Chi họ Trịnh Kiểm – Chi họ Chúa



Trịnh Trà là con thứ Trịnh Tùng đã từ Thăng Long trở về lập cư ở Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng - Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Vì vậy hiện nay cành họ còn có con cháu ở Định Công, Thịnh Liệt - vùng ven đô Thăng Long. Con cháu cành họ đông đúc, có nhà thờ và sinh hoạt họ nề nếp. Hiện có ông Trịnh Đình Hậu, Trịnh Đình Lượng, Trịnh Lan và là cành họ đang trực tiếp trông nom phủ Trịnh ở Vĩnh Hùng - Thanh Hóa.

Chi họ Trịnh Kiểm quê gốc ở làng Sóc Sơn (trước đây Sóc Sơn – Biện Thượng là tên địa danh gọi chung cho vùng đất, trong đó có làng Sóc Sơn và nhiều làng khác. Đã từ lâu làng Sóc Sơn thuộc xã Vĩnh Hòa, về sau cắt chuyển về xã Vĩnh Hùng gắn với làng Bồng Thượng, gọi là Sóc Sơn – Biện Thượng thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Chi họ Trịnh Kiểm có vị trí đặc biệt trong họ Trịnh. Một là về số lượng con cháu đông đúc bằng hoặc hơn số lượng con cháu của cả 5 Chi họ khác thuộc dòng họ Trịnh cộng lại; Hai là Chi họ có vị trí rất cao trong xã hội phong kiến, nên về mặt đóng góp cho đất nước cũng rất lớn. Nếu các Chi họ khác chỉ có đến quan đầu triều từ 2 đến 3 đời, thì Chi họ Trịnh Kiểm đã có đến 12 đời chúa cùng với vua Lê quản lý điều hành đất nước với một hình thái chính trị xã hội rất đặc trưng của triều đại phong kiến Đại Việt, vừa có vua, vừa có chúa – triều đại Lê – Trịnh, một triều đại hiếm có trên thế giới đương thời, trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, nhưng lại đứng vững và duy trì được thời gian dài nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam với 249 năm, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.

Đây là Chi họ được xác định có gia phả ghi chép sau, nhưng lại đầy đủ nhất, với tốc độ phát triển nhanh nhất. Lịch sử của Chi họ gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước thời kỳ từ thế kỷ 16 đếnt hế kỷ 18. Và tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực của xã hội.

Thế thứ của Chi họ, gia phả đã ghi chép được đến đời thứ 27 kể từ cụ Tổ của Chi họ là cụ Trịnh Xứng có nguồn gốc ở Sóc Sơn, Biện Thượng. Trịnh Kiểm thuộc đời thứ 7 của Chi họ. Nguồn tư liệu chủ yếu dựa vào Trịnh gia chính phả của Trịnh Như Tấu, có tham khảo thêm các Ngọc phả của các phái, cành, nhánh, chi nhánh thuộc Chi họ.

+ Đời 1 : Hậu quận công Trịnh Xứng
+ Đời 2 : Tuy nhân vương Trịnh Kỷ
+ Đời 3 : Phúc ấm vương Trịnh Liễu
+ Đời 4 : Diễn Khánh vương Trịnh Lan, Trịnh Thúc
+ Đời 5 : Trịnh Bách, Trịnh Tự, Trịnh Lâm
+ Đời 6 : Trịnh Lâu, Trịnh Quang, Trịnh Đài
+ Đời 7 : Trịnh Trang, Trịnh Dụ, Trịnh Kiểm
+ Đời 8 : Trịnh Cối, Trịnh Tùng, Trịnh Đỗ, Trịnh Đồng, Trịnh Ninh
+ Đời 9 : Trịnh Túc, Trịnh Vân, Trịnh Tráng, Trịnh Lâm, Trịnh Dương,Trịnh Giai, Trịnh Lý, Trịnh Hàng, Trịnh Tuân, Trịnh Toản, Trịnh Điện, Trịnh Trà, Trịnh Chinh, Trịnh Ngà, Trịnh quảng, Trịnh Quân, Trịnh Quang, Trịnh Nhượng, Trịnh Xuân…
+ Đời 10 : Trịnh Kiều, Trịnh Lực, Trịnh Tượng, Trịnh Tạc, Trịnh Quế, Trịnh Hằng, Trịnh Biện, Trịnh Lạc, Trịnh Lộc, Trịnh Tấn, Trịnh Tú, Trịnh Thiện, Trịnh Hoàn, Trịnh Lệ, Trịnh Toàn, Trịnh Lịch, Trịnh Sầm…
+ Đời 11 :Trịnh úc, Trịnh Đức, Trịnh Căn, Trịnh Lương, Trịnh Đống, Trịnh ốc, Trịnh Thâu, Trịnh Ký, Trịnh Phước, Trịnh Quân, Trịnh Khúc, Trịnh Cần…
+ Đời 12 :Trịnh Vịnh, Trịnh Bách, Trịnh Lan…
+ Đời 13 :Trịnh Bích, Trịnh Quyền, Trịnh Liệu, Trịnh Hoàn, Trịnh Tụ…
+ Đời 14 :Trịnh Đạc, Trịnh Cương, Trịnh Trụ, Trịnh Rự, Trịnh Thành,Trịnh Quế…
+ Đời 15 :Trịnh Kiều, Trịnh Giang, Trịnh Đang, Trịnh Doanh, Trịnh Quế, Trịnh Đình Tập, Trịnh Đình Thụ…
+ Đời 16 :Trịnh Nhương, Trịnh Quyền, Trịnh Bồng, Trịnh Sâm, Trịnh Lệ, Trịnh Đình Văn, Trịnh Đình Thái…
+ Đời 17 :Trịnh Chiện, Trịnh Thuyên, Trịnh Khải, Trịnh Cán, Trịnh Đình Nguyên, Trịnh Đình Cẩn…
+ Đời 18 :Trịnh Học, Trịnh ốc, Trịnh Vân, Trịnh Đình Mão, Trịnh Đình Viên…
+ Đời 19 :Trịnh Mền, Trịnh Nguyên, Trịnh Đình Lợi, Trịnh đình Cửu…
+ Đời 20 :Trịnh Được, Trịnh Vân, Trịnh Đình Tài…
+ Đời 21 :Trịnh Đường, Trịnh Phước, Trịnh Thế Anh…
+ Đời 22 :Trịnh Bính, Trịnh Bô, Trịnh Lợi…
+ Đời 23 :Trịnh Công, Trịnh Lương, Trịnh Hòa, Trịnh Đức…
+ Đời 24 :Trịnh Cương, Trịnh Minh, Trịnh Chi, Trịnh Trạch, Trịnh Tiến….
+ Đời 25 :Trịnh Nam, Trịnh Vân, Trịnh Vọng…
+ Đời 26 :Trịnh Việt, Trịnh Ly…
+ Đời 27 :Trịnh Nam, Trịnh Hưng…

Gia phả Chi họ đã ghi chép được một cách tỷ mỉ cả về thế thứ và từng người thuộc trực hệ Chúa. Đặc biệt là các chúa Trịnh:

Thủy tổ Chi họ có ghi chép xuất phát từ địa danh Sóc Sơn là Trịnh Xứng : Ông sinh ra Trịnh Kỷ, không rõ ngày sinh và ngày mất.

Đức Thái Tễ Duệ quốc công, gia phong tước Tuy nhân công, tôn phong Uyên tổ Tuy đạo vương, tên thuỵ là Viên Trường, tên húy là Kỷ. Ông mất ngày 18 tháng 12, yên táng Lăng làng Sáo Sơn.

Bà Thái phu nhân, tôn phong là thận phi Lê Thị An Nhân, người xã Biện Thượng, mất ngày 28 tháng 4, yên táng Lăng làng Sáo Sơn. Bà sinh ra ông Phúc ấm công.

Đức Thượng Tể tướng Phúc quốc công, gia phong Phúc ấm vương, tôn phong là Mục Tổ Phúc ấm vương, tên thuỵ Viên Sùng, tên huý Liễu. Ông mất ngày 15 tháng 1, yên táng Lăng làng Sáo Sơn, chân núi thôn Việt An, xứ Mả Củ.

Bà Thái phu nhân, tôn phong là Quý phi Hoàng Thị Phúc Thắng, người làng Biện Thượng, bà mất ngày 13 tháng 12, yên táng Lăng làng Sáo Sơn. Là thân mẫu ông Diễn Khánh công.

Đức thượng Tể tướng Diễn Khánh công, gia phong tước Diễn Khánh công, tôn phong Triệu tổ Diễn Khánh vương, tên huý là Lan, tên thụy là Viên Đạo. Ông mất ngày 15 tháng 9, yên táng Lăng làng Biện Thượng.

Bà Thái phu nhân tôn phong là Kính phi Hoàng Thị Thông, người huyện Yên Định, mất ngày 15 tháng 6, yên táng Lăng làng Biện Thượng. Bà sinh ra ông Trịnh Lâu.

Theo gia phả cành họ Trịnh làng Bột Hoằng Hóa và Trịnh Gia Kim sách thì sau Trịnh Lan còn có Trịnh Bách, Trịnh Tự, Trịnh Lâm. Đây là một thực tế nên “Đại Trịnh tộc phả lục” ghi chép lại.

Đức Thượng Tễ tướng Đôn quốc công, gia phong tước Dục Đức công, tôn phong Hưng tổ Dục Đức vương, tên huý là Lâu, tên thụy là Trực Đạo. Ông mất ngày 25 tháng 9, yên táng ở xứ Mả Củ chân núi thôn Việt Yên.

Bà Thái phu nhân, tôn phong Thục phi Hoàng Thị Ngọc Dốc, tên thụy là Tâm (con gái ông Thái Tễ Du quốc công) ở thôn Hổ – Yên Định. Bà mất ngày 10 tháng 3, yên táng Lăng thôn Việt Yên, bà sinh ra 4 trai, 2 gái là Hậu Quận công, Huệ Quận công, Đức minh khang Đại vương Trịnh Kiểm và ông Phấn Quận công.

Đức tiên thánh, Thế tổ Minh khang Thái vương Trịnh Kiểm:

Trịnh Kiểm sinh ngày 14 tháng 8 năm Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 (1503) tại làng Sóc Sơn, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Mất ngày 18 tháng 2 năm Canh Ngộ, niên hiệu Chính Trị thứ 13 (1570) thọ 68 tuổi. Ông là người mở nghiệp chúa nhà Trịnh.

Trịnh Kiểm mồ côi cha từ nhỏ và rất có hiếu với mẹ. Nhà nghèo, ông phải đi làm thuê nuôi mẹ, người làng khinh rẻ. Ông là người thông minh, học ít hiểu nhiều, can đảm và dũng lược. Sau khi mẹ bị Tước hầu nhà Mạc dìm chết ở sông Biện Thượng, ông vô cùng thương xót, lo mai táng cho mẹ xong, ông trốn sang Lào theo Nguyễn Kim phù Lê diệt Mạc, được Nguyễn Kim tin yêu giao cho việc luyện binh mã, cầm quân đánh giặc, lại gả con gái cho làm vợ là Ngọc Bảo để cùng chung sức khôi phục quốc thống nhà Lê. Trịnh Kiểm không phụ lòng Nguyễn Kim, đã chứng tỏ là một danh tướng tài ba dũng lược, đánh đâu được đấy.

Từ Sầm Châu Ai Lao, vua tôi nhà Lê rời về đất Cẩm Châu thuộc địa phận Thanh Hóa xây dựng cơ sở, chiêu tập binh mã chống Mạc. Năm Canh Tý (1540), đem quân đánh Nghệ An, Thanh Hóa. Năm 1543 thu phục được Tây Đô và quản lý phần đất phía Nam. Như vậy, sau khi nhà Mạc cướp ngôi, tàn sát, chấm dứt triều Lê sơ vào năm 1527. Con cháu nhà Lê phải chạy trốn nhờ đất Ai Lao. Đến nay mới chiếm lại được một phần đất đai thuộc Thanh Nghệ. Bắt đầu cuộc chiến tranh Nam Bắc giữa nhà Mạc Đông Đô – Thăng Long và nhà Lê Tây Đô – Thanh Hóa.

Năm 1545, Nguyễn Kim trên đường hành quân ra đánh Bắc triều ở miền Sơn Nam, đến Yên Mô (Ninh Bình) bị hàng tướng nhà Mạc là Dương chấp nhất phản bội, đánh thuốc độc chết. Theo ý nguyện của Nguyễn Kim và các triều thần. Vua Lê Trang Tông giao quyền bính cho Trịnh Kiểm thay Nguyễn Kim thống lĩnh binh mã với tước Thái sư Lạng quốc công, lo việc chống Mạc.

Năm 1548, vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập con trưởng của Trang Tông là Lê Huyên lên nối ngôi, lấy hiệu là Trung Tông. Thời gian này lực lượng nhà Mạc còn mạnh. Danh tướng nhà Mạc là Mạc Kính Điển đã 10 lần đem quân đánh Thanh Nghệ, mưu chiếm lại đất, nhưng đều bị Trịnh Kiểm đánh bại, giữ vững và củng cố đất Nam triều.

Vua Trung Tông ở ngôi được 8 năm thì mất, chưa có con nối nghiệp. Trịnh Kiểm phải tự thân đi tìm con cháu nhà Lê để lập lên làm vua. Đến làng Bố Vệ huyện Đông Sơn thì gặp được Lê Duy Bang là huyền tôn Lam quốc công lê trừ (anh ruột vua Lê Lợi) rước về dựng lên làm vua, tức vua Lê Anh Tông.

Trước tình hình muôn phần khó khăn, nhân dân Thanh Nghệ bị mất mùa liên tiếp, đời sống cực khổ đói kém. Ngoại bang quấy rối, nhà Mạc chống phá quyết liệt. Trịnh Kiểm một mặt lo củng cố đất căn bản, một mặt phải lo đối phó thù trong giặc ngoài. Ông đã tâu trình lên vua Anh Tông hạ chỉ cho Nguyễn Hoàng (con trai thứ của Nguyễn Kim) là tướng tài của nhà Lê vào trấn ải đất Thuận Quảng để Trịnh Kiểm yên tâm lo chống Mạc phía Bắc, đó là vào tháng 10 năm 1558.

Không phải lo đến hoạ phía Nam nữa, năm 1559 Trịnh Kiểm khởi binh đánh Mạc và đem lại thắng lợi, chiếm thêm vùng đất Trấn Hưng, Trấn Tuyên, mở rộng địa bàn thanh thế nhà Lê.

Năm Kỷ Tỵ (1569), vua Lê gia phong cho Trịnh Kiểm là Thượng tướng Thái quốc công thượng phụ. Cũng năm đó ông bị ốm nặng nên giao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Anh Tông sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối nắm binh quyền thay cha.

Tháng 2 năm Mậu Ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, truy tôn làm Minh Khang thái vương, thụy là Trung huân.

Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp, nắm quyền 26 năm, trải giúp 3 đời vua là Trang Tông, Trung Tông và Anh Tông, thọ 68 tuổi. Trịnh Tùng là người đưa thi hài Trịnh Kiểm về mai táng ở chân núi Mâm Cò (Mả Củ) thôn Đa Bút thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa (nguồn tư liệu lấy từ gia phả nhánh họ Trịnh Bá làng Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Trịnh Kiểm có 3 vợ:

Bà Chính phi Lại Thị Ngọc Trân, tên thụy Từ Đức, người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, bà mất ngày 20 tháng 8, là mẫu thân Trịnh Cối.

Bà Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo, tên thụy Từ Nghi, người làng Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung) tỉnh Thanh Hóa, là con gái Đức hưng quốc Chiêu huân Nguyễn Kim. Bà mất ngày 17 tháng 8 năm Bính Tuất, là mẫu thân Trịnh Tùng.

