Chi họ Trịnh Minh Triết



Cụ Trịnh Minh Triết đến lập cư ở làng Gốm, tức thôn Phú Thị nay thuộc xã Sơn Đông huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc từ giữa thế kỷ 15, thời Lê Sơ, vốn có nguồn gốc từ làng Sóc Sơn - Thanh Hóa.

Hiện nay con cháu Chi họ sống đông đúc, tập trung ở xã Sơn Đông và Lãng Công huyện Lập Thạch. Chia ra 16 cành nhánh. Gia phả của Chi họ đã ghi chép được đến đời thứ 19.

Đời 1 : Trịnh Minh Triết
Đời 2 : Trịnh Minh Vương
Đời 3 : Trịnh Văn Phong
Đời 4 : Trịnh Văn Lễ
Đời 5 : Trịnh Văn Phái
Đời 6 : Trịnh Đức Thảo
Đời 7 : Trịnh Thế Văn
Đời 8 : Trịnh Văn Trực
Đời 9 : Trịnh Văn Tuế
Đời 10: Trịnh Văn Công
Đời 11: Trịnh Cao Lễ
Đời 12: Trịnh Văn Vấn
Đời 13: Trịnh Văn Cơ
Đời 14: Trịnh Văn Lân
Đời 15: Trịnh Văn Bàng
Đời 16: Trịnh Văn Hưng
Đời 17: Trịnh Văn Xuân
Đời 18: Trịnh Văn Trường
Đời 19: Trịnh Văn Luận

(Nguồn tài liệu từ gia phả của Chi họ và tài liệu của ông Trịnh An Ninh đời 15).

Bằng những cơ sở từ nguồn tư liệu có được, cho phép khẳng định họ Trịnh Việt Nam có nguồn gốc xa xưa nhất là Chạ Kẻ Nưa. Trải qua nhiều thế kỷ trước và sau công nguyên, đến trước khi có ghi chép gia phả, họ Trịnh đã phân chia ra thành 6 Chi họ. Mỗi Chi họ đều có sự phát triển độc lập, song đều thống nhất chỉ có một nguồn gốc là Thanh Hóa. Điều này thể hiện rất rõ trong nội dung ghi chép gia phả của từng Chi họ. Một lần nữa khẳng định họ Trịnh Việt Nam chỉ có một nguồn gốc tổ tiên, có lịch sử phát triển mà điểm xuất phát là Chạ Kẻ Nưa rồi lan tỏa dần ra xung quanh. Trong đó có 5 tụ điểm đầu tiên là Thủy Chú – Vân Đô; Thụy Nguyên Vạn Lại; Kẻ Lao (Thạc Quả); Hổ Bái; làng Giang Đông và Sóc Sơn, Biện Thượng (bao gồm cả Bắc và Nam sông Mã).
Lịch sử sự hình thành và sự phát triển của họ Trịnh là quá trình hình thành vùng cư trú gắn với sự hoạt động của con cháu dòng tộc qua các thời kỳ đặc trưng:

Trước thế kỷ 15, hầu như người họ Trịnh chủ yếu cư trú trong giới hạn phạm vi tỉnh Thanh Hóa. Chỉ từ cuối thế kỷ 14 sang đầu thế kỷ 15 (thuộc triều Lê sơ) mới có những thay đổi cơ bản về vùng cư trú. Trịnh Phác, Trịnh Phúc Tâm đã từ Thanh Hóa đến cư trú vùng ven đô Thăng Long là do được bổ nhiệm làm quan triều Lê sơ. Ngày nay hậu duệ Trịnh Phác sinh sống đông đúc ở Khê Tang và vùng lân cận; Trong khi hậu duệ Trịnh Phúc Tâm phát triển đông đúc ở làng Cói Thái Đường, về sau có một bộ phận chuyển về cư trú ở làng Cổ Dương, Cầu Đuống, thị trấn Yên Viên và làng Lê Xá. Trịnh Minh Triết từ Sóc Sơn – Thanh Hóa chuyển đến lập cư ở làng Gốm và vùng lân cận huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc; Sau đó một bộ phận khác thuộc Chi họ Trịnh Khả chuyển về Cự Đà, vùng Tả Thanh Oai – Hà Tây, một bộ phận di chuyển về Thăng Long, về xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh. Trịnh Như Hiếu từ Thanh Hóa, làm quan thời vua Lê Hiền Tông (1498-1515), sau lại chuyển về Hoa Duệ – Nghệ An. Trịnh Phúc Hải là tướng nhà Lê thời vua Lê Trung Tông (1549-1556) vốn quê ở Thủy Chú – Thanh Hóa chuyển về lập cư ở làng Khổng Tào – Nghệ An.

Như vậy, từ thế kỷ 16 người họ Trịnh đã có sự thay đổi rất lớn về địa bàn cư trú gắn với những hoạt động xã hội của con cháu họ Trịnh ngày càng nhiều. Đặc biệt là phát triển rất mạnh ở ven đô Thăng Long và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, rồi lan dần ra cả nước. Hình thành vùng địa lý nhân văn họ Trịnh ngày nay.

Vấn đề họ Trịnh Minh Hương – Hà Tây có xuất xứ từ Trung Quốc sang định cư ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 18. Trịnh Hoài Đức là Tổ họ Trịnh Minh Hương, làm quan triều Nguyễn và đã có công đối với đất Việt. Họ cùng chung sống với người Việt, nhưng không có chung nguồn gốc với họ Trịnh Việt Nam. Tuy vậy đây là vấn đề cần được nghiên cứu thêm

There are no comments yet

Tin khác đã đăng