp được giặc, trong ngoài thống nhất như một nhà, thì tình thân qua cất từ xưa lại nên nhớ đến. vậy chiếu ban cho trong họ đều biết, nên phải bảo nhau, họp chọn lấy năm sáu người tộc trưởng, có tài cán biện, đến hành doanh chầu mừng và đưa cả sổ sách gia tiên để tìm được chi phái đích thứ, mà thu lại cho, để hậu nghĩa hai họ với nhau.
Phải nên kính vâng nhời đó.
Nay đặc chiếu.”
Sau khi đặc chiếu của vua Gia Long có biểu tấu của dòng dõi nhà Trịnh( cả họ Trịnh ký tên) nơi Phủ Từ vẫn được tôn trọng và sửa sang hương khói. Người trông coi trực tiếp là Trịnh Thực. Ông là con trưởng của Thái phó Linh quận công cháu đích của Yến đô vương Trịnh Bồng. Trịnh Thực phụng sự các tiên vương. Căn cứ vào Vương phả hiện nay còn giữ được(phả dòng Dương lễ công Trịnh Đỗ, Trịnh Tiệp trong dụ của vua Quang Trung) hiện còn ghi: “Ốc cư Hà Nội, Trịnh Thực Lệ kiều phố”. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã gặp hậu duệ của dòng chúa Trịnh và đã giới thiệu trong bài viết cho Hội thẩo Quốc gia về Phố Hiến năm 1994 tại Hưng Yên với tiêu đề “ Phố Hiến nhìn từ Thăng Long”, đó là bộ sách cổ tên là “ Trịnh gia phả ký” nội dung ghi lại thế thứ các đời chúa Trịnh kể cảc các chi con cháu. Về phần phụ lục có ghi một số thơ văn của các tác giả họ Trịnh. Kể cả thơ văn của các tác giả họ Trịnh. Kể cả thơ văn của chúa Trịnh Căn , Trịnh Sâm.. Trong số này có một số bài thơ Nôm về Phố Hiến của Gia quận công Trịnh Lâm. Khi Phủ Từ được xây dựng( cuối thế kỷ XVI) thờ đức Thái Vương Trịnh Kiểm thì dân làng Thái Kiều tôn Ngài làm Thành hoàng làng.
Theo lời kể truyền tụng của nhân dân vùng này, Phủ Từ rất linh thiêng mỗi khi các Chúa về thờ cúng Tiên Vương. Phía sau phủ thờ có khu vườn Đức gia viên được trùng tu khoảng năm Nhâm Ngọ niên hiệu Bảo Đại thứ 7 (1932) do ông Trịnh Đình Kính hậu duệ đời 18 tước Hàm lân viện và nhân dân làng Thái Kiếu. Sau ngày giải phóng các sắc phong và đồ thờ, theo dân làng và cụ từ kể lại đã nộp cho cán bộ bảo tồn, bảo tàng. Hiện nay khu Phủ Từ đã bị chiếm gần hết, cổng Đức gia viên bị xây chặn bịt, câu đối hai bên cổng tò vò kép đã bị hủy hoại còn sót lại ba chữ: “ Viện lập từ”. Phủ Từ là mọt di tích lịch sử Thăng Long đã tồn tại gần 5 thế kỷ, từ Lê Trịnh, Tây Sơn, Nguyên là di tích lịch sử văn hóa xây dựng thủ đô ngàn tuổi. Nơi đây vào ngày 17 và 18 tháng 2 âm lịch hằng năm giỗ Thái Vương Trịnh Kiểm. Nhân dân làng Thái Kiều,ngõ chợ Khâm Thiên, Trung Phụng và hậu duệ vẫn hương khói phụng thờ giữ gìn và bảo vệ truyền thống dân tộc, tổ tiên, giáo dục thế hệ con cháu tu dưỡng xây dựng đất nước. Nhà sử học Nguyễn Vinh Phúc còn giới thiệu bài thơ chữ Nôm của Trịnh Lân (Gia quận công) do ông được ban ‘ tứ tính” có nhiều thông tin quý hiếm về sự giao thương của nước ta với Hà Lan, Nhật Bản,v.v. Bài thơ không có nhan đề nhưng có tiểu dẫn là: ” Gia quận công coi Trung dực quân doanh năm Bảo Thái thứ 3 khi ông làm Trấn thủ Sơn Nam có bài thơ dâng chúa”. Đây là dâng An vương Trịnh Cương 1709-1729. Thơ thất ngôn pha lục ngôn.
Vâng mệnh Sơn Nam trấn Hiến Doanh
Khổn thần tưởng vọng lấy lòng thành
Song mai liệu đặt vài bàn thiếc
Tứ quý danh xưng bốn bức tranh
Nậm khách nó rằng be đá
Ấm tầu ta gọi bình sành
Của mua Nhật Bản từ kim cúc
Đồ ấy Hòa Lan trản thủy tinh
Khôn xiết tấc lòng báo đáp
Kính dâng phúc thọ khang ninh.
Đây là bài thơ của Gia quận công dâng lên chúa Trịnh Cương, ông chính là Đặng Tiến Lân cháu 5 đời Đặng Huấn,bố vợ của chúa Bình An Vương. Đặng Tiến Lân chính là em quốc lão quận công Đặng Đình Tướng.
Đền Phủ thờ Thái Vương Trịnh Kiểm từ cuối thế kỷ XVI đã được dân làng Thái Kiều thờ phụng hương khói tới nay ngót 500 năm. Bài vị, ngai thờ tượng Đức thái Vương đã được dân làng tôn tạo lại và ngày 29 tháng 1 năm 1996 chính quyền và dân làng làm lễ khánh thành. Đền Phủ được giữ gìn và tôn tạo khang trang như hiện nay có công đức của nhân dân Ngõ 10 Ngõ chợ Khâm Thiên. Ngày 28 tháng 5 năm 1999 một số dân làng đã đem di vật cũ của Đền Phủ chúa đã được họ bảo quản 50 năm nay mang trao trả lại cho ban quản lý và con cháu hậu duệ dòng họ gồm một cái tiu, đôi nến, lư trầm. Cuộc trao lại di vật của Đền Phủ diễn ra vô cùng cảm động giữa các con cháu hậu duệ và dân làng, phưòng xóm.
2. LỄ KỲ ĐẠO
Trong lễ Kỳ đạo thời Lê Trịnh hằng năm ngày khai ấn, Viện khu mật truyền cho các trấn xứ ngày tế cờ sau đó chỉ dụ truyền cho các trấn xứ Thanh Nghệ chiếu ngày hành lễ,quan đề lĩnh, Phủ doãn đôn đốc binh lính, nha lại sửa đường. Tiết chế phủ ghi rõ thứ tự và quân doanh của các đội. Quan lễ bộ chuẩn bị lễ vật, sắp đặt hành lễ. Ngày hôm trước làm lễ cáo tại Thái miếu, điện Chí Kính trong Vương phủ tại Thái miếu, Cung miếu, Kính thiên lâu, Tĩnh đường vị, Thiên tướng súng vị.
Ngày hành lễ các quan vâng mệnh đi tế các nơi.
Thái miếu nhà Lê và Thái miếu chúa Trịnh mỗi nơi bốn mươi tư mâm cỗ nấu, một con bò,một trầu rượu.
– Trong Vương phủ tại Kính thiên lâu: ba phẩm oản lớn, trầu rượi và giấy vàng bạc tại Tĩnh đường vị và Thiên tướng súng vị, Cung miếu.
– Đường niên hành khiển: một mâm xôi,một con lợn,một trầu rượi.
Tống thiên thần vương vị, Quản gia đô bác đại vương vị (Trịnh Ra), Tiên sư cung nô nhị vị, Thạch tượng từ, Nội tĩnh thánh tướng vị mỗi nơi một mâm xôi, một con lợn, một trầu rượu.
– Tiên sư thiên hùng vị, Tiên sư hiệu lệnh vị, Tiên sư bả lệnh vị, Tiên sư tư thiên vị, mỗi nơi một mâm xôi, một con lợn, một trầu rượu
– Tiên sư bản mệnh vị: mười hai phẩm oản, một mâm cỗ chay, một con lợn, giấy vàng bạc, một trầu rượu,một trăm đồng tiền, một trăm bấc đèn, một cái gương để làm khai cuông và giải oan thích kết.
– Thiên tướng súng vị, Tiên sư tương vị, Tiên sư mã vị mỗi nơi 12 phẩm oản, một mâm cỗ chay, một con lợn, giấy bạc và trầu rượu.
– Táo quân vị, thổ công trấn trạch vị, bản mệnh tinh tướng vị, thiên tướng vương mẫu vị, gia lộc đồng tử vị mỗi nơi 12 phẩm oản , một mâm cỗ chay, giấy vàng bạc và một trầu rượi.
– Đền thờ Tuấn Trạch công, Điền Khánh Công mỗi nơi sáu mâm cỗ.
– Đền thờ Hậu Trạch công, Chiêu Huân công mỗi nơi năm mâm cỗ.
Khi đó Tiết chế phủ tế đàn thiên địa, đàn liệt thánh và đàn kỳ đạo. Theo Điển lễ xướng Tiết chế phủ lạy và tế 3 tuần sơ hiếu, á hiếu, chung hiếu. Lễ tất Tiết chế cưỡi voi chạy một vòng dài, lúc trở lại các quan đều lạy mừng.
Tại phủ đường tới giờ Tư thiên giám đã định, các võ quan và các đội quân binh mặc nhung phục, đội mũ tròn bóng loáng, súng gươm theo phương hướng bắn súng, bắn không có đầu đạn. Các Nội thần giám sát lục cung ty xá nhân, Tướng thần lại, thi hậu, nội hậu là thân quân và các đội thuyền canh gác phủ chúa. Trên sông thủy binh các chiến thuyền đi tuần tiễu. Chính giờ đội Nghiêm nhất đánh ba hồi trốn, trên lầu các võ quan,binh sĩ xếp hàng trong sân chính diện, cờ quạt tàn lọng giàn đội hình theo nghi thức. Hiệu thị tiến ra lệnh tiến binh, Hiệu thị trung điểm trống rước Chúa xuất binh qua Tả Cáp môn, Tuyên Vũ môn tiến thắng đến lầu Ngũ Long.
Tại lầu Ngũ Long hiệu thị trung dóng chiêng thu quân, trăm quan rước Chúa lên lầu. Các hiệu quân theo hàng ngũ đứng nghiêm, chỉnh tề khí giới. Một lúc sau hiệu Nghiêm nhất, Hùng nhất phát lệnh hai bên xe súng thần công tiến vào Điện Xiết tướng quân, Lôi Chấn tướng quân.
Tại đàn tế, Tiết chế phủ cùng các quan hành lễ theo thứ tự hành lễ. Lại phiên truyền ngựa trạm chạy đi, chạy lại báo tin. Binh phiên truyền cho hiệu thị trung đánh tiếng, quân lính theo thứ tự quân lệnh đã ghi trong bản đồ. Hai kỵ mã chạy đến đàn tế đợi lệnh.
Đàn tế xong,hiệu thị trung ra hiệu mở cờ và quát rất to, cờ tung bay trước gió. lại phiên đánh chiêng, trống. Đội bả lệnh nổi nhạc, các hiệu quân đều kéo cờ hò reo, rồi lần lượt bắn súng. Lại phiên truyền cho cơ Hùng trung phát ba tiếng lệnh. Súng Bảo Long bắn lên, các hiệu quân theo nhau bắn súng. Sau cùng súng thần công Bảo Long bắn chấm dứt, chiêng trống âm nhạc cùng im tiếng. Hiệu thị trung đánh ba hồi thanh la thu quân. Đội kiệu nhất đánh ba tiếng chiêng thôi bắn. Quân các đội thu khí giới, súng đạn về chỗ. Đội Nhưng nhất thổi tù và ra lệch quấn cờ, cơ nào đội ấy làn lượt cuốn theo. Hiệu thị trung về chỗ đứng, các quân trở về vị trí cũ. Cơ Nội nhất, Thăng nhất vào hai vọng điểm tả hữu. Đội kiệu đánh chiêng,dứt hồi chiếng quân lính ngồi nghỉ. Đội Hùng trung xe súng vào niêm cất. Voi ngựa kéo về các quân doanh dự lễ.
Quan binh bốn đội đến lầu Ngũ Long chầu hầu. Các quan văn võ từ tam phẩm trở lên lạy mừng ở trên lầu điện Quang Minh, từ tứ phẩm trở xuống ở lầu dưới theo thứ tự. Chúa truyền bầy yến ban cho bá quan. Dưới chân lầu thi bắn bia, đánh vật,v.v.
Trong quyển Vương quốc Đàng Ngoài, Samuel Baron đã miêu tả: “ Hàng năm tới ngày 15 tháng 2 chúa Trịnh làm lễ kỳ đạo trên sông Nhĩ Hà.Từ hoàng thành ra đó khắp hai bên đuờng cờ tán phấp phới. Buổi sáng Chúa ngự ra bờ sông có ban nữ nhạc theo hầu, mười tám ngàn quân ngự lâm cùng voi ngựa tùy tùng. Trên bờ sông trần thiết các đồ nghi trượng trông rất uy nghiêm, Chúa và các quan ngồi xem trong nhà trạm,trên che đình màn, quân lính với ngựa dàn đứng hai bên chiến thuyền xếp hàng trên sông Nhĩ Hà. Bộ binh đông tới tám vạn người cầm khiên mộc, giáo mác,mã tấu. Năm ngàn kỵ binh mang súng, kiếm, vai đeo cung tên. Lại có 250 thớt voi bành sơn son thếp vàng, trên mỗi thớt voi có hai võ quan ngồi cầm súng và gươm giáo. Chung quanh lễ trường bầy 300 cỗ súng thần công. Khi hành lễ chiêng trống nổi lên nhã nhạc tưng bừng, dân chúng đứng vây xem đầy đặc như một bức thành. Lế kéo dài từ sáng đến chiều mới giải tán”.
4. QUÂN ĐỘI ĐÀNG NGOÀI
Thông qua những tài liệu nước ngoài và trong nước chúng ta có thể phác họa lại đôi nét về thời Chúa Trịnh: Tổng số quân đội khi động viên 115.000 người gồm kỵ binh có 10.000 ngựa, tượng binh gồm 600 thớt voi. Bành voi trang trí sơn son thiếp vàng, trên mỗi thớt voi có hai võ quan cầm súng và gươm giáo. kỵ binh bận nhung phục cầm súng, kiếm, vai đeo cung tên.
Bộ binh cầm khiêng mộc, giáo mác, gươm thường và mã tấu. thủy quân có 500 chiến thuyền mũi sơn son thiếp vàng, mỗi thuyền có 26 tay chèo bố trí trên chiến thuyền có 3 khẩu đại bác, nặng 14 liveres gọi là thần công. Thuyền chúa Trịnh thời đó lớn hơn thuyền Châu Âu (Hành trình và thuyền giáo, NXB Cramoisy 1653).
Quân vương phủ chúa Trịnh
“Phủ chúa Trịnh lúc nào cũng có 50.000 lính hộ vệ, mỗi ngày 12.000 thay phiên canh gác, chỉnh tề nghiêm khắc. Tất cả đều bận nhung phục chúa ban cho vào đầu năm. Khi làm lễ tuyến thệ tại đền Đồng Cổ thì mặc nhung phục màu tím, cũng là màu dành cho các bậc tiến sĩ.
– Vũ khí của binh sĩ chúa Trịnh: gồm súng tay, giáo mác, mã tấu. họ chỉ mang một thứ vũ khí và sử dụng rất thành thạo khéo léo nhất là hỏa khí. Súng đại bác của họ bằng gang cũng không rộng lòng như súng của ta. điều tôi chắc chắn là họ sống chung với nhau và khi có giặc họ chiến đấu rất anh dũng, không tiếc mạng sống, họ thương nhau như anh em và không bao giờ tôi nghe binh sĩ nào dùng võ khí ám hại đồng sự”. (Hành trình và truyền giáo/ NXB Cramoisy 1653).
Thủy binh chúa Trịnh Tráng
Theo lời thuật của Alexandre de Rhodes. Trước thuyền của chúa là đoàn thuyền mở đầu gồm hơn 200 thuyền chiến lớn rất trau chuốt, lóng lánh vàng và tô những bức họa đẹp. Quân binh đều mặc nhung phục, mỗi người đều đội một thứ nhung tròn màu tía với võ khí hợp thời đẹp và bóng loáng. tất cả quân binh đều tỏ ra vừa trịnh trọng vừa làm cho người ta khiếp sợ. Điều làm cho hết cả mọi người trông thấy đều cảm phục, vừa thực ra người ta đã để ý tới, đó là tất cả đoàn tầu đông đúc đó tiến quay điều hòa, bằng nhau coi như chỉ có một cơ thể, chỉ có một sức chuyển làm lay động tất cả. theo sau đoàn tháp tùng Chúa vàng, chão buộc hay giữ buồm thì bằng tơ lụa đỏ sẫm. Chiếc thuyền rất đẹp thì chở chúa ở giữa các thuyền khác. Chúa Trịnh Tráng đã tiếp A.de Rhodes và người Bồ. Hai người đã tặng Chúa đồng hồ cát và một khẩu súng phòng thân khi ra trận. cuộc gặp này vào năm 1627 khi Thanh vương Trịnh Tráng mang quân vào đánh Đàng Trong. Người ta đếm được 500 thuyền theo sau và chở lương thực cần thiết để nuôi đủ thủy quân. Lục quân đã kéo trước theo bờ biển gần đó với 300 cỗ voi kéo súng. Chúng tôi có thể ước lượng mỗi bên gần 200.000 quân trực chiến…
5. MỸ THUẬT ĐỒ SỨ
Những họa sĩ vương phủ chúa Trịnh vẽ mẫu đồ sứ Nội phủ đặt làm tại Trung Hoa
Quá trình tái thiết Thăng Long và xây dựng Vương phủ chúa trịnh kéo dài nhiều năm. số cung điện lớn lên tới 52. Thời này có nhiều cơ quan chuyên trách xây dựng và phát triển nghệ thuật về ngõa, mộc, trang trí như: Công tượng chủ ty, Cục bạch tác, Họa tất tượng cục, Tạo thạch tượng cục,v.v.
Trong Vương phủ đã xuất hiện nhiều nhà mỹ thuật giỏi, tài năng nổi tiếng như Trương Thọ tiên sinh. Ông là người trong dòng họ Trương, cháu Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh, vợ Thái vương Trịnh Kiểm. ông là nhà điêu khắc tượng Phật giỏi nhất nước ta với tác phẩm Quan âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Bút Tháp hoàn thành năm 1656 và một số tượng chân dung trong tôn thất hoàng tộc. ông được phong Nam tước đời chúa Trịnh Tráng (1623-1657).
– Nhà điêu khắc đá Thiếu bảo Hựu quận công Trịnh Điện ông là con thứ 11 của Triết Vương Trịnh Tùng, ông dựng ra nghề làm bia, chạm vẽ bia, nghề này tôn ông làm tiên sư.
– Họa sĩ Trịnh Phác, ông giỏi nghề sơn, vẽ, thích chơi nghề giát vàng, giát bạc. ông thường chế đồ giát vàng, bạc trong Vương phủ. Ông là con thứ 9 của Tây Vương Trịnh Tạc (1657-1682). Ông không lấy vợ, thời bấy giờ gọi ông là thợ giát, tước lá Thiếu bảoThiều quận công.
– Định Vịnh là viên quan trong Họa tất tượng cục phụ trách trông coi trang trí cung điện, Vương phủ ở Thăng Long 1663-1671, ông người làng Bình Vọng nổi tiếng về nghề sơn mài vẽ trang trí cung đình.
– Họa sĩ, thợ sơn vẽ, Đào Thúc Kiên người thôn Nhân Vực, xã Bảo Vực, huyện Văn Giang, trước làm nghề nhuộm, giỏi pha mầu sau di cư lên phường Nam Ngư, phủ Phụng Thiên gần phủ chúa phía cửa Diệu công của Vương phủ. Ông là người tài hoa, vẽ giỏi có tiếng ở kinh thành. một hôm quan trung sử tông vương phủ đến đặt ông vẽ tranh quả dưa bở có cành lá hẹn năm ngày sau lấy. ông Kiên nhận vẽ nhưng vì ham rượu, luôn luôn say sưa với thần “lưu linh”, lần lữa chưa vẽ. thời gian trôi nhanh, khi chỉ còn một ngày, không còn cả thời gian cho sơn kịp khô, ông vùi đầu vào vẽ đến khuya mới xong. Do sơn còn ướt, muốn khô nhanh, lại sẵn bên cạnh có ngọn đèn dầu lạc, ông nảy ý định hơ đèn dầu vào cho mau khô. sự kỳ diệu đã xuất hiện, sơn gặp nhiệt biến mầu, có chỗ từ xanh chuyển sang hoe vàng, nứt rạn tạo thành quả dưa bở nứt rạn tự nhiên như thật. viên trung sứ mang tranh về phủ. Ông Kiên đã được khen gợi về tài vẽ, pha mầu. từ đó ông được mời vào Vương phủ trang trí nội điện. do làm việc trong phủ phải trông nom nhiều việc nên ông xin phép được cho phép con gái mang cơm rượu vào phủ cho mình. một hôm hoàng tử Duy Tường đến xem hiệp thơ sơn vẽ, trang trí, chợt thấy cô Nhiễm xinh đẹp mang cơm cho bố. Hoàng tử đem long yêu mến rồi lấy làm vợ. khi Duy Phương bị phế truất (1729 – 1732) vì tội thông dâm với cung nữ của chúa An Đô Vương, Duy Tường lên làm vua niên hiệu Long Đức, tức vua Thuần Tông (1732-1735)
– Họa sĩ Nguyễn Gia Thiều tước Ôn như hầu. ông gọi chúa Trịnh là cậu ruột được nuôi trong Vương phủ từ 5 tuổi. ông có tài văn chương còn là một nhà họa gia, thư pháp vẽ bức tranh Tống sơn đồ được vua Hiển Tông khen thưởng. Nguyễn Gia Thiều là con Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Tuân con gái thứ 6 của chúa An Đo Vương Trịnh Cương. bố là Nguyễn Gia Cư tước Đạt vũ hầu. Chúa Trịnh Sâm cho ông vào Phủ vẽ trang trí và trông nom tu sửa Vương phủ. Ông thiết kế xây dựng Tháp chùa Thiên Tích 12 tầng ở phía namg Thăng Long lộng lẫy. chúa Trịnh Sâm rất thân tình với Nguyễn Gia Thiều. năm 1779, Trịnh Sâm đến chơi nhà ông ở Hồ Tây tặng một chiếc áo ngự trng tình anh em. Em ông là Nguyễn Gia Cơ lấy con gái vua Hiển Tông, chị của Lê Ngọc Hân. việc vẽ mẫu đồ sứ hoặc góp ý chắc chán rằng có sự tham gia của ông.
-Trong vương phủ thời chúa Trịnh Giang có quan Trung quý Tả chi hầu là nội thị của Vương phủ. Ông có biệt tài về hội họa vẽ chân dung sống động. ông đã vẽ chân dung Thái phi Trương Thị Ngọc Chử, mẹ chúa Trịnh Cương, vẽ chân dung bà Mi Thứ (Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên), mẹ chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh; vẽ chân dung Tuần phủ Phạm Đạt ở Sơn Tây thân sinh ra Phạm ĐÌnh Hổ, được ông Hổ tả lại như sau: “ Tả chi hầu từng vẽ bức truyền thần cho đấng tiên đại phụ ta hồi 50 tuổi. Đấng tiên đại phụ ta có đề thơ ngũ ngôn vào bức chân dung mỗi lúc ta ngẩng lên nhìn tưởng như trông thấy thật”. Ông hầu còn vẽ chân dung Đại học sĩ Phan Trọng Phiên đỗ tiến sĩ năm 1757. Phạm ĐÌnh Hổ tả lại: “một hôm hầu đem bức hành lạc của Phan công của đấng tiên đại phụ ta xem mà nói:”tiên sinh có nhớ người học trò này không? Nay người ấy sắp trở về đấy”. Lúc đó ông Phan theo chúa vào Nam làm tán lý quân vụ. nói chưa được bao lâu, quả nhiên Phan công trở về làm chức Thiên đô tài thật”.
– Kiều nhạc hầu Nguyễn Khản, ông đỗ tiến sĩ năm Canh Thìn (1760) rất thân thiết với Tĩnh vương Trịnh Sâm. Khi Trịnh Sâm còn ở phủ Lượng Quốc, lúc đó ông làm phiên liêu, hàng ngày được vào hầu trong nội cung thân thiết như bạn áo vải. chúa đi choơi hoặc thưởng ngoạn, lúc đi câu cá thế nào cũng có Khản cùng đi. Khi về ông lại mặc áo chẽn tay hẹp ra vào nơi cung cấm. Nhà chúa đặc ban cho ông đi lại không khác gì quan nội giám. những ngày chúa rồi, ngự trên Hồ Tây, ket thị thần bày hàng quanh mặt hồ. nhà chúa chỉ cùng bà Đặng Tuyên phi ngồi trên thuyền mà Khản thì ngồi hầu ngang trước mặt, cùng thưởng lãm, cười nói không khác gì người nhà, bạn bè. Trong cung có bày bể cạn, núi non bộ và cành hoa đá gì đều phải qua tay ông chăm sóc thì nhà chúa mới vừa ý. Nhà chúa thương sai ông đi sửa sang hành cung ở Châu Long, núi Tử Trần, Dũng Thúy. Nguyễn Khản có tài nặn núi đá, vẽ vời tranh họa nên được nhà chúa ban khen.
Năm Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái thứ 8 (1727) tháng 11 chúa Trịnh Cương đi Như Kinh, thích đất Cổ Bi muốn dựng kinh đô mới ở đó. Các tụng thần xin cho dựng hành cung ở đó để phòng khi chúa đi tuần dụ. chúa Trịnh bèn hạ lệnh cho chọn đất vẽ đồ án dâng cho chúa xem.
Công việc doanh tạo trong một tháng xây đắp xong. hiện nay tại Cổ Bi còn 6 linh thú: 2 hổ đá, 2 kỳ lân đá, 2 voi đá với kích thước đều lớn như thật, đẹp về tạo hình chạm khắc có giá trị về mỹ thuật ở nước ta.
Từ những việc trên các họa sĩ cung đình cho chúng ta thấy trong Họa tất tượng cục, vương phủ có nhiều họa gia mà đại diện là một số họa gia thuộc tầng lớp quý tộc quan hệ mật thiết với các chúa Trịnh đã tham gia vẽ mầu đồ sứ đặt làm tại Trung Hoa. kể từ đĩa vẽ chim loan với nhánh lan, đĩa vẽ đôi chim trên cành mai đời chúa Trịnh Cương. Có thể chúa Trịnh Cương thích hoa mai nên trong một bài thơ của Gia quận công Trịnh Lân đã kể, lại biếu chúa một bàn khắc hai cây mai, một tranh tứ bình “mai, lan, cúc, trúc” một bộ đồ sứ Nhật vẽ hoa kim cúc và một bộ pha lê của Hà Lan,v.v.
Đĩa vẽ sen, uyên ương đời chúa Trịnh Doanh, hộp bút vẽ long mã, đĩa vẽ bắc cung, thủy đình ở Hồ Tây, đặc biệt là đồ sứ Khánh Xuân vẽ mừng sinh nhật chúa trịnh Sâm 40 tuổi,v.v. cho ta thấy sự liên tục nối tiếp vẽ mẫu và đặt đồ sứ ngày một tinh vi, nhiều phong cách trang trí, phong cảnh tự nhiên, đình đài, lầu các,v.v. sự biểu cảm của tâm lý, tình cảm trong cuộc sống của một số họa sĩ tầng lớp quý tộc tạo ra mẫu vẽ cao sang có cá tính thanh cao, trang trí thẩm mĩ có phong cách riêng của Việt Nam, diễn tả cung điện, sông núi, hoa điểu, rồng phượng đều khác với phương bắc. trong bố cục khỏe, mảng lớn không rườm rà, quá chi tiết, lối vẽ thấu thị tẩu mã lầu các, phong cảnh khác lối thủy mặc của Trung Quốc. Trong tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống có ảnh hưởng qua lại của mẫu vẽ đồ sứ Vương phủ. nếu so sánh với đồ sứ Trung Quốc thấy có sự khác nhau hoàn toàn về phong cách thể hiện cũng như diễn tả. chi tiết tỉ mỉ, chau chuốt ảnh hưởng của quốc họa đồ sứ của Vương phủ đã là những họa phẩm đẹp ghi lại những thời khắc, hoa viên, phong chảnh sinh động, đẹp đẽ của kinh đô Thăng Long.