Bà Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh, người Sách Thọ Liêu, nay là huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, con gái ông Đạo Sùng công. Bà mất ngày 2 tháng 8, yên táng tại bản quán.

Trịnh Kiểm có 5 con trai và 2 con gái:

Đạt nghĩa công Trịnh Cối – con trưởng

Thành Tổ triết vương Trịnh Tùng – người nối nghiệp chúa.

Dương lễ công Trịnh Đỗ Dịch nghĩa công Trịnh Đồng

Cẩn nghĩa công Trịnh Ninh.

Tiên Thượng công chúa Trịnh Thị Ngọc Xuân, thụy Đức Phương. Bà mất ngày 28 tháng 2.

Từ Duyên quận chúa Trịnh Thị Ngọc Tỵ, thụy Từ Duyên. Bà mất ngày 21 tháng 8.

Hậu duệ Trịnh Kiểm, nay còn 3 phái.

Phái Trịnh Cối:

Trịnh Cối là con trai trưởng Trịnh Kiểm, do bà Chính phủ Lại Thị ngọc Trân sinh ra, và ít nhất đã phát triển thành 2 cành:

Cành thứ nhất ở Thanh Hóa tại một số làng thuộc huyện Hoằng Hóa, hiện có ông Trịnh Nhu – Giáo sư, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

Cành thứ hai ở Thái Bình thuộc làng Lưu Xá, trên bờ sông Luộc. Vào năm 1570, một người con của vợ thứ Trịnh Cối là cụ Chính Đạo vốn từ Sóc Sơn theo mẹ chuyển ra định cư ở làng Lưu Xá. Về sau hậu duệ cụ Chính Đạo còn có ở thôn Cáp Hoàng – Hà Tây, vùng Bặt – Thái Bình, làng Phú Xuyên – Thái Nguyên, vùng Cát Bà – Hải Phòng… (nguồn tư liệu của ông Trịnh Công Khương và Trịnh Như Thiết cành họ Lưu Xá – Thái Bình).

Phái thứ hai: Đức tiên thánh thành tổ triết vương Trịnh Tùng:

Trịnh Tùng là con thứ Trịnh Kiểm, do bà Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo sinh ra. Trịnh Tùng sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Bình thứ 2 (1548), ông mất ngày 20 tháng 8 năm Quý Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (1623) thọ 74 tuổi. Trịnh Tráng là người đưa thi hài Trịnh Tùng về quê mai táng bên cạnh cầu Thác thuộc địa phận làng Sóc Sơn (Tư liệu dựa vào Trịnh gia chính phả và gia phả phụ nhánh họ Trịnh Bá làng Quang Biểu – Vĩnh Hòa – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa).

Theo thứ tự, người nối ngôi Trịnh Kiểm là Trịnh Cối – con trai trưởng, nhưng Trịnh Cối đã tỏ ra bất tài, càn rỡ, các tướng dưới quyền không phục. Vì thế chỉ sau 2 tháng Trịnh Kiểm mất và Trịnh Cối nắm binh quyền; các quan tướng như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách, Phan Công Tích…. đã đem quân bản bộ về với Trịnh Tùng và yêu cầu Trịnh Trùng lên thay Cối cầm quân chống Mạc, Trịnh Tùng là người được tướng sỹ yêu mến, có tài thao lược, Trịnh Kiểm rất tin. Nhưng vì là con thứ không dám tranh quyền với anh là Trịnh Cối.

Biết Trịnh Kiểm mất, anh em họ Trịnh đang có mâu thuẫn. Tháng 8 năm Canh Ngọ (1570), vua Mạc sai mạc Kính Điển đem đại binh gồm 10 vạn quân và 700 chiến thuyền vào đánh Thanh Hóa. Quân Mạc tiến như vũ bão vào cửa Linh Trường, Chi Long, Hội Triều rồi đóng trại tại Hà Trung. Hai bên bờ sông Mã khói lửa ngút trời kéo dài hàng chục dặm. Trịnh Cối chống không nổi, rất lo sợ vội đem vợ con và thuộc tướng đầu hàng quân Mạc, được Mạc Kính Điển chấp nhận và phong cho Trịnh Cối làm Trung lương hầu.

Trịnh Tùng một mặt lo chống quân Mạc, một mặt củng cố nội bộ. Nhân sự kiện vua Anh Tông trốn khỏi Hành Tại, đã đưa Lê Duy Đàm là con thứ 5 của Anh Tông lên làm vua, ổn định tình hình.

Năm 20 tuổi (1567) đặc mệnh cho Trịnh Tùng tước Phúc lương hầu. Năm 21 tuổi (1568) phong tước Lương quận công.

Năm 22 tuổi (1569) thăng chức Tả tướng Tiết chế các sứ thuỷ bộ mọi dinh tướng sỹ, hàm Thái uý, tước Lương quốc công.

Năm 24 tuổi (1571), tiến phong chức Đô thống tiết chế thuỷ bộ mọi dinh kiêm Tổng bình chương quân quốc trọng sự.

Năm 44 tuổi (1591) diệt được Nguỵ Mạc, nhất thống thiên hạ. Nhà Minh sai sứ là Trần Đôn Đức, Vương Doãn Lập đem ngựa tốt, đai ngọc, mũ Sung thiên và 2 bức sắc văn viết 8 chữ “Quang Hưng Tiền Liệt, định quốc nguyên huân” tặng Trịnh Tùng để tỏ tình hiếu giao lân. Vua Tàu khen ngài rằng: “Nước An Nam, tướng họ Trịnh hay hậu được nghĩa lớn, giúp được nhà Lê tiễu trừ giặc Mạc, thực là bực anh hùng trong đời”.

Năm 46 tuổi (1593), tiến phong chức Đô nguyên suý Tổng quốc chính thượng phụ Bình an vương.

Năm Quý Mùi (1595) Trịnh Tùng vào Thăng Long bắt tay vào việc tổ chức lại bộ máy cai trị quy mô của bậc đế vương. Lập phủ Liêu riêng gồm đủ Lục phiên tương đương với Lục bộ của triều đình và nắm thực quyền điều hành công việc. Từ đây, con cháu chúa Trịnh được quyền thế tập gọi là Thế tử. Trước tình hình này vua Lê Kính Tông đã cùng với con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân làm phản. Kính Tông bị phế truất và đưa Hoàng Thái tử Lê Duy Kỳ lên thay, lấy hiệu là Lê Thần Tông.

Năm Quý Hợi (1623), Trịnh Tùng bị cảm nặng, sai các quan chọn Thế tử, triều thần đều tâu lấy Thế tử Trịnh Tráng nắm giữ binh quyền. Thái bảo quận công Trịnh Xuân giữ chức Phó cùng anh lo việc nước. Ngay ngày hôm sau biết tin, Trịnh Xuân đã đem quân vào phá nội cung, bách Trịnh Tùng dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt phủ Chúa. Trịnh Tráng cùng em là Trịnh Khải đem vua chạy ra ngoài và họp với quan quân văn võ ở chợ Nhân Mục huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân. Trịnh Tráng cùng với em là Trịnh Giai và Nhạc quận công Bùi Lâm đưa Trịnh Tùng vào dinh Quốc công Trịnh Đỗ (em Trịnh Tùng) để dụ Trịnh Xuân vào giao quyền, rồi xử Trịnh Xuân tội chết.

Ngày 20 tháng 8 năm Quý Hợi (1623) Trịnh Tùng mất tại quán Thanh Xuân huyện Thanh Trì. Trịnh Tráng cho đón linh cữu về Ninh Giang phát tang và mai táng tại quê làng Sóc Sơn – Thanh Hóa; đồng thời cũng rước vua Lê về Thanh Hóa để lo việc dẹp loạn.

Như vậy, phải mất 20 năm, Trịnh Tùng mới đánh bại được nhà Mạc, khôi phục lại cơ đồ cho nhà lê. Ông còn ngự ở Thăng Long 33 năm nữa. Tổng cộng ông đã ở ngôi chúa 53 năm và mất ở tuổi 74.

Trịnh Tùng có 4 vợ và nhiều cung tần:

Bà Thái quốc Thái phi Đặng Thị Ngọc Rao, tên thụy là Phùng, người làng Lương Xá huyện Chương Đức, con gái Tước nghĩa công. Bà mất ngày 7 tháng Giêng, yên táng ở làng Phúc Địa, huyện Thụy Nguyên, nay là huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa và là mẫu thân Trịnh Tráng.

Bà Chính phi Lại Thị Ngọc Nhu, tên thụy Từ Huệ, người làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung – Thanh Hóa, con gái Cẩn lễ công Lại Thế Khanh. Bà mất ngày 19 tháng 9, yên táng ở làng Hải Lịch huyện Lôi Dương nay là huyện Thọ Xuân- Thanh Hóa, là mẫu thân quan Hữu tướng, tước Tín lễ Trịnh Túc.

Bà Thái phi Lương Thị Ngọc Quế – là mẫu thân Trịnh Trào. Bà mất sớm khi Trịnh Trào mới đầy 1 tuổi phải giao lại cho cung tần nuôi dưỡng.

Bà Mai Thị Ngọc Nho – Vương phi, người thôn Bảo Châu, xã Đông La huyện Đông Quan tỉnh Thái Bình.(Nguồn tư liệu từ nội dung hội thảo “Chúa Trịnh – Vị trí và vai trò lịch sử” của Nguyễn Hữu Tâm và Nguyễn Đức Nhuệ Viện Sử học. Mai Gia Thế phả thôn Bảo Châu 1794).

Trịnh Tùng có 19 con trai và 9 con gái:

Đức Thanh vương -Văn tổ nghị vương Trịnh Tráng là con thứ 3 của Trịnh Tùng, do bà Thái quốc Thái phi Đặng Thị Ngọc Rao sinh ra, và là người nối nghiệp chúa thay Trịnh Tùng.

Hiệp mưu đồng đức công thần hữu tướng tín lễ công Trịnh Túc. Ông là con trai trưởng Trịnh Tùng, là người hay võ, thích cưỡi ngựa quần voi, tính khí mạnh mẽ, bị voi húc chết năm 28 tuổi. ông có 2 con trai: con trưởng là Nhuệ quận công, con thứ là Quế quận công.

Hiệp mưu đồng đức Dực vân tân trị công thần, tước Mỹ dự công Trịnh Lâm.

Hiệp mưu đồng đức Dực vân tân trị công thần, tước Tuy nhạc công Trịnh Vân.

Hiệp mưu đồng đức Dực vân tân trị công thần,Tước thuần nghĩa công Trịnh Dương.

Hiệp mưu đồng đức Dực vân tân trị công thần, tước Dũng lễ công Trịnh Giai.

Hiệp mưu đồng đức Dực vân tân trị công thần, quan triều Tễ, tước ý công Trịnh Lệ.

Quan Thái phó Quảng quận công Trịnh Hằng.

Quan Thái bảo Hợp quận công Trịnh Tuân.

Dực vân tân trị công thần – quan Tả đô đốc, tước Tửu quận công Trịnh Trà (Trân).

Quan Thái bảo Hựu quận công Trịnh Điện.

Quan Thái bảo Lộc quận công Trịnh Toán.

Quan Thái bảo Việt quận công Trịnh Chinh.

Quan Thiếu uý Duyên quận công Trịnh Ngà.

Quan Thái phó Xuyên quận công Trịnh Quảng.

Dực vân tân Trị công thần -Quan Tả tư mã quốc lãm, tước Kiện quận công Trịnh Quân.

Quan Thái phó Hào quận công Trịnh Quang.

Quan Tả tư không Nông quận công Trịnh Nhương.

Vạn quận công Trịnh Xuân – Phạm tội ác nghịch, bị chặt chân rồi chết.

Các quận chúa:

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Trinh – lấy vua Kính Tông Huệ hoàng đế.

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Thịnh.

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Mai.

Công chúa Trịnh Thị Ngọc Thanh. Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Uyên.

Phái Trịnh Tùng là phái chúa thuộc chi họ chúa của dòng họ Trịnh. Con cháu phát triển đông đúc chia thành nhiều cành nhánh, chi nhánh. Một số cành nhánh chủ yếu có gia phả ghi chép rõ ràng như:

Cành Trịnh Trà

Trịnh Trà là con thứ Trịnh Tùng đã từ Thăng Long trở về lập cư ở Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. Vì vậy hiện nay cành họ còn có con cháu ở Định Công, Thịnh Liệt – vùng ven đô Thăng Long. Con cháu cành họ đông đúc, có nhà thờ và sinh hoạt họ nề nếp. Hiện có ông Trịnh Đình Hậu, Trịnh Đình Lượng, Trịnh Lan và là cành họ đang trực tiếp trông nom phủ Trịnh ở Vĩnh Hùng – Thanh Hóa.

Gia phả cành họ đã ghi chép đến đời thứ 15 kể từ ông tổ cành họ Trịnh Trà.
Đời 1 : Trịnh Trà
Đời 2 : Cụ Thuần Mỹ
Đời 3 : Trịnh Văn Giám
Đời 4 : Trịnh Phúc Độ
Đời 5 : Trịnh Đình Bảng
Đời 6 : Trịnh Đình Kiên
Đời 7 : Trịnh Đình Toản
Đời 8 : Trịnh Đình Thục, Trịnh Đình Tiệp.
Đời 9 : Trịnh Đình Văn, Trịnh Đình Thái.
Đời 10 : Trịnh Đình Tuyên, Trịnh Đình Cẩn.
Đời 11 : Trịnh Đình Mão, Trịnh Đình Viên.
Đời 12 : Trịnh Đình Lợi, Trịnh Đình Cửu.
Đời 13 : Trịnh Đình Tài.
Đời 14 : Trịnh Thế Anh
Đời 15 : …………

(Nguồn tư liệu từ gia phả của cành họ. Thế thứ ghi đại diện mỗi thế hệ, kể cả ở Vĩnh Hùng và Hà Nội)

Cành Trịnh Giai:

Trịnh Giai là con thứ Trịnh Tùng, lập cư ở Bình đà, Bình Minh thuộc huyện Thanh Oai – Hà Tây. Cành họ có nhà thờ tổ, con cháu đông đúc. Gia phả cành họ đã ghi đến đời thứ 18 (Tư liệu từ Trịnh vương Ngọc phả do cụ Trịnh Đức Bốn và Trịnh Quang Bình lưu giữ).

Nhánh họ Trịnh Bách:

Trịnh Bách là con chúa Trịnh Căn, chắt Trịnh Tùng. Lập cư ở Thạch Thất – Hà Tây. Hậu duệ Trịnh Bách có ông Trịnh Đức Mậu và con cháu đông đúc, làm ăn thịnh vượng (Tư liệu từ gia phả nhánh họ).

Nhánh họ Trịnh Triện:

Trịnh Triện là con chúa Trịnh Căn, chắt Trịnh Tùng. Lập cư ở làng Đôn Thư – Hà Tây và làng Đông Mai – Hưng Yên, ở Phù Lỗ – Hà Nội. Hậu duệ có ông Trịnh Đình Tiến (Tư liệu từ gia phả của nhánh họ do ông Trịnh Đức Mậu và ông Trịnh Đình Tiến cung cấp).

Chi nhánh họ Trịnh Kiều:

Trịnh Kiều là anh chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh. Lập cử ở Hà Nội. Hậu duệ có ông Trịnh Văn Bính, Trịnh Văn Bô – Hiện có ông Trịnh Lương, Trịnh Công. Chi nhánh họ Trịnh Kiều có một bộ phận chuyển về định cư ở Chí Linh – Hải Dương; ở làng Lâm Hộ, Yên Vinh tỉnh Vĩnh Phúc và ở Tây Nguyên (Nguồn tư liệu từ gia phả của chi nhánh họ Hà Nội).

Chi nhánh họ Trịnh Đang:

Trịnh Đang là em chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh. Hậu duệ có ông Trịnh Luyện.

Chi nhánh họ Trịnh Liêu:

Trịnh Liêu là cháu nội chúa Trịnh Căn, đến lập cư ở Đặng Xá, Yên Nghĩa – Hà Tây. Hậu duệ có ông Trịnh Hiến, Trịnh Trọng Tấn, Trịnh Vọng, Trịnh Bá Doanh.

Trịnh Liêu là con thứ 3 của Trịnh Vịnh và là con rể vua Lê Hy Tông, lấy công chúa Lê Ngọc Tuân. Do làm trái phép nước nên con cháu phải đổi sang họ mẹ. Đến năm Đinh Mùi (1727) ngài được phục chức và họ gốc.

Hiện nay con cháu Trịnh Liêu đông đúc và di chuyển đến định cư ở nhiều nơi tại các làng Phí Xá, Định Mỗ, Cao Thọ thuộc huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh; làng Thượng Vũ, Phú Xuyên – Hà Tây; làng Cống Xuyên, làng Liễu Viên, làng Yên Lộ – Yên Định huyện Hoài Đức; làng Đặng Xá huyện ứng Hòa; làng Thịnh Bài huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây (nguồn tư liệu từ gia phả chi nhánh của ông Trịnh Vọng, Trịnh Bá Doanh).

Chi nhánh họ Trịnh Bồng:

Năm 1786, khi Tây Sơn vào Thăng Long, con cháu họ Trịnh nói chung, chi nhánh họ Trịnh Bồng nói riêng đã di tán đến nhiều địa danh. Con cháu chi nhánh Trịnh Bồng có ở Thượng Quất huyện Mỹ Đức – Hà Tây; ở thị trấn Bắc Ninh; thị trấn Bắc Giang; Khâu Ôn, Lạng Sơn; Thạch Lãng thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa ở Can Lộc – Hà Tĩnh, ở Nam Đàn – Nghệ An (Nguồn tư liệu từ gia phả chi nhánh họ của ông Trịnh Như Nghê và ông Trịnh Huấn, các nhánh họ Trịnh Hà Tĩnh và Nghệ An).

Chi nhánh họ Trịnh Lương:

Trịnh Lương là con Trịnh Tạc, từ Thăng Long quay về định cư ở làng Quang Biểu, Vĩnh Hòa, Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. Gia phả của chi nhánh họ đã ghi đến đời thứ 14 kể từ ông tổ chi nhánh họ Trịnh Lương. Đặc biệt nội dung gia phả của nhánh họ ghi rõ lịch sử phát triển của chi họ Chúa và các chi tiết về dấu tích các phần mộ của các chúa Trịnh được mai táng tại quê gốc của chi họ. Hậu duệ có ông Trịnh Bá Lọng, Trịnh Bá Ngò, Trịnh Bá Lưu (Trưởng chi nhánh) – (Nguồn tư liệu từ gia phả chi nhánh họ Trịnh Bá làng Quang Biểu).

Chi nhánh họ Trịnh Lệ:

Trịnh Lệ là con thứ hai Trịnh Doanh – năm 1786 đến lập cư ở làng Tiên Hội – Đông Anh; con cháu còn có ở làng Thọ Lão, làng Thanh Nhàn – quận Hai Bà Trưng; làng Nễ Châu – thị xã Hưng Yên. ở đây có nhà thờ lâu đời, gia phả của chi nhánh họ Trịnh Lệ đã ghi đến đời thứ 9 kể từ ông tổ chi nhánh Trịnh Lệ (Nguồn tư liệu từ gia phả chi nhánh họ do ông Trịnh Đình Phong và ông Trịnh Xuân Hợi lưu giữ).

Phái họ Trịnh Tùng phát triển rất mạnh vào thế kỷ 17-18 và lan tỏa ra hầu hết các tỉnh trên phạm vi cả nước. Một bộ phận đã di chuyển và định cư ở đất Củ Chi, ở Tây Nguyên, ở Tây Ninh… đã trên 200 năm nay các cành nhánh nêu trên chỉ là đơn cử mang tính đại diện.

Phái họ Trịnh Tùng còn là phái họ có nhiều danh nhân, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng nước Đại Việt (nguồn tư liệu chủ yếu dựa vào 3 cuốn gia phả. Một là cuốn gia phả cành họ Trịnh làng Bột Hưng thuộc huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa được biên soạn năm 1995 trên cơ sở cuốn gia phả gốc viết bằng chữ Nôm; Hai là cuốn Trịnh gia kim sách, biên soạn năm
1930 và cuốn Trịnh gia chính phả của Trịnh Như Tấu biên soạn năm 1932. Cả 3 cuốn gia phả đều dựa vào gia phả gốc viết bằng chữ Nôm và chữ Hán để soạn lại một cách có hệ thống).

Sẽ là thiếu xót nếu không ghi chép lại những danh nhân họ Trịnh thuộc phái Trịnh Tùng để làm rõ nguồn gốc lịch sử của dòng họ đã một thời gắn bó với những sự kiện quan trọng của đất nước:
Đức tiên thánh tổ nghị vương Trịnh Tráng:

Trịnh Tráng là con thứ ba Trịnh Tùng, là một trong 19 ông tổ cành họ thuộc phái Trịnh Tùng. Ông sinh ngày 23 tháng 7 năm Đinh Sửu, niên hiệu Gia Thái thứ 5 (1577), tên thụy là Long Tự, là người được chọn làm Thế tử nối nghiệp chúa thay Trịnh Tùng và chính ông là người đem thi hài Trịnh Tùng từ Ninh Giang về an táng tại quê nhà ở làng Sóc Sơn – Vĩnh Hùng – Thanh Hóa.

Năm 1651, Trịnh Tráng được phong Đại nguyên soái Tổng quốc chính thượng phụ thanh vương. Nhà Minh đã sai sứ sang phong Trịnh Tráng là Phó quốc vương An Nam.

Năm 1657, Trịnh Tráng được phong Đại nguyên soái Tổng quốc chính thượng chúa sư phụ công cao thông đoản nhân Thánh thanh vương.

Trịnh Tráng mất ngày 16 tháng 4 năm Định Dậu (1657) thọ 81 tuổi, tôn lăng ở làng Cửu Bao huyện Thụy Nguyên, nay là huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa.

Trong 34 năm giữ nghiệp chúa (1623 – 1657) Trịnh Tráng đã dẹp yên loạn Mạc, mở mang bờ cõi, đất nước yên bình và có nhiều đóng góp về phát triển kinh tế, mở mang ngoại giao, thi cử chọn người tài ra giúp nước. Ông là vị chúa thanh liêm, thận trọng, tiết kiệm; Đất nước bước vào thời kỳ thịnh trị.

Trịnh Tráng có 3 vợ:

Bà Thái phi Trần thị Ngọc Đài, tên thụy Từ Huyên, người làng Bồng Đợi huyện Thiên Bản, con gái ông Khải Quận công, là thân mẫu đức Hoằng tổ Dương vương Trịnh Tạc. Bà mất ngày 14 tháng Giêng, tôn lăng ở làng Phúc Sơn, huyện Thụy Nguyên – Thanh Hóa.

Bà Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Tú, tên thụy Từ Thuận, người làng Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn nay là huyện Hà Trung, cháu Đức Chiêu huân Nguyễn Kim – con gái Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng, là thân mẫu ông Sùng Nghĩa vương. Bà mất ngày 23 tháng 3, tôn lăng ở làng Bồi Dương, huyện Tống Sơn – Thanh Hóa.

Bà Hiền phi Nguyễn Thị Ngọc Súy, tên thụy Từ Hiền, người làng Gia Miêu ngoại trang huyện Tống Sơn. cháu Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng, con gái ông Lý Thân công Nguyễn Hắc. Bà mất ngày 22 tháng 9, tôn lăng ở làng Bà Đông huyện Tống Sơn – Thanh Hóa.

Văn tổ Nghị vương Trịnh Tráng có 17 con trai, 6 con gái:

Hoằng tổ Dương vương Trịnh Tạc – con thứ Trịnh Tráng, là người nối nghiệp chúa thay Trịnh Tráng.

Sùng Nghĩa vương Trịnh Kiều – ông là con trưởng Trịnh Tráng, mất sớm.

Dực vân tân trị công thần Thân nghĩa công Trịnh Lựu – mất sớm.

Dực vân tân trị công thần Thuần võ công Trịnh Trượng.

Dực vân tân trị công thần Bình trung công Trịnh Quế.

Dực vân tân trị công thần quốc lãm Tô quận công Trịnh Hàm

Quan Thái tễ Bàng quận công Trịnh Biện.

Quan Thái phó Khuê quận công Trịnh Lực.

Quan Thái tễ Hoàng quận công Trịnh Lộc.

Quan Thái phó Đinh quận công Trịnh Tiến.

Dực vân tân trị công thần Hiên quận công Trịnh Tấn.

Dực vân tân trị công thần An quận công Trịnh Thịnh

Dực vân tân trị công thần Mỹ quận công Trịnh Hoàn.

Dực vân tân trị công thần Cảo quận công Trịnh Lệ.

Quan Thái úy Ninh quận công Trịnh Toàn. Ông là con út Trịnh Tráng, được giao trấn ải Nghệ An chống Nam triều, bị thủ hạ mưu hại tố giác tội làm phản nên bị giam ngục và chết năm 1657. Linh cửu đưa về ngoại quán thuộc xã Phú Vinh huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa. Về sau được minh oan nên được phục chức, con cháu được trọng dụng.

Phù quận công Trịnh Lịch, phạm tội ác nghịch, con cháu phải đổi sang họ mẹ.

Hoa quận công Trịnh Sầm, phạm tội ác nghịch, con cháu phải đổi sang họ mẹ.

Các con gái cũng đều là những người có tài:

Công chúa Trịnh Thị Ngọc Trúc – vợ vua Lê Thần Tông, tấn phong Hoàng hậu năm 1630.

Đoan Phương công chúa.

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Loan, lấy chòng là Đô đốc phó tướng Liệu quận công Ngô Cảnh Quế.

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc… vợ vua Lê Chân Tông, khi mất phong Hoàng hậu.

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cẩn, lấy chồng là Đề đốc Nguyễn Cảnh Quế.

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Mầu, lấy chồng là Nhuận quận công Ngô Phúc
Thiêm.
Khi lên nắm quyền Trịnh Tráng đã 47 tuổi, đã từng trải việc quân việc đời, nên ông là người có chính sách mềm dẻo khéo léo, có công lớn giữ gìn phép nước, nhà Minh phải kính nể và buộc phải phong cho vua Lê Thần Tông là An Nam quốc vương, Trịnh Tráng là Phó quốc vương. Đương nhiên nhà Minh phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập

2 comments

Tin khác đã đăng