Thời LÊ- TRỊNH trong ngàn năm Thăng Long



Chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Trinhtoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết của đồng chí Vũ Oanh, nguyên ủy viên Bộ chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam, bài đăng trên báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 4/9/2010. Bài viết rất quan trọng đã để lại nhiều tư duy mới…

Chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Trinhtoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết của đồng chí Vũ Oanh, nguyên ủy viên Bộ chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam, bài đăng trên báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 4/9/2010. Bài viết rất quan trọng đã để lại nhiều tư duy mới…

Vũ Oanh, Nguyên ủy viên Bộ Chính trị

Trong tiến trình lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, thời Lê-Trịnh là triều đại cuối cùng đóng đô ở Thăng Long liên tục hơn 200 năm với rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử nước nhà: có Vua trị vì, Chúa chấp chính. Chính phủ điều hành chính sự Quốc gia nhưng chưa được nhắc đến một cách đúng mức.

Tuy chưa có điều kiện tìm hiếu sâu về thời Lê – Trịnh, nhưng qua các cuộc hội thảo với các nhà nghiên cứu lịch sử, bước đầu có thể khẳng định một số đóng góp không thể phủ nhận được của thời Lê- Trịnh. Và chỉ cần một số đóng góp này thôi thì các Chúa Trịnh cũng đã có vị trí rất xứng đáng được tôn vinh trong lịch sử dân tộc.

Một là : Trong thời Lê- Trịnh trị vì, đất nước hơn 200 năm không có giặc ngoại xâm. Đây là thời thịnh trị lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cũng là thành công lớn nhất của thời Lê- Trịnh. Theo Niên phả Việt Nam, trong thời Lê- Trịnh không những đất nước không có giặc ngoại xâm mà ở phía Bắc, Nhân Vương Trịnh Tùng còn yêu cầu triều đình phương Bắc cắm lại mốc giới, thu về hàng trăm dặm, trong đó có mỏ đồng Tụ Long và từ đó chính quyền Lê- Trịnh đã mở rộng khai thác, hàng năm thu được 45 vạn cân đồng. Ở phía Nam, người em vợ Chúa Trịnh Kiểm là Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi để hình thành dải non sông gấm vóc hình chữ S như ngày nay.

Hai là : Thời Lê-Trịnh có thể chế độc đáo nhất. Trước Lê- Trịnh, các triều đại phong kiến Việt Nam và thế giới chưa hề có nước nào song hành 3 bộ máy quyền lực: Vua trị vì- Chúa chấp chính- Chính phủ điều hành chính sự.

Những năm gần đây ngày càng có nhiều học giả nước ngoài như : Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Nga…nghiên cứu phát hiện thêm những mới lạ trong bộ máy có thể gọi là “ tam chế” này đã có ở nước ta cách đây dăm trăm năm mà hiện tại nhiều nước trên thế giới còn áp dụng như : Nhật, Thái, Anh, Căm pu chia v.v với các biến thể, tên gọi khác nhau : Hoàng gia, Chính phủ, Nghị viện…

Tại các cuộc hội thảo về Chúa Trịnh, giới học giả đều khẳng định thời Lê- Trịnh sự xuất hiện một thể chế chính trị sáng tạo hoàn toàn mới, độc đáo Việt Nam., phải chăng đây là mô hình tổ chức nhà nước để giám sát chống độc quyền, tư lợi…Triều đình có Lục bộ; Phủ Chúa có Lục Phiên; Chính phủ có Ban Văn, Ban Võ v.v.
Thực tế Lịch sử cho thấy, nếu chính quyền của Chúa Trịnh không đổi mới, không hợp lòng dân, không đảm đương nổi nhiệm vụ quản lý đất nước, ổn định đời sống xã hội thì không thể tồn tại đến hơn 200 năm.

Chỉ cần nêu một ví dụ cũng đã thấy trong thời Lê- Trịnh người dân rất được quan tâm, chăm sóc. Thể hiện là quy định chăm sóc với người già, nếu thọ 70 tuổi thì được nhà nước cử một suất đinh ( người nam khỏe ) đến nhà nuôi dưỡng; thọ 80 tuổi được cấp lương bằng gạo, thịt vải, lụa và 2 xuất đinh hầu hạ; thọ 100 tuổi được đón về Kinh đô, cấp nhà nuôi dưỡng chu đáo…

Ba là : Thời kỳ giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 1595, Kinh đô được giải phóng. Đại khoa thi đầu tiên được mở ra ở Thăng Long. Sau đó đều đặn 3 năm1 Đại khoa thi. Nay ở Quốc Tử Giám còn 82 bia tiến sĩ, thì thời Lê- Trịnh chiếm 68 bia, trong đó có Lê Quí Đôn được vinh danh hàng đầu và duy nhất như một Đại Hiền sĩ Việt Nam thời phong kiến. Bộ từ điển Hán Nôm đầu tiên được in là của Lê Quí Đôn.
Đặc biệt, ngày 19-3-1627, tại cửa Bang, Thanh Hóa, nhà truyền giáo người Pháp A.De Rhodes đã gặp Chúa Trịnh Tráng, mở đầu cho việc ra đời chữ Quốc ngữ và cũng là kết quả của chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài về giao lưu, buôn bán, văn hóa, tín ngưỡng…Mở ra một thời kỳ mới mà các sử gia phương Tây gọi là thời kỳ bắt đầu hội nhập với nền văn hóa lớn đa quốc gia mà trước đây phần lớn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nghệ thuật Trung Hoa.
Điều còn ít biết, rất hiếm thấy là Bộ Từ điển Hán – Việt đầu tiên xuất bản bằng thơ lục bát 3.000 câu của nữ tác giả Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái Nghị Vương Trịnh Tráng, Hoàng hậu của Vua Lê Thần Tông. Đó là bộ từ điển mang tên : Quốc âm Chỉ Nam.

Bốn là : Về Văn hóa, nghệ thuật thì đây cũng là thời kỳ đỉnh cao rực rỡ nhất, khơi gợi được sự phát triển của các nhân tài. Qua tên tuổi các danh nhân trong thời kỳ này đã đủ cho thấy một thời đại mà có ý kiến gọi là “ thời kỳ phục hưng ở Việt Nam” như Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm, Phùng Khắc Khoan, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm….
Về y học có 2 Đại danh y là ; Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh…
Đặc biệt, do làng nghề phát triển, đồ họa sơn mài tinh xảo hơn nên được thương gia nước ngoài rất ưa chuộng. Nghệ thuật ca trù, múa hát cũng đạt đỉnh cao. Chính Chúa Trịnh Sâm đã sáng tác điệu ca trù mới gọi là điệu Thổng.

Năm là : Đây là thời kỳ kinh thành Thăng Long được xây dựng và phát triển nhất. Các thương gia, giáo sỹ phương Tây lúc ấy đã so sánh thành Venise ở Ý cũng không đọ được với sự náo nhiệt trên bến dưới thuyền ở Kẻ Chợ. Thăng Long là Đô thành nổi tiếng nhất châu Á, phạm vi ít ra cũng rộng như Pa-ri thời bấy giờ. Nếu chỉ phiên chợ Rằm, mồng Một thì chưa đâu bằng Thành này.
Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến là câu ca chỉ thời Lê- Trịnh mới lưu truyền, kể cả trong giao lưu quốc tế, nó phản ảnh thực tế tình hình đất nước lúc bấy giờ.

Sáu là : Đây là thời kỳ ngành nghề phát triển nhất. Kinh đô Thăng Long thuộc đất 2 huyện Quảng Đức và Thọ Xương qui tụ thành 36 phố phường, hình thành các nghề thủ công đặc sắc. Nghề dệt vải, lụa, nhuộm ở Trúc Bạch, Yên Thái, Bái Ân, Nghĩa Đô, Trích Sài. Nghề đúc đồng ở Ngũ Xã. Nghề gốm ở Bát Tràng v.v Lâu dần thành phố nghề như Hàng Khay, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Lược Hàng Thùng…

Bảy là : Thời Lê- Trịnh là thời kỳ xây dựng được nhiều nhất, nguy nga nhất không chỉ cung Vua, phủ Chúa, mà xây dựng đặc biệt chú trọng đến các công trình tưởng nhớ công ơn Trời Phật, Tổ tiên, các anh hùng dân tộc, xây Thái miếu thờ Lê Lợi, Đền Quán Thánh, xây lại Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý, Thành Cổ Loa, xây Đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành ở Ninh Bình. Nhiều lần tu sửa đền thờ các vua Hùng v.v

Từ những đóng góp to lớn thời Lê- Trịnh nói trên cần xuất phát từ quan điểm của Đảng để đánh giá khách quan những thành tựu, công tích của các Chúa Trịnh trong mọi lĩnh vực của thời Lê- Trịnh. Với lịch sử, ta cần “ Công minh nhìn về lịch sử” , vừa để khai thác những tinh hoa của quá khứ vừa để sửa đi những nhận thức sai lầm, những oan khuất có thể là do đời sau thêu dệt, hoặc do kỳ thị về quyền lợi, tông tộc…Họ Trịnh lại là một trong số ít các họ có vai trò khá đặc biệt trong suốt cả chiều dài lịch sử mà tới nay vẫn còn nhiều “ mảng khuất” không chỉ cần “ phủi bụi thời gian” mà còn phải làm phát lộ những “nguồn sáng”.

Tuấn Dũng thực hiện

2 comments

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn