Chi họ Trịnh Khả



Theo tư liệu chính thống từ gia phả ghi chép, nơi phát tích của Chi họ Trịnh Khả là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, tên cũ là làng Kim Bôi thuộc tổng Sóc Sơn, nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ làng Giang Đông, Chi họ đã di chuyển đến nhiều nơi khác trong tỉnh và các tỉnh. Trong đó có một bộ phận quan trọng chuyển đến định cư ở thôn Cự Đà, vùng Tả Thanh Oai từ thế kỷ 15, thuộc tỉnh Hà Tây.

Theo tư liệu chính thống từ gia phả ghi chép, nơi phát tích của Chi họ Trịnh Khả là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, tên cũ là làng Kim Bôi thuộc tổng Sóc Sơn, nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ làng Giang Đông, Chi họ đã di chuyển đến nhiều nơi khác trong tỉnh và các tỉnh. Trong đó có một bộ phận quan trọng chuyển đến định cư ở thôn Cự Đà, vùng Tả Thanh Oai từ thế kỷ 15, thuộc tỉnh Hà Tây.

Làng Giang Đông là nơi phát tích của Chi họ, nhưng lại thiếu tư liệu, phải dựa vào tộc phả họ Trịnh Cự Đà và cuốn Họ Xuân Phả thuộc nhánh nhánh họ Triệu Sơn, Thanh Hóa.

Trịnh tộc gia phả thôn Cự Đà và họ Xuân Phả ở Xuân Tín, Bồ Hà, Trạm Lộ, Hà Sơn ghi rõ:

Thủy tổ Chi họ Trịnh Khả là cụ Trịnh Châu, vợ húy là Súi. Trịnh Khả là con út trong số 4 anh em trai. Nguyên quán ở làng Kim Bôi, nay là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Trịnh Khả sinh năm Tân tỵ (1391), cha làm Chánh tổng, nên ông có điều kiện học hành. Năm 18 tuổi, Trịnh Khả đã tinh thông chữ Hán, tính nết hiền lành nhưng rất lanh lẹ, tướng mạo khác thường. Sinh ra và lớn lên bên bờ sông Mã giữa lúc xã hội phong kiến Việt Nam rối ren. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần (1400), nhà Minh thừa cơ xâm lược nước ta (1407). Đất nước lâm vào cảnh điêu linh, dân tình cực khổ. Trịnh Khả vốn có lòng yêu nước nồng nàn, không chịu cảnh nô lệ, nên đã tìm đến với nghĩa quân Lê Lợi đất Lam Sơn tụ nghĩa chống lại giặc Minh giành độc lập cho đất nước. Trịnh Khả là một trong số 18 nghĩa sĩ đầu tiên có mặt ở Hội thề Lũng Nhai (1416) và đã cùng Lê Lợi khởi binh chống giặc Minh (1418).

Sau khi đánh đuổi quân Minh, thu lại giang sơn bờ cõi, lập nên triều Lê sơ. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (1428). Trịnh Khả là bậc công thần bình ngô khai quốc, được Lê Lợi tin dùng, cho lấy họ Lê gọ là Lê Khả. Ông tiếp tục phục vụ trải 3 đời vua triều Lê sơ là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông và Lê Nhân Tông. Ông đã đóng góp công lao to lớn vào việc đánh dẹp giặc Minh xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Cuối đời vua Lê Nhân Tông, ông bị bọn gian thần Lê Khuyển và các quốc cửu lập mưu giết hại cùng với con trai cả là Trịnh Bá Quát; Lê Khắc Phục và con trai là Trịnh Bá Nhai. Đến đời vua Thuần Tôn Hoàng đế, Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục mới được minh oan, con cháu lại được trọng dụng.

Trịnh Khả có 2 vợ:

Vợ cả: Lê Thị Ngọc Kỷ – Liệt quốc phu nhân
Vợ thứ: Bùi Thị Diệp-Chính tín phu nhân Trịnh Khả có 13 con trai và 9 con gái

– Trịnh Bá Quát, con trưởng – Đô chỉ huy sớm bị giết còn trẻ.

– Trịnh Công Lộ (Lạc) – Lưỡng quốc Trạng nguyên. Làm quan đến chức Tả đô đốc, tước Thụy lạc hầu.
– Trịnh Công Đớn (Đán), thi không đỗ, nhưng ông đã có công lớn trấn giữ biên giới phía Tây. Làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, hàm Thiếu Bảo. Hậu duệ phái Trịnh Công Đơn hiện sinh sống ở làng Duyên Phúc, huyện yên Định và làng Kim Lan, huyện Cẩm Giàng.

– Trịnh Công Tá – Đô Chỉ huy sứ, tước Hầu. Con cháu đông đúc ở làng Duyên Phúc, huyện Yên Định và làng Kim Hoặc huyện Thụy Nguyên, nay là huyện Thiệu Hóa Thanh Hóa. Một bộ phận hậu duệ phái họ Trịnh Công Tá chuyển đến định cư ở Thượng Thôn xã Tân Môn, vùng Tả Thanh Oai – Hà Tây.

– Trịnh Công Khảm – Thự vệ, Phúc quận công, con cháu phái họ Trịnh Công Khảm ở làng Kim Lan, huyện Cẩm Giàng. Một bộ phận ở xã Bái Hạ, Mỹ Hóa, huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa.

– Trịnh Công Phú – Kim Ngô thự vệ, tước Sơn lĩnh hầu, con cháu phái họ

– Trịnh Công Phú ở làng Chi Phong, huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

– Trịnh Công Ngô, làm quan đến chức Hộ bộ thượng thư, tước Thiếu Bảo văn Ngạn hầu. Con cháu phái họ Trịnh Công Ngô ở làng Xuân Phổ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

– Trịnh Công Phụ – Tả đô đốc Khang đạo hầu, con cháu phái họ Trịnh Công Phụ đông đúc, sinh sống ở làng Yên Định, xã Yên Định, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

– Trịnh Quý Thuật – Tả đô đốc, mậu Lâm bá. Con cháu phái họ Trịnh Quý Thuật đông đúc, sinh sống ở xã Xuân Phả và xã Một Cốt phủ Thọ Xuân. Một bộ phận di chuyển đến cư trú xã Cẩm Cù và xã Đinh Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Trịnh Quý Thuật là ông tổ phái thứ 9 thuộc Chi họ Trịnh Khả và đã có công lớn trong việc gây dựng lại nhà Lê Trung Hưng từ buổi ban đầu.

– Trịnh Quý Thuật là Đại thần trải qua 3 đời vua triều Lê sơ là Nhân Tôn, Thánh Tôn, và Hiển Tôn. Lấy con gái ông Lê Viêm là bà Lê Thị Hoài, sinh ra 3 người con trai là Trịnh Công Quyền, Trịnh Công Hành và Trịnh Công Cán và 2 con gái là Trịnh Thị Thanh, Trịnh Thị Giang.

– Trịnh Công Quyền là con trai trưởng Trịnh Quý Thuật. Thời vua Hiển Tôn thi đỗ Giám sinh, làm quan đến chức Bình chương sự, trải 4 đời vua triều Lê sơ là Hiển Tôn, Uy Mục, Tương Dực và Chiêu Tôn. Tước Vĩnh Xuyên Bá, lấy công chúa là bà Lê Ngọc Dung, sinh được 2 trai là Trịnh Đăng Đản và Trịnh Đăng Lâu, con gái là bà Trịnh Thị Chinh.

– Trịnh Công Hành là con thứ hai của Trịnh Công Thuật, làm quan đén chức Sứ trung, lấy con gái ông Lê Khôi là bà Lê Thị Hoàng (không có con).
– Trịnh Công Cán là con thứ 3 của Trịnh Công Thuật, làm quan đến chức Thị lang, lấy con gái ông Lê ý là bà Lê Thị Hào (không có con)

– Trịnh Đăng Đản là con trai trưởng ông Trịnh Công Quyền thuộc đời thứ 4 của Chi họ Trịnh Khả. Lấy vợ họ Lê vào thời vua Chiêu Tôn. Ông làm Nội thị. Khi Chiêu Tôn chạy trốn đã để lại hoàng tử Lê Ninh tại Tây Đô. anh em nhà họ Trịnh đã phải cưu mang, đem Lê Ninh trốn sang Ai Lao để tránh sự truy bắt của nhà mạc. Sau này Lê Ninh chính là người được Nguyễn Kim tìm và đưa lên làm vua, dựng cờ khôi phục nhà Lê, và là vị vua đầu tiên của triều Lê Trung Hưng là Lê Trang Tông.

– Trịnh Đăng Lâu là con thứ của ông Trịnh Công Quyền, làm quan Nội thị. Khi nhà Mạc cướp ngôi vua nhà Lê, ông đã sang Tàu cùng Trịnh Duy Liên vạch tội nhà Mạc, nhưng việc không thành.

Con cháu Phái họ Trịnh Quý Thuật đông đúc, sống rải rác ở nhiều nơi và chia ra 99 cành nhánh phát triển cho đến ngày nay.

– Trịnh Quý Tuân – Tả đô đốc, Phúc Bá, là con trai thứ 10 của Trịnh Khả. Trịnh Quý Địch – Đô đốc Đồng Tri, Phúc Bá là con trai thứ 11 của Trịnh Khả.

– Trịnh Công Diễn – Quốc công, Thái bảo là con trai thứ 12 của Trịnh Khả, con cháu phái họ Trịnh Công Diễn đông đúc, sống tập trung ở Giang Đông, Nghĩa Kỳ xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

– Trịnh Công Hựu – con trai út của Trịnh Khả được vua Thánh Tống, Hiển Tông rất tin dùng. Làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư, xem công việc của cả 6 Bộ trong cung, thăng Thái phó Bát tự công thần đặc tiến khai phủ nghị Bình chương quân quốc trọng sự Thọ Quốc công. Con cháu phái họ Trịnh Công Hựu đông đúc, sinh sống phân tán ở nhiều nơi thuộc xã Lê Xá, Kim hoặc huyện Thiệu Hóa; xã Dực Đông, huyện Hậu Lộc; xã Bồ Hà, Trạm Lộ, Hà Sơn huyện Triệu Sơn.

Trịnh Khả mất ngày 26 tháng 7.

Trịnh Khả có 10 người con và nhiều cháu chắt giữ trọng trách triều đình nhà Lê. Đến đời thứ 8, có một bộ phận từ làng Giang Đông chuyển đến định cư ở làng Cự Đà, chính xác là vùng Tả Thanh Oai, Hà Tây rồi phát triển mạnh ra vùng lân cận. Tập trung nhất là thôn Cự Đà, Đại Hành, Thượng Phúc. Vào đầu thế kỷ 16 lại có một bộ phận tách ra chuyển từ Hà Tây về định cư ở Thăng Long. Đó là hậu duệ cụ Trịnh Công Tá – con thứ 4 của Trịnh Khả.
Nhà thờ họ Trịnh Khả, còn gọi là Phủ Trịnh Khả được xây dựng trên sườn đồi thuộc địa phận làng Giang Đông. Bên bờ sông Mã còn có một miếu nhỏ thờ thân phụ Trịnh Khả khi ông bị giặc Minh bắt và giết đã được dân làng xây dựng để thờ cúng. Phủ Trịnh Khả đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và đã được trùng tu.

Hậu duệ Trịnh Khả ngày nay tham gia đông đảo vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ xây dựng đất nước. Đặc biệt là các doanh nhân của Chi họ làm ăn phát đạt ở cả trong và nước ngoài.

Theo gia phả của cành họ Trịnh Cự Đà ghi chép thì Chi họ Trịnh Khả đã có đến đời thứ 22. Khởi đầu Chi họ là Thái úy Trịnh Khả:

Đời 1: Trịnh Khả
Đời 2: Trịnh Bá Quát, Trịnh Công Lộ, Trịnh Công Đán..
Đời 3: Trịnh Công Lũy
Đời 4: Trịnh Công Thúc
Đời 5: Trịnh Thạo, Trịnh Phúc Uy
Đời 6: Trịnh Hùng, Trịnh Tổng Binh
Đời 7: Trịnh Kiên, Trịnh Nghĩa Thái
Đời 8: Trịnh Công Bảo (chuyển đến làng Đại Hành – Hà Tây)
Trịnh Công Xuyên (chuyển đến làng Cự Đà – Hà Tây)
Trịnh Công Thông (chuyển đếnlàng Thượng Phúc – Hà Tây)
Đời 9: Trịnh Mỹ,Trinh Công Khảm
Đời 10: Trịnh Uy, Trịnh Công Tài
Đời 11: Trịnh Thục, Trịnh Khang Hậu
Đời 12: Trịnh Mậu, Trịnh Công Thẩm
Đời 13: Trịnh Mưu, Trịnh Công Dậu
Đời 14: Trịnh Dụ, Trịnh Công Tiêu
Đời 15: Trịnh Vân
Đời 16: Trịnh Trạch, Trịnh Công Thiết
Đời 17: Trịnh Đẩu, Trịnh Công Tống
Đời 18: Trịnh Hùng, Trịnh Công Thụ
Đời 19: Trịnh Chữ, Trịnh Công Tọa
Đời 20: Trịnh Đại, Trịnh Công Tích
Đời 21: Trịnh Dũng, Trịnh Đình Phúc
Đời 22: Trịnh Kiên

Thế thứ ghi trên chủ yếu dựa vào ghi chép của gia phả Cự Đà Trịnh tộc, có tham khảo thêm Tộc phả họ Trịnh Thượng Phúc và cũng chỉ nêu đại diện cho mỗi thế hệ, không nhất thiết phải là ngành trưởng, cũng không ghi hết được con cháu của Chi họ.

Chi họ Trịnh Khả là một trong những Chi họ lâu đời, có gia phả ghi chép đầy đủ từ rất sớm vào cuối thế kỷ thứ 14.

(Những địa danh nêu trên, có nhiều tên cũ xa xưa, hiện nay có thể đã thay đổi. Đồng thời một số địa danh có con cháu họ Trịnh sinh sống nay đã di chuyển đến nhiều nơi khác).

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn