Giấy mời dự lễ bàn giao



Lễ Bàn giao Mẫu tượng Tượng thờ Bình An Vương, Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1550 - 1623)

Được tổ chức vào lúc 9h00 ngày Thứ Bảy 31/10/2015 tức 19/9/Ất Mùi. Tại Xưởng đúc đồng: Cty Mỹ Nghệ Thượng Đồng, thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Kính mời quý khách dự bữa Cơm trưa lúc 11h30 cùng ngày tại Nhà hàng “Đất Sét” Đường Đinh Tiên Hoàng, Đông Thành, Thành phố Ninh Bình

Hân hạnh được đón tiếp.

– Khách mời tại Hà Nội có xe đón lúc 7h00 tại số 6A, phố  Sơn Tây. Ba Đình, Hà Nội

Cụ thể xin liên hệ số máy:

– 0988 745 296 – Trịnh Yên
– 0904 559 302 – Quang Thắng

Click xem chi tiết

ĐÔI ĐIỀU VỀ SÁNG TÁC TƯỢNG THỜ BÌNH AN VƯƠNG, THÀNH TỔ TRIẾT VƯƠNG TRỊNH TÙNG

Bình An Vương – Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1550 – 1623) được biết đến như người kế tục sự nghiệp của cha là : Thái Sư Lạng Quốc Công, sau được truy phong là chúa Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (1503 – 1570), người có công khởi dựng vương triều Lê Trung Hưng, đến đời Triết Vương Trịnh Tùng có công lãnh đạo binh tướng giải phóng đất nước và rước vua Lê về trị vì tại Kinh đô Thăng Long (1592).

Ngài được phong là vị Chúa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vị Phó quốc vương kiêm quyền cai trị lưỡng đầu chế – là hệ thống trị vì đồng song của Vua và Chúa – (giống như Nhà nước và Chính phủ ngày nay – có người cho Ngài là vị Thủ tướng đầu tiên của nhà nước phong kiến VN). Chúa Trịnh Tùng được đánh giá là vị Chúa xuất sắc trong công cuộc đấu tranh chống các thế lực nội chiến, khéo léo trong ngoại giao và tránh được các tranh chấp láng giềng, đưa ra các chính sách tiến bộ và kiên quyết trong tư cách người lãnh đạo sau vua, dẫn đến thắng lợi toàn diện trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, đồng thời xây dựng chiến lược mở cõi đất nước xuống phía Nam và kế truyền tiếp 11 đời Chúa, duy trì và phát triển đất nước không có thù địch ngoại xâm hơn 250 năm.

Do là vị Chúa đầu tiên có công dành lại thắng lợi cho vương triều hậu Lê tiếp nổi bởi Lê – Trịnh trung hưng kéo dài 362 năm (1427 – 1789) kể từ khi Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh thắng quân Minh và lên ngôi xưng Hoàng đế. Đây là mốc son lịch sử và tâm linh tồn tại vương triều hay thiết chế Hậu Lê được coi là dài nhất trong lịch sử các vương triều Việt Nam.

triet-vuong-trinh-tung

Ý ĐỒ VÀ SÁNG TÁC

Pho tượng Ngài được thể hiện bằng chất liệu đồng nguyên chất (đồng đỏ 9999 có độ bền gấp 10 lần so chất liệu đồng pha tạp), với kích thước gấp 2,5 người thật, trọng lượng khoảng 4,7 đến 5,2 tấn đồng (kể cả ngai, bệ và thân tượng), với phương pháp thể hiện công phu của nghệ thuật và kỹ thuật cao nhất trong ứng dụng cổ truyền và hiện đại. Pho tượng sẽ được đặt tại lầu bia khu di tích Lăng mộ Ngài tại xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vào giữa năm 2016 (dự kiến).

Về cấu trúc và trang trí pho tượng được chúng tôi tập hợp, sưu tầm các hiện vật mẫu còn lưu được như mũ (xung thiên), trụ và khôi giáp, hoa văn vốn có trong các bộ tượng đá ở Đa Bút, ở các hàng quan văn, võ và vua, chúa theo thiết chế trang phục thời Lê – Trịnh, ngai, bệ, rồng, mây đều sử dụng các trang trí cung đình Lê Trung Hưng được tận dụng tối đa.

Về nhân tướng pho tượng sẽ được thể hiện : Một là “thoại vọng tâm linh” để hỏi ý kiến người xưa về nhân dạng, trang trí và các pháp hiệu ứng hiển linh, hiển thánh cho “thần lực” và “thế pháp” của pho tượng được anh linh trường cửu. Hai là căn cứ nhân tướng học về cấu trúc nét mặt đầy đặn cân đối ngũ hình: tai, mắt, mũi, mồm và các cơ khối trên khuôn mặt phải đẹp tướng, trường thọ, vì Ngải sống và hưởng thọ ở tuổi 73.

Về phong cách là hàng chúa phải cao to, oai vệ, nghiêm trang (căn cứ hài cốt của Ngài khi lộ thiên có kích thước lớn hơn người thường), ý chí quyết đáp, sức khỏe sung mãn để đảm bảo tính võ là chiến tướng, tính văn là tri thức song hành. Pháp hình của Ngài được thể hiện tư cách nhà Chúa và là vị Chúa đầu tiên, có công tích đầu tiên bình được Thăng Long, nên ở Ngài có cử chỉ vỗ về an dân, tay kia cầm ấn tỉ thể hiện vai trò lãnh đạo hợp nhất quân sự và vương triều hành chính (dùng Quốc ấn làm pháp nhân).

Chúng tôi tạo dáng và thể hiện Ngài ở tuổi ngoại tứ tuần đến ngũ tuần là lúc Ngài thành công nhất trong cuộc đời sau hơn 20 năm lãnh đạo ba quân chiến đấu và chiến thắng lấy lại giang sơn cho nhà Lê, rước vua hoàn Kinh Thăng Long vào năm 1592, lúc đó chúa Trịnh Tùng mới 42 tuổi và tiếp tục lãnh đạo đất nước hơn 30 năm sau. Pho tượng có thế ngồi uy nghi mà vẫn giữ nguyên khôi giáp, bào chiến (cảnh giác, phòng bị) bởi chiến cuộc tuy giải phóng đất nước nhưng các tàn quân đối phương vẫn có thể xuất hiện chống trả bất cứ lúc nào.

LỰA CHỌN ĐẦU TƯ VÀ THỰC HIỆN TIẾN ĐỘ:

Với các tiến độ thực hiện, chúng tôi chia làm 4 công đoạn:

– Công đoạn thứ nhất: Là lễ Khởi công có ý nghĩa tiền đề nhân danh việc làm tượng Ngài để đời đời lưu danh, lưu hình. Sự khởi đầu có ý nghĩa quan trọng như người xưa từng nói: “Để hòn đất, cất ông tượng”, đấy là nhiệm vụ của các nhà sáng tác mỹ thuật.

– Công đoạn thứ hai: Là hình thành mẫu tượng có với các chi tiết trang trí trên thân tượng, ngai, bệ được đặc tả tinh vi và rõ nét đặc thù văn hóa Lê – Trịnh. Công đoạn này, BTC tập trung nhiều cuộc mời các học giả chuyên môn, những thành viên có hiểu biết trong dòng họ Trịnh đến xem xét, đánh giá chất lượng nghệ thuật và trang trí pho tượng đạt chuẩn tượng thờ.

– Công đoạn thứ ba: Là mở hội đúc tượng. Căn cứ theo mẫu đã có, pho tượng được chuyển đến xưởng đúc đồng của nghệ nhân Trương Công Thái tiến hành làm khuôn. Việc đúc pho tượng sẽ được tiến hành tại khu Lăng Mộ Ngài ở Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

– Công đoạn thứ tư: Là lễ khánh thành tượng, hay còn gọi là Lễ an vị tượng, hoặc giới chuyên môn thường gọi là Lễ hô thần nhập tượng. Lễ này cũng được coi như mở hội do đẳng cấp của chúa Trịnh Tùng trong hệ thống cai trị đồng song của vua và chúa (giống như nhà nước và chính phủ) đã truyền sang các nước lân bang như Nhật Bản, Thái Lan, Cămpuchia và nhiều nước Châu Âu, Mỹ, Phi…cũng có vua và thủ tướng (chúa),

BAN TỔ CHỨC

Việc làm tượng thờ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng cũng là dịp hưởng ứng Hội nghị “Quốc tế Giáo dục Đạo đức Toàn cầu vì sự Phát triển Bền vững” do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đăng cai và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 27 đến ngày 29/6/2014 thành công tốt đẹp, hội nghị đón gần 70 nước và vùng lãnh thổ cùng bàn về hệ thống đạo đức đương đại trong các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, dòng họ, đạo đức doanh nghiệp, môi trường, giáo dục trẻ em… Xét thấy khả năng phối hợp giữa hai bên, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã nhất trí bảo trợ việc làm này và giao cho Trung tâm phối hợp Hội đồng họ Trịnh VN thực hiện dự án.

