Phủ Trịnh – Họ Trịnh và con người họ Trịnh
Trịnh tộc là một trong "tứ đại gia tộc" của nước Việt (Nguyễn-Lê-Trần-Trịnh). Sử chép "tứ đại gia tộc" là vì đây là 4 dòng họ có dân số đông nhất, có nhiều đại diện tiêu biểu liên quan văn hóa, chính trị.. của đất nước. Nó đồng nghĩa minh chứng rằng: Họ Trịnh là một trong những họ có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử nước Việt
Lịch sử cũng chỉ ra rằng: Nước Việt cổ, thời Triệu Đà (207 trước CN), cương vực và lãnh thổ trải suốt từ Lưỡng Quảng (Quảng Đông; Quảng Tây thuộc TQ ngày nay) tới châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa ; Nghệ An). Cách đây hàng nghìn năm thì thời kỳ phong kiến tập quyền, các họ tộc thường sống quây quần với nhau. Sinh hoạt và văn hóa có những nét riêng theo dạng qui ước cộng đồng do những người đứng đầu đặt ra (Hội đồng họ tộc). Nó được giải thích khi hầu hết các gia phả các chi họ Trịnh đều dần qui về phát tích từ Thanh Hóa.
Như vậy, lịch sử trải hàng ngàn năm qua các biến cố chính trị, chiến tranh.. sẽ chẳng có dòng họ nào của người Việt chính thống xác định được chính xác chi phái trong họ tộc của mình kể từ khi tìm thấy văn hóa phả ký (ghi chép gia phả các họ tộc). Giải pháp tra cứu bằng cách đối chiếu các gia phả cũng chỉ mang tính tương đối vì các sai khác do nhầm lẫn, do lồng ghép và nhiều lý do khác là khá cao. Phạm vi đề cập của gia phả trên khía cạnh quan hệ xã hội lại khá hẹp, trong khi có quá nhiều khả năng phát sinh, không đồng nhất về mục tiêu để bảo đảm yếu tố mang tính chuẩn xác khả tín.
Vậy Phủ Trịnh – biểu tượng văn hóa của dòng họ Trịnh ở Việt Nam nên hiểu như thế nào là đúng?
– Về lịch sử văn hóa xã hội: Phủ Trịnh là 1 trong 5 dấu tích đại diện các triều đại thời kỳ phong kiến của Việt Nam còn tồn tại rõ ràng, tương đối đầy đủ gồm: Phong Đô (Vĩnh Phúc); Thăng Long (Hà Nội); Phủ Trịnh; Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Huế (Thừa Thiên-Huế). Trong đó Phủ Trịnh và kinh thành Huế là 2 quần thể di tích đầy đủ hơn 3 dấu tích kia rất nhiều.
– Về khía cạnh quan hệ dòng họ: Phủ Trịnh là công trình được xây dựng trong thời Lê-Trịnh. Đây là giai đoạn họ Trịnh – cụ thể là họ Trịnh ở Thanh Hóa – phát lộ bước thăng tiến nổi bật về mặt chính trị. Cùng với nhà Lê trị vì đất nước suốt 255 năm, là triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam có thể xác định chính xác được.
Phủ Trịnh được xây dựng trên phần đất mà triều đình nhà Lê ban thưởng (lộc điền; đất phong..) cho công lao của Thế tổ Minh khang Thái vương Trịnh Kiểm – Người đầu tiên trong các Chúa Trịnh (Thụy phong) đã giúp nhà Lê gây dựng cơ đồ. Phủ Trịnh được tôn tạo, bổ xung thêm nhiều công trình trong thời các Chúa Trịnh sau này.
Như vậy, Phủ Trịnh trở thành biểu tượng của dòng họ về mặt mang tính đại diện cho sự vinh danh mà họ tộc đã có trước đây. Ngày nay được nhiều người nhìn nhận là nơi thực hiện nghi lễ mang tính tâm linh hướng về dòng họ. Thực chất nó là quần thể tài sản gồm các dinh thự, nhà miếu mà các Chúa Trịnh xây dựng nên. Ngày nay, nó song hành với vai trò là di tích lịch sử văn hóa của quốc gia. Trở thành tài sản và giá trị lịch sử cho cả đất nước chứ không phải của riêng chi họ hay họ tộc Trịnh.
Công trình trùng tu, phục dựng Phủ Trịnh hiện đang thực hiện có sự đóng góp lớn của nhiều người, nhiều thế hệ họ Trịnh hôm nay. Nhiệm vụ của BCH họ tộc cần tìm hướng tiếp cận sao cho Phủ Trịnh không chỉ là di tích lịch sử quốc gia mà còn mang dấu ấn văn hóa riêng của dòng họ. Việc này không quá khó nhưng cần những vận dụng pháp lý và những kế hoạch cụ thể, bài bản. Có như thế ý nghĩa của Phủ Trịnh mới giữ được là điểm đến tâm linh của người họ Trịnh.
Chúa Trịnh đối với người họ Trịnh ngày nay là biểu tượng chung chứ không phải là riêng chi họ nào bởi 2 lẽ:
– Các Chúa Trịnh là nhân vật của lịch sử.
– Việc kế tục ngôi Chúa đã thay đổi do điều kiện thực tế nên ngoài trực hệ là con ruột của Trịnh Tông trở về trước, sau Chúa Trịnh Cán đã thay đổi, không phải dòng đích trưởng từ Thế tổ Minh Khang Trịnh Kiểm.
Nó có nghĩa là nếu lấy dòng truyền từ các Chúa Trịnh là dòng trưởng đại diện là một sai lầm không chỉ về tính huyết thống mà ngay cả tính xác thực cũng không có cơ sở.
Sòng phẳng và rõ ràng như vậy để hiểu rằng: Các vị Chúa Trịnh đã làm rạng rỡ dòng họ, con cháu ngày nay kế tục phải có trách nhiệm chung tay xứng đáng với tổ tiên chứ không phải coi danh Chúa Trịnh như một giá trị riêng cho cá nhân hay chi họ nào. Đấy là chưa nói các vị Chúa Trịnh khi đương thời, cũng có cái đúng, cái sai, mặt tốt mặt xấu..
Lấy cái tốt làm mục tiêu phấn đấu, bỏ cái xấu để hoàn thiện, phát triển. Đạo lý ấy đúng cho tất cả cá nhân và bất cứ tổ chức nào. Hoạt động họ tộc cũng không ngoại lệ.
Vâng, vấn đề XT muốn nói ở đây: Con cháu Trịnh tộc cần tìm người tài đức, dẫn dắt họ Trịnh tụ về với văn hóa truyền thống gia đình. Đưa hoạt động họ tộc đến giá trị xứng đáng với tiền nhân, hữu ích, có ý nghĩa với hiện tại và tương lai chứ không không phải vì xuất thân chi họ nào là xứng đáng. Không phải vì đóng góp vật chất nào để phân là lớn nhỏ.
Vai trò lãnh đạo đại diện họ Trịnh ngày nay không mang ý nghĩa địa vị để vinh danh tuyệt đối mà là lãnh nhận trách nhiệm nặng nề của tất cả các thế hệ con cháu trong họ tộc, vì Trịnh tộc mà làm.
Trịnh Xuân Thuỷ
Tin khác đã đăng
- Lời kêu gọi khắc phục hậu quả bão lụt 17/09/2024
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
There are no comments yet