Họa phẩm vẽ trên đồ sứ của thế kỷ XVII, XVIII là những thông điệp của người xưa gửi lại cho hậu thế chiêm ngưỡng hình ảnh của kinh đo Thăng Long như những nét chấm phá của kinh đô ngàn tuổi. di sản văn hóa vật thể mà các chúa Trịnh là những chủ nhân đã sáng tạo ra ghi lại văn hóa, mỹ thuật đồ sứ của kinh đô ngàn năm văn hiến.
Hội họa phong cảnh qua đồ sứ vương phủ Trịnh thế kỷ XVII-XVIII
Sách “Mỹ thuật châu Á Quy pháp Tạo hình và Phong cách” chủa nhà xuất bản Mỹ thuật 1995 dịch từ nguyên tác: “La Grammaire des Formes et des Styles Asie. Office de livre, Fribourg, Suisse 1978” giới thiệu nghệ thuật 16 nước châu Á trong đó có Việt Nam, đã viết: “Nghệ thuật nhà Trịnh (1533-1789) được đánh dấu nhất là từ cuối thế kỷ XVI bằng sự phát triển các công trình tưởng nhớ tổ tiên và các anh hùng dân tộc. do đó ngành kiến trúc hoạt động rất mạnh: xây dựng các tòa nhà mới và phục hưng các công trình nghệ thuật cổ. một phong cách tổng quát, một cảm hứng hoàn toàn dân tộc được đạt ra… xu hướng “dân tộc” đã dẫn đến trong lĩnh vực trang trí và điêu khắc…với quan niệm thẩm mỹ độc đáo…”
Thăng Long sau năm 1592 được xây dựng lại, nhà Trịnh xây dựng vương phủ vói quy mô lớn gồm 52 cung điện. buôn bán hàng hóa lúc đó khá phát triển. Tại Thăng Long có thương điếm Hà Lan bán với Nhật, Bồ Đào Nha, Pháp,v.v. Triều đại Lê Trịnh phát triển rực rỡ, tồn tại và phát triển dài nhất lịch sử Việt Nam, 249 năm, đã tạo dựng nghi lễ cung đình, nghi lễ ngoại giao quy củ. lễ giáo gia tiên được chú trọng trong việc thờ cúng tổ tiên trở thành tâm lý (đạo gia tiên). Alexandre de Rhodes đã mô tả lễ giỗ chúa Trịnh như sau: “Ngài cho dựng một tòa nhà lộng lẫy, một thứ đền chùa lớn…ở đây mỗi ngày có thắp hương nhang và bày la liệt thịt thà, lễ vật…đặt viên quan hỏa đầu quân. bữa yến tiệc lộng lẫy rồi chúa cùng cả hoàng tộc tới. Ngài đến cúng…sau trở lại để phân phát trước hết cho các quan, rồi tới quân binh và còn thừa thì đến dân. Thành thử rất ít người trong phủ không nhận được…”.
Lễ giỗ Thái vương Trịnh Kiểm 18 tháng 2. Thì ngày 17 các kỵ lễ có 30 mâm cỗ nấu, mỗi mâm 20 bát. Ngày Chính kỵ 3 mâm xôi hình lục lăng to, 1 mâm xôi nhỏ, 1 con lợn to, 1 con trâu, 5 con bò, 30 mâm cỗ nấu, mỗi mâm 30 bát, 8 mâm nem mỗi mâm 30 gói, 8 mâm bánh dầy, bánh chưng 100 cái,v.v. 9 mâm cỗ chay, cỗ tế phân hiến 2 mâm mỗi mâm 80 bát, 9 mâm bánh mỗi mâm gồm 25 lọai bánh, 9 mâm nem mỗi mâm 50 gói, lụa, hương trầm, rượu vàng mã,v.v.
Số lượng đồ sứ dùng cho lễ yến tiệc vài ngàn cái thuộc loại sang trọng với những yêu cầu nghi thức điển lễ của triều đình mà các chúa Trịnh đã cho vẽ mẫu, Chúa duyệt y sau đó giao cho đoàn đi sứ sang đặt làm tại lò ngự chế của các Hoàng đế Trung Hoa. Giai đoạn này đồ sứ triều Minh, triều Thanh tiếp theo phát triển cực thịnh, đỉnh cao của đồ sứ nhân lọai ở mức tinh xảo kỳ diệu, các nước châu Âu thèm khát tìm kiếm kỹ thuật và mua về rất nhiều. để có những nét riêng biệt nhà Trịnh đã cho vẽ mẫu phong cảnh đất Việt, trang trí hoa lá, thảo trung Việt Nam để dùng trong vương triều mang tính dân tộc tự chủ cao. Trong “Lê triều chiếu lịnh thiện chính” có đoạn như sau: “ Từ các hoàng tử đến các vương tử, các quan đại thần và các quý tộc, tất cả đều có quyền dùng đồ sứ Trung Hoa có bịt vàng trừ những thứ vẽ rồng năm móng”. điều đó chúng ta có thể xác nhận thời Lê Trịnh đã đặt đồ sứ tại Trung Hoa.
Đồ sứ nội phủ men lam hồi (Bleu mohamétan)
Xuất xứ từ vương quốc hồi giáo Iran sắc xanh đậm có một cảm xúc dung dị, thanh nhã, cao quý nhẹ nhàng cảm nhận thư thái. đồ sứ cổ có 3 tiêu chuẩn chính. Mát tai có nghĩa khi thử nghe mọi nơi gõ đều phát tiếng trong trẻo. mát tay là khi sờ khắp vật áp tay thấy mát lạnh có nghĩa là phẳng, nhẵn, mịn. mát mắt là đẹp về tạo dáng đẹp về bố cục, nét vẽ đẹp, có ý tứ,v.v.
– Đĩa vẽ chim loan bên nhánh hoa lan (lan điểu) có niên đại đầu thế kỷ 17 đường kính 21 cm cao 3cm, vẽ chim loan dáng động, ngoái đầu lại kiếm mồi. họa sĩ tạo dáng để phô hàng lông cổ của chim loan hai màu xanh trắng đã thể hiện lột tả giống chim loan ngoài thiên nhiên có màu sắc như vậy.
Bên cạnh là nhành lan một bông to che bớt một phần cánh, cành lan vẽ bám miệng đĩa lượn vào lòng đĩa, nhành lan sinh động thân uốn lượn nhịp điệu với các nụ hoa và ba bông nở lớn, cánh hoa xòe rộng có dáng thay đổi. nhìn tổng thể bố cục khỏe, đường nét mạnh dứt khoát yếu tố trang trí cao. Đĩa thuộc khoảng thời chúa Trịnh Tùng 1570-1623 đến Trịnh Tráng 1623-1657. Năm Mậu Tuất Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718) tương đương triều Thanh Khang Hy thứ 57 tháng 12, chúa Trịnh Cương đặt ra sáu cung là: Tả Trung, Hữu Trung, Đông, Đoài, Nam, Bắc, mỗi cung lại chia ra các hiệu.
– Vẽ cặp chim trĩ đậu trên cành mai,một con phía trước một con ẩn sau cành mai. Cành mai uốn luợn một phụ,một chính, đoạn dưới gốc mai già thế hoành có hai nhánh non thế trực, bên gốc mai một phiến đá lớn cân lại với cành mai về bố cục, trên là một con chim đậu. Đối diện chim đậu là một con bay tạo ra một bức tranh khoáng đạt tự nhiên không hề bị bó hẹp trong vòng của đĩa, rất sinh động, tao nhã, ẩn hiện sau cành mai là mặt trời lấp ló sau núi.
– Mẫu Mai điểu thứ II vẽ cặp trĩ đậu trên cành mai nhưng cùng lộ phía trước. Cành mai ở thế hoành ngược lại về phía trái về đại thể bố cục đựơc vẽ tương tự nhưng phần gốc mai và phiến đá có lan can bao quanh, đường kính đĩa 18 cm cao 2,3 cm. Niên đại đời Trịnh Cương, ngày Kỷ Mão 13 tháng 5 năm 1720 Trịnh Giang được lập Đông cung thế tử.
– Mẫu vẽ long mà giỡn sóng, họa sĩ có sức tưởng tượng rất phong phú từ một ngọn sóng bủa soài một con long mà vụt từ sóng trườn lên tạo ra ba đợt sóng bủa soài cuốn theo nhịp điệu của long mã,chuyển dạng thành vẽ mây tản. Đối diện là một long mã đang vờn mây tạo thành hai long mã, giỡn nhau trung điểm của đĩa. Mẫu vẽ rất sôi động, bố cục cân đối đa chiều không có đáy tranh như ở mẫu mai điểu có điểu có chiều trên dưới. Phong cách vễ hiện thực và lại trang trí tượng trưng cao độ.
Mẫu vẽ mô típ long mã đối với nhà Trịnh có một vị trí rất đặc biệt được chạm trổ trên đại hoành phi ở phần dưới bốn chữ đại tự Thánh Cung Vạn tuế. Bức Đại hoành phi được đặt tại Nghè Vẹt ( Vương phủ) quê hương của chúa Trịnh là nơi thờ 12 chúa Trịnh với nội dung biểu tượng như sau: Thủa thiếu thời đức Thái vương Trịnh Kiểm là người giỏi về ngựa chiến. Khi ông nuôi dạy ngựa cho Ninh bang hầu Lê Văn Tư nhà Mạc, ông đã lấy một tuấn mã phóng thẳng đến doanh Mang Sùng, châu Cổ Lũng theo Nguyễn Kim dấy nghĩa được làm quan huấn luyện ngựa. Sách Nam Hải dị nhân viết: “ Một hôm, đang đêm Triệu tổ ( Nguyễn Kim) đứng dậy mở cửa ra sân trông xuống dưới trại, thấy có hai khối tinh đỏ đòng đọc, tựa hồ như hai bó đuốc,sai người đánh đuốc xuống xem cái gì thì té ra là Trịnh Kểm đang ngủ ở chỗ ấy,hào quang từ trong mắt ánh ra. Triệu tổ thấy làm kỳ gọi lên hỏi chuyện thì ứng đối giỏi giang tài đảm hơn người.
Triệu tổ thấy người có tướng lạ, biết không phỉa tầm thường, đem lòng yêu mến cử lên làm tướng bộ hạ và gả con gái là nàng Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm”. long mã được thờ mang ý nghĩa khởi nghiệp nhà Trịnh. Mẫu vẽ, chạm khắc đôi long mã tại phủ Trịnh từ thế kỷ XVII với long mã được chạm khắc trong tấu thư ( văn kỷ) của thế kỷ XVIII của Vương phủ, cả hai long mã trên lưng đeo kiếm và túi thơ biểu hiện tài kiêm văn võ. Mô típ long mã được vẽ trên đĩa, trên nậm rượu cũng được vẽ tượng trưng như vậy thường được vẽ đôi một đực một cái (âm dưong). Tại Hành cung Cổ Bi có cặp hổ, cặp kỳ lân, cặp voi của chúa Trịnh Cương cùng tạc như vậy một đực một cái (âm dương). Mẫu vẽ đôi long mã giữa là mặt trời mây lửa bốc cao, phía trên vẽ tản vân bay lên tới gần miệng nậm rượi. Mẫu vẽ thiết kế theo lối tượng tròn, góc nhìn đèu bảo đảm thẩm mỹ.
– Mẫu Nội Phủ Thị Nam hiện được biết hai mẫu vẽ sen cua, sen uyên ương,cách bố cục vẽ bám theo đường vành đĩa. Đĩa sen cua bố cục lá sen già mảng lớn tiếp theo hoa sen nở che một phần lá tiếp theo là hai con cua vẽ sinh động đang giưong hai còng. Mẫu thứ hai vẽ sen uyên ương lội trong đầm đường kính 17,5 cm cao 3 cm niên đại đời chúa Trịnh Doanh hoặc đầu đời chúa Trịnh Sâm 1767-1782 có bố cục ba bông sen cao thấp chạy hình tam giác ba cuống lộ đè lên lá già, bố cục vẽ lùi vào lòng đĩa không bám theo mép đĩa, phần trên cùng vẽ lau nét mạnh từng cụm theo một tuyến không chẽ ngang.
– Mô típ vẽ rồng và những hiện vật liên quan.
Mẫu vẽ rồng nhà Trịnh ở thế kỷ XVII khác với rồng thời hậu Lê đâu vươn dài dữ dội hình đầu cá sấu tiêu biểu ở điện Kính Thiên và ở Lam Kinh. Rồng Trịnh được vẽ thanh thoát hơn không vươn dài khỏe dáng kỳ lân, phần đuôi như đuôi cá sấu ở thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII có phát triẻn vẽ phần đuôi có vòng xoáy kéo dài như những dải lụa có tính trang trí nhắc lại như phần bờm rồng( tôi đã giới thiệu số 42 tháng 8 năm 1997 của báo Xưa và Nay). Vẽ mô típ rồng nếu so sánh với rồng vẽ trong sắc phong Cảnh Hưng 1782 là hoàn toàn cùng một phong cách. Theo tài liệu nghiên cứu về mô típ nhà Trịnh Tùng (đã công bố trong 10 sắc phong của chúa Trịnh Tùng (đã công bố một phần trong Hội họa sắc phong Đai Việt tạp chí Mỹ thuật số 9-1996), rồng chạm khắc ở ngai thờ Thái vương Trịnh Kiểm , rồng chạm khắc đồ thờ của Vương phủ, đều cùng một phong cách chỉ có những thay đổi nhỏ để thể hiện trong các chất liệu khác nhau. Một điều đặc biệt đôi rồng chạm “ Lưỡng long triều nguyệt” trên Long vị thờ các chúa Trịnh đều là mẫu từ vương phủ kể cả tấu thư. Mô típ vẽ phượng hoàng tượng trưng cho hoàng hậu, vương phi cũng được thể hiện rõ nét cùng một phong cách nếu đem so sánh tấu thư, chạm khắc ban thờ với mẫu vẽ đĩa sứ chim phượng.
– Đĩa mẫu Nội Phủ Thị Hữu phía trái đĩa vẽ chim phượng đang giang cánh bay, phần cổ đè lên đám mây tụ, đôi cánh bay có đám mây đang tản dần ra. Phía đuôi năm đải lụa đuôi nheo uốn lượn theo chiều mép đĩa cao thấp xen giữa rồng và phượng là dải mây tụ đang tản ra theo lối tản vân chiều thẳng đứng. Tâm đĩa vẽ mặt trtời mây lửa bốc cao,phía phỉa đĩa vẽ rồng, ngực rồng trườn trên dải mây bay, hai chân giang rộng, vẽ rồng năm ngón, chân trái chớm vào dải mây tản dần sau đó lộ tiếp phần thân rồng uốn khúc. Hai chân sau quặp lấy hai đám mây chuyển tiếp, phần duôi cuộn khúc tròn lại tỏa ra như bảy dải lụa như vẫy theo gió nhắc lại nhịp điệu của phần bờm rồng. Mẫu vẽ rồng phượng tượng trưng cho chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi có một cục chặt chẽ, đưòng nét có một nhịp điệu uyển chuyển, tinh tế về đường nét có mảng trang trí chính phụ, phân phối đậm nhạt tinh tế hợp lí gồm ba sắc độ chính trên nền sứ trắng toát lên vẻ sang trọng, gợi cảm như một giai điệu âm nhạc đẹp.
Trong nhiều năm các nhà cổ ngoạn đã bàn luận đánh giá cao đồ sứ các chúa Trịnh cho vẽ mẫu đặt làm tại Trung Hoa. Với góc độ là một họa sĩ nghiên cứu về hội họa điêu khắc thế kỷ XVI-XVII-XVIII đã đi điền dã nhiều di tích đền chúa cổ, Vương phủ, vị trí, tên cung, tôi xin cung cấp những tư liệu gốc của Vương phủ đã siêu tầm nhiều năm với những tư liệu quý hiếm để lý giải được. Thực sự trong Vương phủ có nhiều họa sĩ, nghệ nhân giỏi thuộc phủ Tôn nhân làm công việc này. Thế kỷ XVII Nam tước Trương Thọ tác giả tượng Quan âm và tượng chúa Trịnh Tráng được thờ ở chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp là một trung tâm phật giáo và là phủ thờ của nhà Trịnh như chùa Mật của nhà Lê. Chùa Bút Tháp là nơi tu của Lê Đình Tứ, Quốc lão Tuyen mẫu công Trịnh Quán phủ Tôn nhân, quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, ngoài ra còn một số vương phi, nội thị , công chúa Lê Thị Ngọc Duyên,v.v.
– Mẫu Nội Phủ thị bắc vẽ thủy tạ ở lớp mái lô xô thấp thoáng liễu rủ cảnh núi lớp lớp vẽ vòng theo vành đĩa, phía trái cân lại bờ hồ thoai thỏa thấp thoáng hai thuyền câu lại có nam nhân kéo vó. Khoảng trống trên trời đề thơ và mặt trời buổi bình minh lấp lánh tia nắng. Bài thơ:
Hoa cảng quan ngư
Giang sơn trình tú lệ
Hương thẩn mã đề khinh
Dịch:
Bến hoa xem cá
Gầm vóc non sông trưng vẻ đẹp
Áo thơm vó ngựa nhẹ đường bay
Mặt lưng vẽ hai người cỡi lừa có hai tiểu đồng. Phía trước có cầu bắc qua dòng nước đầu ghềnh có thuyền chài. Phía sau hai cây tùng có hai tòa lầu tạo nhịp điệu cho bức họa. Đĩa có đường kính 14,5 cm cao 2.2 cm niên đại đời Trịnh Sâm.
– Mẫu vẽ Nội Phủ thị đoài.
Thể hiện cuộc sống cung đình của nhà chúa sống trong cung điện tọa lạc bên hồ,hoa sen nở xung quanh, bên lầu phía dưới tam cấp bên cầu thuyền rồng chờ sẵn. Trong lầu hình ảnh chúa ngồi thưởng ngoạn. Phần cận mép đĩa có núi giả sơn bên cây liễu lớn, từng khóm lá liễu rủ xuống lầu tha thướt, trong không gian đôi chim sâm cầm bay,xa xa nhấp nhô dãy núi Tam Đảo có dải mây cắt ngang. Cạnh gốc liễu lính thị vệ đứng gác hầu. Bức tranh được bố cục gọn trong lòng đĩa cả một cảnh thiên nhiên sinh động, đầy tràn lãng mạn, phong cnảh nên thơ. Cuộc sống vương giả đời thường ẩn vào trong nghệ thuật hội họa đầy mỹ cảm,ghi lại dấu ấn của vương triều độc đáo mà các họa sĩ cung đình đã ghi lại bằng nét họa tinh tế đầy tính thi ca trong một tác phẩm hội họa mang tính tả chân của hội họa gia vẽ. Với phong cách trang trí, thấu thị tẩu mã,biểu trưng ước lệ ví dụ nhu những bông hoa sen hoặc đôi chim to bằng người nhưng vẫn thấy hợp lý, không khiên cưỡng gợi cảm tính thẩm mỹ cao. Đĩa vẽ cảnh Tây hồ có đường kính 17,5 cm cao 2, 5 cm đời Trịnh Sâm.
– Nhà Trịnh còn dùng đồ sứ để khảm trong trang trí cung điện, tranh sứ trong các bức bình phong lớn, bên cạnh lan can lầu Tả Vọng đình, lầu Ngũ Long, lầu Ngũ Phượng, v.v. Lê Quý Đôn đã viết trong Phủ biên tạp lục ông mô tả nghệ thuật khảm tranh sứ, trong trang trí kiến trúc”…. Tường trong tường ngoài đều xây dầy mấy thước, lấy vôi mật và sành sứ đắp thành hình rồng, phượng, lân, hổ, cỏ hoa …” Trang trí sứ ở lầu Ngũ Long có 60 mét tầng trên là điện Quang Minh, trên có năm tầng mái chung quanh đắp năm con rồng nổi , thân vẩy dát mảnh sứ vây và cột bằng đá cẩm thạch mầu. Khi ánh mặt trời chiếu nắng vào mình rồng ónh ánh thay đổi theo ánh sáng như đang cử động. Những mảnh sứ khảm này là được đập vỡ từ đồ sứ có ý đồ của họa sĩ để khảm., trang trí đấy là loại tranh mô Ziai tương tự kiểu ghép tranh kính và tranh mô Ziai hoành tráng( tranh tường của châu Âu). Thời nhà Nguyễn tranh sứ được tiếp tục và có lập Nề ngõa tượng cục. Tranh sứ, trang trí ghép sứ là một sáng tạo nghệ thuật thời chúa Trịnh.
– Đồ Nội Phủ thị trung.
Mẫu vẽ tô bát lớn rồng năm mống trải đều vòng tô ẩn hiện trongmây ( tản mây) 4 chân rồng 5 móng quặp như đứng trên mây tụ, xoáy tròn nhiều lớp phía đuôi hai dải mây uốn lượn vút ra. Phía đối diện một long mã ở giữa là mặt trời mây lửa bay tứ phía, bố cục theo mép tô để phô diễn phía dưới cong vào chôn bát, chân rồng và những dải mây tản rất tự nhiên. Hình ảnh một rồng một long mã tượng trưng cho chúa Trịnh Sâm và thế tử.
– Mẫu vẽ nậm rượu nội phủ thị trung, đoi long mã thế đăng đối một cặp âm dương giữa là mặt trời mây lửa bốc cao thẳng đứng, dáng long mã khoan thai bốn chân ở tư thế đứng vươn nhẹ, phía đối diện long mã vẽ đang ở thế động vươn mạnh đầu thấp hơn miệng há rộng thân vươn đài ra được che trong mây, hai chân sau đạp trong mây hình thay đổi về bố cục giữ cân dối không bị trùng lặp do dáng điệu tạo thay đổi hoàn toàn dường nét tản vận chạy chièu uốn lượn zích zắch bay tỏa lên miệng nậm rượu thu nhỏ dần như làn lhói bay lên.
– Mẫu chậu rửa mặt ( Quán tẩy) vẽ long phượng tương tự như đĩa long phượng, tuy vậy bố cục khỏe hơn, toàn bộ mô típ vẽ lớn hơn, đầu cánh phượng có mây tụ, đuôi phượng dài hơn chạy theo vòng dĩa, phần mặt nền trắng đĩa còn rất hẹp so với hình vẽ long phượng lớn đã choán ngần hết diện tích chậu dáng long phượng vươn mạnh mẽ hơn, tiếp cận sát nhau. Cách vẽ bố cục này phù hợp với đồ có nội dung là chậu rửa mặt đường kính lớn 29,5 cm cao 8 cm có mô típ vẽ cùng bộ với đồ trà,chén đĩa,v.v.
Đồ nội phủ còn nhiều loại mẫu như ống bút, ống giắt tranh, ống cắm quạt,hộp đựng bút vẽ quần long mã, điếu ống, các lọai tô lớn nhỏ,các lọai bát chén to nhỏ, v.v. Đồ nội phủ có loại tên riêng là đồ sứ Khánh Xuân. Nó được vẽ mẫu đặc biệt đặt làm mừng thọ Tĩnh đô vương Trịnh Sâm. Mẫu “ Long vân khánh thọ” lòng đĩa vẽ rồng năm móng, tâm đĩa chữ thọ lớn tròn vị trí của mặt trời . Đồ Khánh Xuân có một nét riêng biệt,phong cách vẽ của họa sĩ sử dụng đậm nhạt chuyển động kiểu vẽ tranh thủy mạc ,nhiều mẫu phong phú (tôi sẽ giới thiệu trình bày trong một bài riêng). Vẽ đồ sứ ngự dụng dùng trong sinh hoạt cung đình, đó là một sản phẩm văn hóa, thể hiện khiếu thẩm mỹ của phương Nam, phong cảnh,lâu đài sông núi của Việt Nam. Các họa sĩ cung đình đã lưu giữ trong hhọa phẩm những nét riêng của phương phủ chúa Trịnh. Nếu treo trang trí bốn chiếc đĩa bên nhau,chúng ta đã có bộ tranh tứ bình về xuân hạ,thu, đông rất đẹp với nội dung hoa điểm,thảo trùng. Trong bốn mẫu khác có cảnh Hồ Tây với lâu đài, hoa viên( mẫu các điệp đề thơ), Mai điểu, Thủy tạ, v.v., ta đã có một Thăng Long rực rỡ đền đài, thơ mộng đẹp đẽ, lãng mạn.
Họa phẩm đồ sứ nhà Trịnh ghi dấu ấn lịch sử Thăng Long thế kỷ XVII-XVIII còn để lại cho hậu thế thấy được những nét chấm phá của Thăng Long xưa. Nếu có một sưu tập đầy đủ chúng ta sẽ có được những thông tin văn hóa quý báu một thời,và sẽ là một mảng mỹ thuật không nhỏ của Việt Nam được kết hợp với kỹ thuật tinh túy cao nhất về sứ tới nay đã bị thất truyền. Lò sứ ngự chế cảnh Đức Trấn thời Khang Hy, Kiền Long có một họa sĩ kiêm kỹ thuật gia nổi tiếng Đường Anh trực tiếp vẽ và chỉ đạo đã tạo ra những sản phẩm quý giá về đồ sứ. Các chúa Việt Nam đã kết hợp ý đồ văn hóa riêng về thưởng ngoạn vẽ, đề thơ thi vị hóa cuộc sống đế vương, ẩn trong họa phẩm đồ sứ có hệ thống, sử dụng kỹ thuật cao nhất của phương Bắc cho riêng mình. Đồ sứ nội phủ hiện lưu giữ khắp nơi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn Pari, đặc biệt trong một số hậu duệ của chúa Trịnh còn lưu giữ sưu tập lậi trân trọng gìn giữ đồ gia bảo. Hiện nay trên thế giới nhều người nước ngoài nghiên cứu, sưu tập đồ sứ nhà Trịnh. Tờ Nghệ thuật châu Á (Arts of Asia) cũng rất quan tâm và tìm hiểu nghệ thuật đồ sứ ngự chế nhà Trịnh, nguồn gốc, v.v.Ngày nay những họa phẩm sứ còn lại như những bức thông điệp gửi lại cho chúng ta hiểu rõ về văn hóa, lịch sử vàng son một thời đã mất. Giá trị nhân văn, thẩm mỹ của thông điệp về một triều đại đã có những ý tưởng đặc biệt, sâu sắc, nghệ thuật hóa cuộc sống để thưởng ngoạn, đạt tới đỉnh cao mỹ thuật có tính dân tộc, văn hóa Việt Nam, ca ngợi cuộc sống đất nước với lời thơ Giang Sơn gấm vóc…..
Ghi chú: Những đồ sứ này đa phần đều có mẫu về hai mặt và chữ đề có loại viết bằng men lam, có loại chữ đựơc đúc nổi liền khi gót khuôn,v.. nếu đề cập liền sẽ giới thiệu được ít mẫu, trong phạm vi bài này tôi chưa đề cập đến vì tài liệu nhiều. Đồ sứ theo tôi biết còn một số người chưa công bố ở cả trong và ngoài nước, mong bạn đọc thông cảm. Tôi xin gới thiệu trong một dịp khác
Tin khác đã đăng
- Trịnh Thị Ngọc Phả ký – Gia phả của Trịnh Đình Trinh 02/04/2015
- Sự nghiệp của các Chúa Trịnh 02/04/2015
- Một số tư liệu lịch sử, gia phả 02/04/2015
- Thời Mạc và Lê Trịnh – gọi chung là thời Lê Trung Hưng (1527-1788) 02/04/2015
- Họ Trịnh và Thăng Long 02/04/2015
There are no comments yet