Chi họ Trịnh Phúc Tâm



Gia phả của Chi họ ghi rõ nguồn gốc tổ tiên từ Sóc Sơn - Biện Thượng - Thanh Hóa. Cụ Tổ chi họ đến lập cư ở làng Cói Thái Đường xã Mai Lâm, huyện Đông Ngàn thuộc vùng ven đô Thăng Long từ đời Lê Thánh Tông, tức là vào năm 1469. Đến nay, gia phả của Chi họ đã ghi chép chi tiết đầy đủ đến đời thứ 19. Chỉ xin nêu đại diện cho mỗi thế hệ, không ghi hết được con cháu trong Chi họ.

Chi họ Trịnh Phúc Tâm ở làng Cói Thái Đường, nay thuộc xã Mai Lâm – Hà Nội.

Gia phả của Chi họ ghi rõ nguồn gốc tổ tiên từ Sóc Sơn – Biện Thượng – Thanh Hóa. Cụ Tổ chi họ đến lập cư ở làng Cói Thái Đường xã Mai Lâm, huyện Đông Ngàn thuộc vùng ven đô Thăng Long từ đời Lê Thánh Tông, tức là vào năm 1469. Đến nay, gia phả của Chi họ đã ghi chép chi tiết đầy đủ đến đời thứ 19. Chỉ xin nêu đại diện cho mỗi thế hệ, không ghi hết được con cháu trong Chi họ.

+Đời 1 : Trịnh Phúc Tâm
+Đời 2 : Trịnh Phúc Mẫn
+Đời 3 : Trịnh Phúc Lương
+Đời 4 : Trịnh Phúc Nhi
+Đời 5 : Trịnh Phúc Tam
+Đời 6 : Trịnh Phúc Biển
+Đời 7 : Trịnh Đức Nhuận
+Đời 8 : Trịnh Xuân Bàng
+Đời 9 : Trịnh Xuân Giáp
+Đời 10: Trịnh Văn Khiêm
+Đời 11: Trịnh Bá Vân
+Đời 12: Trịnh Xuân Phát
+Đời 13: Trịnh Xuân Ứng
+Đời 14: Trịnh Xuân Dư
+Đời 15: Trịnh Xuân Chi
+Đời 16: Trịnh Xuân Thụy
+Đời 17: Trịnh Việt Quang
+Đời 18: Trịnh Xuân Hạnh.
+Đời 19: Trịnh Xuân Hạnh

Đây là Chi họ khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt cao ra làm việc nước,được xếp vào hàng Thể gia lệnh tộc xứ kinh Bắc (Theo sách phong thổ xứ kinh Bắc xuất bản năm 1972). Nhà thờ của chi họ đã được xây dựng trên 300 năm và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 1997. Đây còn là chi họ cách mạng với sự tham gia đông đảo của con cháu trong Chi họ vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước (Nguồn tư liệu từ gia phả Chi họ làng Cói Thái Đường biên soạn năm 1990 trên cơ sở tổng hợp nội dung của 14 cuốn gia phả gốc của Chi họ từ 1696 đến 1980).

Cụ Tổ Chi họ Trịnh Phúc Tâm sinh năm Kỷ Sửu (1469), cụ Bà hiệu từ Duyên, hai cụ hợp táng tại xã Bồ Đề, nay là thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh – Hà Nội.

Trong khuôn viên nhà thờ họ ở làng Cói Thái Đường còn lưu giữ tấm bia đá lớn “Đông hoa Trịnh tiến sỹ”. Bia có niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696) thuộc triều Lê – Trịnh. Nội dung bia ghi rõ thân thế và sự nghiệp của Tiến sỹ Trịnh Đức Nhuận là cháu 7 đời của Chi họ.
Trịnh Đức Nhuận (1653-1713), sau khi đỗ Tiến sỹ, ông được bổ nhiệm làm Giám sát Hải Dương, rồi Hình khoa Đốc Đồng sứ Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa và được thăng chức Lễ Bộ hữu thị lang. Hậu duệ Trịnh Đức Nhuận còn có nhiều người đỗ đạt cao. Trịnh Xuân Thụ đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748), làm quan đến chức Đông các học sỹ, tước Bá, thuộc đời vua Lê Hiền Tông rồi đi xứ nhà Thanh. Đến đời thứ 12 của Chi họ có Trịnh Xuân Thưởng đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ, được bổ nhiệm làm án sát Sơn Tây.

Con cháu Chi họ Trịnh Phúc Tâm phần lớn sinh sống vùng ven đô Thăng Long và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Là Chi họ rất hiếu học. Hiện tại Chi họ có trên 30 tiến sỹ thuộc nhiều ngành khoa học, đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Trịnh Xuân Lãng là Đại sứ quán Việt Nam tại Liên hiệp quốc; Tiến sỹ Trịnh Xuân Giới là Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó giáo sư Trịnh Bỉnh Di; Phó Giáo sư Trịnh Xuân Khuê thuộc Trung tâm công nghệ quốc gia; Giáo sư Tiến sỹ Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học Vật lý thiên văn đang công tác ở nước ngoài; Giáo sư Tiến sỹ Trịnh Xuân Thành- Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội…

So với các Chi họ khác thuộc dòng họ Trịnh thì Chi họ Trịnh Phúc Tâm có ghi chép muộn hơn. Song Chi họ có quá trình phát triển độc lập từ lâu đời và là Chi họ lớn, có số lượng con cháu đông đúc, làm ăn thịnh vượng, có nề nếp sinh hoạt họ thường xuyên. Chi họ đã xây dựng được quỹ khuyến học để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn và động viên khuyến khích con em học tập tốt.

Số điện thoại liên hệ: 0986 203 387/0439611881

Trịnh Xuân Chi hiện là trưởng họ Trịnh dòng họ Trịnh ở Thôn Thái Bình xã Mai Lâm – Đông Anh – Hà Nội

One comment

  • Chào các Bác! xem bài viết này thấy con cháu họ Trịnh nhà mình thật thành đạt và hạnh phúc. xin chúc mừng! Cháu thấy họ Trịnh Phúc Đẩu trong Nghệ An sao cũng có tính tương đồng vậy! Có thể dòng họ nhà cháu trong này là một chi nhánh của Trịnh Phúc Tâm?!

Tin khác đã đăng