Họ Trịnh ở tỉnh Hà Tây



Hà Tây là một trong những tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ đầu tiên có người họ Trịnh từ quê cha đất tổ Thanh Hóa đến định cư sinh sống và phát triển rất mạnh vào thời Lê Trịnh thế kỷ 17-18. Vì vậy đây là địa danh có nhiều cành nhánh, chi nhánh họ Trịnh sống quần tụ thành từng làng, xã, thậm chí từng vùng lớn đông đúc:

Hà Tây là một trong những tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ đầu tiên có người họ Trịnh từ quê cha đất tổ Thanh Hóa đến định cư sinh sống và phát triển rất mạnh vào thời Lê Trịnh thế kỷ 17-18. Vì vậy đây là địa danh có nhiều cành nhánh, chi nhánh họ Trịnh sống quần tụ thành từng làng, xã, thậm chí từng vùng lớn đông đúc:

Cành họ Trịnh Cự Đà huyện Thanh Oai thuộc Chi họ Trịnh Khả đã đến định cư sinh sống lâu đời. Hiện cành họ đã phát triển mạnh ở vùng Tả Thanh Oai, con cháu đông đúc, chia ra nhiều nhánh, một bộ phận đã chuyển sang Canađa làm ăn.
Nhánh họ Trịnh làng Thượng Quất thuộc huyện Mỹ Đức là hậu duệ Trịnh Bồng (con Trịnh Giang và là vị chúa cuối cùng của nhà Trịnh). Nhánh họ đã đổi sang họ Phạm song gia phả của nhánh họ lưu được ghi rõ cụ Tổ nhánh họ là Trịnh Phác ở làng Khê Tang. Về sau con cháu còn chuyển sang Phù Lưu Tế, Lê Xá, Hương Xá, Hạ Quất thuộc huyện Mỹ Đức. Vùng này còn nhiều di tích họ Trịnh như cánh đồng cửa phủ do chúa Trịnh Bồng khai phá làm ăn sinh sống. Nhánh họ Trịnh Thượng Quất còn có quan hệ gần với nhánh họ Trịnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa… Hiện còn có hậu duệ ở thị trấn Bình Long (ông Trịnh Đình Toán, Trịnh Đình Huấn, Trịnh Đình Chúc). Cũng theo gia phả nhánh họ Trịnh Bồng thì ông còn nhiều con cháu sống phân tán ở nhiều nơi khác.

Nhánh họ Trịnh làng Tuy Lộc xã Trạch Mỹ Hội thuộc huyện Phúc Thọ – Hà Tây. Cụ Tổ nhánh họ là Trịnh Đình Hiên, sau đổi là Trịnh Minh con thứ 6 của Trịnh Cương, đến khai phá lập nghiệp ở làng Tuy Lộc vào năm 1789. Do phải chạy loạn nên đã đổi thành họ Đặng, nhưng căn cứ vào gia phả gốc của nhánh họ còn lưu giữ được, nên biết rõ được nguồn gốc tổ tiên. Hiện nay con cháu nhánh họ phát triển đông đúc và ở lan ra vùng lân cận thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây. Đến triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (1843), nhánh họ đã xây dựng nhà thờ, lập và bổ sung gia phả.

Cụ Hiên mất ngày 20 tháng 12, ngày nay con cháu tụ tập làm giỗ tổ và sinh hoạt nhánh họ tại Nhà Thờ họ. Đây là nhánh họ rất hiếu học, tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhánh họ có 18 liệt sỹ, trong đó có anh hùng liệt sỹ Trịnh Thế Sương. Hiện gia phả của nhánh họ đã ghi đến đời thứ 10 kể từ ông tổ nhánh họ Trịnh Đình Hiên.

Nhánh họ Trịnh thôn Thịnh Bài, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì – Hà Tây. Hiện nhánh họ đã chia ra 5 chi nhánh. Nhánh họ có nhà thờ đã xây dựng cách đây 200 năm. Cụ Tổ nhánh họ là Trịnh Văn Thiết đến sinh cơ lập nghiệp ở Bến Nắm (nay là thôn Thịnh Bài). Cụ Trịnh Văn Bưởi là người giữ gia phả và trông nom nhà thờ nhánh họ. Nhà sư Thích Đàm Thanh hiện trụ trì chùa Mía xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là người nhánh họ Trịnh Thịnh Bài. Chùa Mía được xây dựng từ thời Lê Trịnh và đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc đáo.

Nhánh họ Trịnh thôn Phúc Mậu xã Đông Mai huyện Thanh Oai – Hà Tây. Theo gia phả và văn bia tại nhà thờ nhánh họ thì cụ Tổ nhánh họ Trịnh Phúc Mậu là Trịnh Hiền, con Hy tổ nhân vương Trịnh Cương đến sinh cơ lập nghiệp đã trên 200 năm. Con cháu đông đúc. Hiện có ông Trịnh Tiến Hà (Trưởng họ), Trịnh Cao Vân, Trịnh Xuân Tiến… Đây là nhánh họ lớn, đã chia ra thành 5 chi nhánh phân biệt theo tên đệm là Trịnh Trọng, Trịnh Viết, Trịnh Tuấn, Trịnh
Ngọc và Trịnh Đăng.

Nhánh họ Trịnh xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ – Hà Tây là hậu duệ chúa Trịnh Cương, cụ tổ nhánh họ là Trịnh Phúc Biền. Hiện tại nhánh họ đã chia ra 5 chi nhánh là Trịnh Trọng, Trịnh Đình, Trịnh Viết, Trịnh Đăng và Trịnh Tuấn. Con cháu nhánh họ Trịnh Quảng Bị rất đông, có nhiều người lấy tên các bậc tiền nhân đặt tên cho con như Kiểm, Tùng, Kiều, Giang, Doanh… Nhánh họ có phong trào khuyến học được duy trì thường xuyên, nên con cháu học giỏi, đạt giải cao trong các kỳ thi, Trịnh Thị Diệu Đàm, Trịnh Thị Diệu Linh đều đạt giải vàng môn toán. Hiện có ông Trịnh Trọng Luyện, Trịnh Trọng Mạnh là người lưu giữ và viết gia phả của nhánh họ. Nhánh họ Trịnh Quảng Bị có quan hệ gần với nhánh họ Trịnh Chúc Sơn, Đông Hoàng, Đông Mai – Thanh Oai – Hà Tây.

Nhánh họ Trịnh Cầu Tiên huyện Thường Tín – Hà Tây, vốn từ thôn Thượng, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đến định cư ở Cầu Tiên ẩn dưới tên họ Nguyễn. Hiện có ông Trịnh Văn An.

Nhánh họ Trịnh làng Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, cụ Tổ nhánh họ là Pháp Tĩnh hiệu Phù Tinh có nguồn gốc từ xã mậu Lâm – Thanh Hóa, đến lập nghiệp ở thôn Đại phẩm đến nay đã 15 đời. Đời thứ 7 có cụ Đào Dung là huyện thừa Vĩnh Khang. Cụ Trịnh Vặn Cư làm quan thuộc đời vua Thiệu Trị, Minh Mệnh, Tự Đức được ban 12 sắc phong (Thiệu Trị 3, Minh Mệnh 3, Tự Đức 6) trong đó có 2 sắc phong là Đại học sỹ. Khi cụ mất được Tự Đức cho kiệu đoàn đưa linh cữu về quê làng Đại phẩm an táng.

Nhánh họ Trịnh thôn Văn La thị xã Hà Đông, con cháu đông đúc, làm ăn phát đạt, rất hiếu học và sinh hoạt họ có nề nếp. Gia phả của nhánh họ bị thất lạc. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều nhánh họ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Hiện có ông Trịnh Cán là Trưởng họ.

Nhánh họ Trịnh thôn Trường Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ – Hà Tây được xác định là hậu duệ Trịnh Cương. Hiện có ông Trịnh Huy Đoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, nhánh họ phát triển đông đúc, làm ăn thịnh vượng.

Nhánh họ Trịnh thôn Lại yên, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức. Nhánh họ không có ghi chép gia phả, nhưng được xác định cụ Tổ nhánh họ là Trịnh Cai, con thứ 7 Trịnh Cương. Hiện có cụ Trịnh Đình Vòng, con cháu đông đúc, làm ăn phát đạt.

Nhánh họ Trịnh làng Yên Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức là hậu duệ Trịnh Căn. Cụ Tổ nhánh họ Trịnh Yên Lộ là Trịnh Hiến – Huyền tôn Trịnh Căn, con Trịnh Bản, cháu Trịnh Liễu. Gia phả nhánh họ đã ghi chép đến đời thứ 14 kể từ ông tổ nhánh họ Trịnh Hiến. ở đây có Phủ bà chúa Ngọc Hoan và khu ruộng 12 mẫu bà để lại cho dân. Hậu duệ Trịnh Hiến có Lê Trọng Tấn (tức Trịnh Trọng Tấn), Trịnh Lê doanh, Trịnh Quý. Nhà thờ họ Yên Lộ có câu đối:

“Trường Lưu hát Thủy Lê gia phái
Bán nguyệt liên hồ Trịnh Tích Di
Lê triều huân nghiệp Nùng Sơn Thọ
Trịnh phủ phong thanh hát Thủy Trường”.

Đây là nhánh họ có cùng chung nguồn gốc với nhánh họ Trịnh thôn Đông Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, nhánh họ Trịnh thôn Thịnh Bài, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, nhánh họ Trịnh thôn Đặng Xá, tổng Hoài An, huyện ứng Hòa (nay là thôn Đặng Giang, xã Hoài Phú, huyện ứng Hòa), nhánh họ thôn Cống Xuyên và thôn Quảng Xương, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, nhánh họ Trịnh thôn Phượng Dực, xã Phượng Vũ, huyện Phú Xuyên và một số địa danh thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang… đều là hậu duệ Trịnh Liêu.

Nhánh họ Trịnh thôn áng Thao, xã Cao Dương, huyện thanh Oai – Hà Tây. Cụ Tổ nhánh họ là Trịnh Thế thư, làm con nuôi họ Lương từ cách đây hơn 100 năm, hiện đã đổi lại họ Trịnh. Hậu duệ có ông Trịnh Lương Trung, trịnh Lương Kiểm, Trịnh Lương Tùng… Nhà thờ họ có bức bình phong đề 4 chữ: “Sóc Lĩnh Trang Linh”.

Nhánh họ Trịnh thôn Thuấn Nhuế nội thuộc tổng Thượng Hiệp, phủ Quốc Oai – Sơn Tây, gia phả của nhánh họ đã ghi đến đời thứ 18, nay là thôn Thuấn Nội, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ. Nhánh họ có 2 cuốn gia phả, một là “Trịnh gia ngọc phả” viết vào đời vua Thành Thái thứ 9 (1897). Hai là “Trịnh Đinh Chi Phả” viết vào đời vua Khải Địh thứ 6 (1921). gia phả có câu: “Tính Trịnh Thị bản tự Thanh Hóa tỉnh, Tôn phái Bốc Chúc, Thượng thượng Tổ hiển khảo Trịnh Quý Công tự Phúc Vạn”. Cụ Tổ nhánh họ là Trịnh Phúc Vạn có nguồn gốc từ Thanh Hóa sinh được 3 con trai, con trai trưởng ở lại Thuấn Nội – Đường Hồng, con thứ là Trịnh Hữu Liệu và Trịnh Văn Thâm chuyển đi nơi khác. Hiện nay, nhánh họ Trịnh Thuấn Nội phát triển đông đúc, cư trú lan sang ở xã Thanh Đa huyện Phúc Thọ và chia ra 5 chi nhánh. Năm 1940, một bộ phận con cháu thuộc nhánh 5 lại chuyển đến định cư ở huyện Tam Nông – Phú Thọ. Đến đời thứ 7 của nhánh họ có cụ Trịnh Huy Diệu được triều Lê ban chức Phó Sở sứ. Đời thứ 8 có cụ Trịnh Huy Huyên được sắc phong Y chính phượng nghĩa tư nghãi hoài khánh phủ chi phú Thái y viện. Đời thứ 9 của nhánh họ, con trai thứ 3 của cụ Trịnh Huy Huyên là Trịnh Đăng Quỹ đỗ Hương cống triều Lê. Đây là nhánh họ Trịnh có nguồn gốc từ huyện Yên Định – Thanh Hóa, đã định cư lâu đời ở Thuấn Nội, có nề nếp sinh hoạt họ, con cháu tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh.

Nhánh họ Trịnh thôn Khánh Vân và thôn Mỹ Cầu, xã Đồng Tân, huyện ứng Hòa là nhánh họ lớn, con cháu đông đúc và là hậu duệ Trịnh Tạc. Nhánh họ đã phân chia thành 4 chi nhánh. Đây là chi họ có nhiều đóng góp cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, trong đó có anh hùng lực lượng vũ trang Trịnh Tố Tâm, Thiếu tướng Tư lệnh biên phòng Trịnh Ngọc Huyền…

Nhánh họ Trịnh Bình Đà huyện Thanh Oai – Hà Tây là hậu duệ chúa Trịnh Tùng. Ông tổ nhánh họ Bình Đà là Dũng Lễ công Trịnh Giai – con thứ 6 của Trịnh Tùng, được lập ấp Bảo Đà, nay là thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Nhánh họ có nhà thờ lâu đời, con cháu đông đúc sinh hoạt họ nề nếp. Hiện có ông Trịnh Đức Bốn, Trịnh quang Bình (nguồn tư liệu từ Trịnh vương Ngọc phả, Trịnh thị Thế phả do cụ Trịnh Đức Bốn lưu giữ).

Nhánh họ Trịnh thôn Cáp Hoàng, huyện ứng Hòa – Hà Tây vốn từ làng Lưu Xá – Thái Bình chuyển đến. Cụ Tổ nhánh họ là con bà thứ Trịnh Cối từ Sóc Sơn – Thanh Hóa theo mẹ chuyển ra Thái Bình sinh cơ lập nghiệp. Về sau một bộ phận di chuyển về làng Bặt – Thái Bình, đồng thời một bộ phận chuyển về Cáp Hoàng – Hà Tây, về làng Phúc Xuyên – Thái Nguyên và Lán Bè – Hải Phòng. Hiện nay con cháu nhánh họ Trịnh Cáp Hoàng phát triển đông đúc, ở lan ra vùng lân cận như Đinh Xuyên, Dư Xá, Đinh Giang thuộc huyện ứng Hòa và đều là hậu duệ cụ Chính Đạo. Gia phả của nhánh họ đã ghi đến đời thứ 16 kể từ cụ Tổ Chính Đạo.

Nhánh họ Trịnh làng Hạ Quất huyện Mỹ Đức vốn từ Thượng Quất chuyển về và là hậu duệ Trịnh Bồng.

Nhánh họ Trịnh làng Đôn Thư là hậu duệ Trịnh Lan – con Trịnh Tùng. Nhánh họ đã cư trú ở đây lâu đời, xây dựng nhà thờ, con cháu đông đúc và tổ chức sinh hoạt họ nề nếp.

Nhánh họ Trịnh làng Lại Thượng, huyện Thạch Thất là hậu duệ Trịnh Ruyên (còn có tên là Trịnh Bách) là con thứ hai Trịnh Căn. ở đây có đền lê nhưng lại thờ Đức Thái vương Trịnh Kiểm, nên còn gọi là Phủ chúa Trịnh Kiểm. Đây là ngôi đền được nhân dân trong vùng thờ cúng và làm giỗ vào ngày 18 tháng 2 hàng năm. Trong đền có tượng Đức Minh khang Thái vương Trịnh Kiểm là bức tượng cổ xưa còn lại đến nay nguyên vẹn rất linh thiêng.

Nhánh họ Trịnh làng Hưng Giáo – Thanh Oai – Hà Tây, là hậu duệ Triết vương Trịnh Tùng. Nhánh họ có Tiến sỹ Trịnh Vĩnh Điện, có nhà thờ tổ, con cháu sinh hoạt dòng tộc nề nếp và phát triển mạnh ra các làng lân cận.
Nhánh họ Trịnh – Chúc Sơn, Chúc Lý – Chương Mỹ, là hậu duệ Quận công Trịnh Tập – con thứ 3 Trịnh Cương. Hiện con cháu phát triển đông đúc, làm ăn thịnh vượng.

Nhánh họ Trịnh thôn Đồng Hoàng, Đông Mai, huyện Thanh Oai – Hà Tây, là hậu duệ Khánh quận công Trịnh Kiều- con thứ 4 Trịnh Cương.

Nhánh họ Trịnh làng Yên Định, xã Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông vốn là nơi ở của Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan (vợ Trịnh Sâm). ở đây còn có di tích phủ Trịnh, nơi nghỉ ngơi của chúa Trịnh Sâm ở ngoài thành Thăng Long. Khi quân Tây Sơn ra Bắc và Nguyễn Hữu Chỉnh phản bội nhà Trịnh, cung phủ bà chúa đã bị phá thành bình địa. Con cháu nhánh họ phải ly tán hoặc đổi sang họ khác. Hiện nay đã lấy lại tên họ gốc, di tích cũng được tôn tạo lại và thờ cúng tôn nghiêm.

Nhánh họ Trịnh làng Phượng Vũ và vùng lân cận thuộc huyện Phú Xuyên có cùng nguồn gốc với nhánh họ Trịnh làng Cống Xuyên, làng Liễu Viên thuộc huyện Thường Tín; nhánh họ Trịnh làng Đặng Giang và vùng lân cận thuộc huyện ứng Hòa; Làng Yên Định, Yên Lộ xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức; Làng Thịnh Bài thuộc huyện Ba Vì, đều là hậu duệ Trịnh Liêu (con thứ 3 của Lương Mục vương Trịnh Vịnh). con cháu thuộc hậu duệ Trịnh Liêu đông đúc và sinh sống ở nhiều địa danh tỉnh Hà Tây, ở huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh.

Nhánh họ Trịnh thôn Đục Khê xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, năm 2001, con cháu nhánh họ đã xây dựng nhà thờ, mồ mả tổ tiên được chăm nom chu đáo, sinh hoạt họ nề nếp, nhánh họ lập quỹ khuyến học để giúp đỡ và động viên con cháu trong nhánh họ học tập.

Nhánh họ Trịnh làng Khê Tang, huyện Mỹ Đức là hậu duệ Trịnh Phác. Ông đến lập nghiệp ở Khê Tang từ triều Lê sơ do được bổ nhiệm làm quan và là tổ nhánh họ làng Khê Tang, hiện con cháu đông đúc, làm ăn thịnh vượng.

Các nhánh họ Trịnh:

Nhánh họ Trịnh thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức.

Nhánh họ Trịnh thôn Đa Sĩ, thị xã Hà Đông.

Nhánh họ Trịnh xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức.

Nhánh họ Trịnh, Thụy Hưng, huyện Chương Mỹ.

Nhánh họ Trịnh, Đại Hành, Thượng Phúc huyện Thanh Oai.

Nhánh họ Trịnh xã Tô Hiệu, Thường Tín…

Hà Tây là địa danh có đông con cháu họ Trịnh sinh sống, có nguồn gốc từ Thanh Hóa chuyển đến từ thời Lê sơ, nhưng phần lớn là thời Lê Trịnh, với gần 200 cành nhánh, chi nhánh. Có 21 nhà thờ họ và nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với họ Trịnh đã hoặc chưa được phát hiện

4 comments

  • Nhánh Họ Trịnh, làng Khê Tang, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. Chứ không phải huyện Mỹ Đức. xin chia sẻ.
    • Xin hỏi mình là Cháu ngoại dòng họ Trịnh. Chỉ nghe bên ngoại truyền lại là gốc ở Hà Tây. Khi quân Tây Sơn đánh ra bắc, dòng tộc bị truy sát phải tha phương và các cụ đã qua bên Trung Quốc lánh nạn. Sau đó khi quay lại Việt Nam thì Nguyễn Ánh đã lên Ngôi không về lại Hà Tây nữa mà tổ tiên sinh sống ở vùng miền núi phía bắc. Tôi rất muốn tim hiểu tư liệu về nguồn gốc này. Xin được chỉ giúp để biết rõ cuội nguồn tổ tông.
  • Chào các Bác, hôm nay cháu vô tình tìm được trang Trịnh Tộc. Sau khi đọc bài viết này cháu xin bổ sung một số thông tin về nhánh họ Trịnh nhà cháu ạ. Ông cháu là Trịnh Văn Tào, khi còn sống ông cháu có cho cháu xem một tờ gia phả mà ông rất trân quý. Nhưng khi dó cháu còn quá nhỏ nên chỉ nhớ được mình là con cháu đời thứ 9 của chúa Trịnh Sâm. Hiện tại dòng họ cháu đang sống ở thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, thành phố Hà Nội ạ.

Tin khác đã đăng