Bằng sự nhiệt tình và tâm huyết đối với tổ tiên, người có công với nước, anh Trịnh Trung Úy quê ở Hải Dương với chức danh giám đốc Công ty vận tải Việt Thuận (Quảng Ninh) đã phát tâm công đức toàn bộ kinh phí làm pho tượng này (dự kiến khoảng 3 tỉ VNĐ – chưa kể bộ bệ đá, sập đá kê đệm cho pho tượng và làm ban thờ đặt bát hương, đồ lễ).

HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT:

Chủ tịch là GS TS Nguyễn Ngọc Dũng – Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng phê bình Mỹ thuật VN; Trưởng khoa Design Đại học Mở HN, Phó GĐ TT UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ VN.

Các Phó chủ tịch: Họa sĩ, nhà điêu khắc Trịnh Yên, PGS TS Nguyễn Tá Nhí (Phó GĐ TT); PGS TS Nguyễn Đỗ Bảo (Chủ tịch Hội đồng Lý luận Mỹ thuật VN); Họa sĩ Trịnh Quang Vũ; Nhà điêu khắc Khúc Quốc Ân.

Các ủy viên: Thạc sĩ điêu khắc Quách Hiền Hòa, nhà điêu khắc Lê Hồng Thoan; PGĐ Nguyễn Văn Thịnh; Nhà nghiên cứu Trịnh Đình Dũng, Nhiếp ảnh gia Trịnh Đình Tiến, Họa sĩ Trần Văn Bình; Họa sĩ Lê Văn Thìn; Họa sĩ Lê Thị Thu Dung; KTS Trịnh Kỳ Dương.

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

Chủ tịch là Họa sĩ Trịnh Quang Vũ (Phó chủ tịch Hội đồng Di sản họ Trịnh VN); các Phó Chủ tịch là PGS TS Nguyễn Công Việt, Viện trưởng Viện Hán Nôm VN; GS TS Văn Tạo (nguyên Viện trưởng Viện Sử học VN); PGS TS Trịnh Hồng Đoàn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Ông Trịnh Huy Luân – Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh tỉnh TH.

Các ủy viên: Ông Trịnh Xuân Lâm – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Ông Trịnh Xuân Tấn – Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Ông Trịnh Trung Úy – Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Ông Trịnh Văn Minh – Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh các tỉnh phía Nam. Nhà nghiên cứu phong thủy Dương Thị Liễu (Hội viên UNESCO VN); TS Nguyễn Thị Bích Tuyển (Viện Hán Nôm VN); TS Lương Thị Ngọc Thu (Viện Hán Nôm) Thư ký; Nghệ nhân đúc đồng Trương Công Thái (Hội viên UNESCO VN); Nhà nghiên cứu Trịnh Thị Lan (Hội viên UNESCO VN).

BAN QUẢN LÝ:

– Trưởng ban: Họa sĩ Trịnh Yên – Giám đốc Trung tâm
– Đồng Trưởng ban: Ông Trịnh Đình Hưng – Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh VN.

BAN KIỂM TRA:

– Trưởng ban: Luật sư, KS: Trịnh Minh Phúc (Ủy viên Hội đồng họ Trịnh VN – Hội viên UNESCO VN)
Các ủy viên:
– Trịnh Đức Hải (Bộ Ngoại Giao VN)
– Nguyễn Quang Thắng (Hội viên UNESCO VN)

BAN TÀI CHÍNH:

– Trưởng ban: Nguyễn Văn Thịnh (Phó GĐ TT)
Ủy viên:
– KS Nguyễn Thế Hùng (Hội viên UNESCO VN)
– Kế toán trưởng Nguyễn Xuân Thuật
– Thủ quỹ KTS Trịnh Thùy Linh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng