Quận chúa Trịnh Ngọc Dung và Sự tích sông bến sạn
Sông Bến Sạn (ở huyện Yên Thành) được đào từ thời Lê -Trịnh, khoảng năm 1550- 1570, nằm trong hệ thống kênh Nhà Lê từ xã Diễn Phúc (huyện Diễn Châu) đến xã Nghi Yên (huyện Nghi Lộc) tỉnh Nghệ An
Con sông này được đào nối tiếp sông Dinh từ làng Long Hồi của xã Tăng Thành về đến cồn Phú Vi thuộc xã Xuân Thành huyện Yên Thành. Buổi đầu chỉ một con kênh nhỏ, nhưng trải qua bao năm tháng do bị lụt bị xói lở thành con sông lớn, có nơi rộng trên 30m, chiều dài gần 4km. Dòng sông quanh năm dẫn nước tưới cho cả vùng đất 5 làng: Long Hồi, Xuân Nguyên (hai xã Xuân–Tăng), Điện Yên, Vạn Tràng (xã Long Thành), làng Tiến Thành (Bắc Thành) cày cấy 2 vụ ăn chắc.
Theo gia phả họ Phan Hoàng (xóm Đồng Xuân xã Xuân Thành) thờ tự bà Trịnh Ngọc Dung ghi rằng: bà Trịnh Thi Ngọc Dung (Dong) là con gái của Trịnh Tùng (không nói con thứ mấy) là vợ của lai quận công Phan Công Tích, Sau khi Lai quận công Phan công Tích tử trận (8/1575), bà về ở cùng con gái là Phan Thị Ngọc Thương, lấy chồng là ông Ngô Tất Duyên ở làng Kẻ Gám (Xuân Thành ngày nay).
Lai Quận công Phan công Tích là một vị tướng giỏi (người làng Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành, ông là cháu đời thứ 6 của Bái Dương hầu Phan Hoằng Vân) đã có công lớn phò Lê. nhất là nhiều lần đem quân vào cứu dân Nghệ An, được Trịnh Tùng yêu quí gả con gái cho là Phan Thị Ngọc Dung.
Lúc bấy giờ triều đình cũ chủ trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương sau chiến tranh, nhà Lê kêu gọi dân chúng trở lại quê hương làm ăn, ban bố nhiều chính sách khuyến nông; cho đào vét sông, kênh mương từ Thanh Hóa vào Nghệ An “Vét kênh Trầm và hào từ Thanh Hóa đến Diễn Châu. Khơi đào kênh Sen ở Thuận Hóa và các kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An… ” (đai việt sử ký toàn thư, tập 2. trang 976 )
Theo chính sách khuyến nông của triều đình, đồng thời dựa vào quyền uy của cha và công lao to lớn của chồng, bà đó dâng sớ xin được đào kênh nối dòng sông Dinh qua làng Long Hồi về cồn Phú Vi của làng Kẻ Gám, với lý do có nước cho voi và ngựa của triều đình uống, nhưng thực chất chủ yếu có nước để phục vụ dân sinh, đồng thời tưới cho cả vùng đồng ruộng rộng lớn hàng ngàn héc ta thường bị khô hạn của 5 làng nói trên gieo trồng lúa- màu chủ động, không phụ thuộc thiên nhiên như trước đây. Để dâng nước tưới cho vùng cao, dân làng Kẻ Gám đắp đập ngăn sông, như đập Quan Ràn, đập Rấy nước dâng lên tưới cho vùng đất đồng Me, đồng Rấy, đất Bạc. Từ ruộng một vụ thành hai vụ lúa tốt tươi.
Vì sao có tên sông Bến Sạn.
Nói về bà Trịnh Ngọc Dung. Sau khi ông Phan Công Tích bị tử trận (08/1575 đánh nhau với Nguyễn Quyện tại núi Lưỡng Thiên – lèn Hai Vai ở xã Vĩnh Thành) bà về ở với con cháu bên ngoại (làng kẻ Gám). Trườc lúc từ trần, Bà có để lại một mẫu ruộng (5000m2) cạnh Giếng Chợ (Giếng Nội) để con cháu hương hỏa cúng tế việc làng và thờ cúng bà, nên gọi là Ruộng Mậu. Mộ của bà hiện nay ở xóm Đồng Xuân, xó Xuân Thành, được con cháu trong dòng họ xây lăng mộ rất khang trang (nằm trong khu vườn anh Phạm Hải).
Làng Xuân Nguyên và dòng họ Phan Hoàng thờ bà, vị hiệu: “Quân công phu nhân Trịnh Ngọc Dung ( Dong) Công chúa, gia phong duc Bảo Trung Hưng linh phù tôn thần” ở đây xin nói tóm tắt về bà Trịnh Ngọc Dung có tâm huyết cho đào sông Bến Sạn, và họ Phan Hoàng ở Xuân Nguyên liên quan đến dòng họ Phan Hoằng ở Yên Thành (chi tiết xem ở mục Bái Dương Hầu Phan Vân)
Ông Ngô Tất Duyên là con thứ năm của Quận Công Ngô Tất Dũng quê ở Diễn Châu – Nghệ An, ông Ngô Tất Duyên di cư về làng kẻ Gám, lấy vợ là bà Phan Thị Ngọc Thương, con gái của Quận Công Phan Công Tích và bà Trịnh Ngọc Dung.
Ông Ngô Tất Duyên sinh ra ông Ngô tất Viết, Ông Viết sinh được hai con trai : Ngô Thọ Lộc và Ngô Tất Đào. Ngô Tất Đào là con trai thứ hai, vợ là Phan Thị Huệ. Ngô Tất Đào phân công làm giỗ cúng bên họ ngoại là họ Phan Hoằng Tích (vì hàm tước quận công nên chữ lót là Công). Sau này ông Ngô Tất Đào đổi họ từ Ngô sang họ Phan (không rõ lý do). Ông Ngô Tất Đào có biệt danh là Triệu Râu (râu rậm và dài) đã có công bảo vệ dành lại đất canh tác của làng bị chiếm đoạt. Từ đó có dòng họ Phan Hoàng ở làng kẻ Gám là vậy!./
Tin khác đã đăng
- Lời kêu gọi khắc phục hậu quả bão lụt 17/09/2024
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
There are no comments yet