Thăng Long thời Lê Trung Hưng: Hai thế kỷ Lê – Trịnh ở Thăng Long



Trong thời kỳ này, Thăng Long là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam, quang cảnh buôn bán ở Thăng Long đã khá sầm uất thịnh vượng. Ở đây, tập trung những người thợ khéo tay nhất của xứ Đàng Ngoài. Những người thợ đồng Ngũ Xã Thăng Long đã tạo nên pho tượng đồng Trấn Vũ to nhất dưới thời phong kiến ở Việt Nam, vẫn còn lại đến ngày nay. Hiện nay đền Trấn Vũ đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của thủ đô Hà Nội.

Y quan văn vật sinh trung thổ

Lâu quán đình đài tiếp viễn thiên.

(Áo mũ đất sang, đầy đỏ tía

Lâu đài trời ngất, nổi xinh tươi) .

Đấy là hai câu thơ tả cảnh Thăng Long trong bài Thượng kinh tự hoài (Nỗi lòng khi đến kinh đô) của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Thật vậy, Thăng Long dưới thời Lê-Trịnh, cũng như các đời trước vẫn là mảnh đất văn vật, mảnh đất tụ hội tinh hoa của cả nước.

Trong thời kỳ này, Thăng Long là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam, quang cảnh buôn bán ở Thăng Long đã khá sầm uất thịnh vượng. Ở đây, tập trung những người thợ khéo tay nhất của xứ Đàng Ngoài. Những người thợ đồng Ngũ Xã Thăng Long đã tạo nên pho tượng đồng Trấn Vũ to nhất dưới thời phong kiến ở Việt Nam, vẫn còn lại đến ngày nay. Hiện nay đền Trấn Vũ đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của thủ đô Hà Nội.

Vào thời Lê-Trịnh, Thăng Long còn là nơi tụ nhân, tụ tài của cả nước. Nhân tài khắp nơi đổ về Thăng Long du học, rèn luyện tài năng. Các nhà giáo Thăng Long như Phạm Quang Trạch, Vũ Thành, Nguyễn Trù, Nguyễn Đình Hoàn, Đoàn Lệnh Khuông… là những bậc thây vừa có kiến thức uyên thâm vừa có tâm hồn tinh tế. Thăng Long đã đào luyện, bồi dưỡng tạo ra các nhân tài, giúp họ thể hiện được tài năng. Những học giả như Lê Quý Đôn, hay đại danh y Lê Hữu Trác phải có thời gian ở kinh đô Thăng Long, hoặc phải có lân “thượng kinh” mới nổi tiếng được. Tài năng của họ được người Thăng Long thẩm định và thừa nhận…

Đặc biệt về văn học thì cả văn Hán lẫn văn Nôm đều phát triển mạnh, nhiều thành tựu, nhất là rất giàu tính nhân văn, còn nghệ thuật thì thật sự điêu luyện.

Nhưng trong khi tình hình kinh tế, nhất là việc buôn bán khá sầm uất tình hình văn hóa khá phát triển thì tình hình chính trị lại dao động, nhất là sang thế kỷ XVIII thì rối ren, sự trị an ở Thăng Long lơi lỏng, nên nạn trộm cắp lừa gạt đã có nhiều. Trong sách Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ có thuật lại nhiều mánh khoé trộm cắp, lừa gạt của lưu manh ở Thăng Long thời ấy.

Tình trạng trị an kém ở Thăng Long vào các thế kỷ XVII và XVIII đã phản ánh khả năng tổ chức chính trị nói chung là bất cập của chính quyền Lê-Trịnh, nhưng mặt khác cũng cho ta thấy một Thăng Long đang trên đà chuyển mình để phát triển. Hoạt động kinh tế thương nghiệp của Thăng Long tấp nập hơn, giao lưu hàng hóa, dịch vụ phát triển hơn.

Theo Lịch sử Thăng Long- Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc (cb), Lê Văn Lan, Nguyễn Minh Tường, NXB Trẻ, Tp.HCM, 2005.

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn