Khởi sắc từ một dòng họ
Ân nhờ tiên tổ, cây vững bền cội rễ, con cháu thành tâm, đó là nhờ hồng phúc của tổ tiên, là nhờ các bề trên đang ngày đêm phù hộ.
Nghệ An, theo thống kê hiện nay có 35 chi lớn với khoảng hơn 2 vạn nhân khẩu họ Trịnh sinh sống khắp toàn tỉnh. Chi họ phát tích lâu đời theo gia phả là chi họ Trịnh thôn Đồng Bái ( xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu) phát tích năm 1423, thời tiền Lê, về sau có chi tách ra ở Hải Phòng, 2 chi về Yên Thành. Chi họ Trịnh xã Lạng Khê, Thanh Chương, phát tích năm 1500, có 1 cử nhân và là chi đông nhất với khoảng hơn 8000 nhân khẩu với 17 nhà thờ trung chi và hàng chục nhà thờ tiểu chi. Nghệ An có 2 chi đổi họ là họ Lê gốc Trịnh ở Xuân Lâm, Nam Đàn và họ Nguyễn ở Nghi Ân, Nghi Lộc.
Hoạt động về dòng họ tại Nghệ An ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là sau sự kiện thành lập Hội đồng họ Trịnh tỉnh Nghệ An tháng 3 năm 2008. Người đời cho rằng “Phú quý sinh lễ nghĩa” , thực tế, một chi họ đa số là thành phần bần nông, điều kiện kinh tế rất khó khăn, song với quyết tâm cao của Hội đồng gia tộc, năng lực tổ chức tốt cùng sự đoàn kết, đồng thuận của toàn tộc đã vượt mọi khó khăn tạo nên một dòng họ có dấu ấn riêng, rất đáng được ghi nhận. Đó là chi họ Trịnh Đăng, xóm 4, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Chi họ Trịnh Đăng với gần 400 nhân khẩu, truyền được 12 đời, phát tích từ Thanh Hóa, vị tổ đời đầu là Trịnh Quyền ( không thấy ghi về con cái) và ngài Trịnh Văn Đô ( nguyên văn phủ ý là “Thượng cao cao tổ, tiền ưu binh, Phù Sơn bá tự Văn Đô phủ quân” có 2 bà là Phan Thị Ổn và bà Thị Luận. Đời thứ 3 có ngài Trịnh tổ Tiên sinh, tự Pháp Kìm, tục truyền ngài là Trụ trì chùa Vạn Lộc, không có con và ngài Trịnh Đăng Đạt là quan huyện thừa, huyện Tương Dương ( chức quan tương đương quyền tri huyện). Gia phả thất truyền, hiện còn lưu truyền là sổ phủ ý, ghi chép theo dạng danh sách các vị trong họ theo thứ tự qua đời. Năm 2000, Hội đồng gia tộc mời các bậc cao niên xác định hệ phả theo dạng hình cây rà soát kỹ lưỡng trong suốt hơn nữa tháng trời.
Tấm lòng nhiệt huyết của các bậc bô lão là phải làm sao để con cháu hậu thế biết được tông tích và khởi phát của tổ tông, để khơi thông mạch nguồn cho con cháu ngày ngày ấm no, thịnh vượng. Tại sao cả 1 dòng họ 12 đời không ngày giỗ tổ, lễ nghi cúng tế còn chưa chỉnh chu và như hình cháu con đâu đó còn chưa được may mắn lắm trong bước đường công danh … là nổi niềm băn khoăn, trăn trở không chỉ thành viên Hội đồng gia tộc mà của toàn con cháu dòng họ.
Với quyết tâm cao, Hội đồng gia tộc đề ra phương hướng hoạt động mới mẻ song thiết thực và có ý nghĩa được toàn tộc hoanh nghênh. Nỗi niềm như được giải bày khi Hội đồng họ Trịnh Nghệ An thành lập, được kết nối các chi họ trong toàn tỉnh, được các chi họ chia sẽ kinh nghiệm hoạt động dòng họ và nhiều thông tin hữu ích.
Trong dịp tham gia lễ hội phủ Trịnh 18/2 tại phủ Trịnh, con cháu đã chủ động ghi hình băng lễ nghi cúng tế tam tuần với trang phục truyền thống về mời thêm các bậc lão làng hướng dẫn tập lễ ròng rã suốt hai tuần liền. Trống chiêng, con cháu công đức, áo mũ được mua sắm, thế là con cháu về dự lễ ai cũng được chiêm ngưỡng nét trang nghiêm khi tế tổ.
Ngày giỗ tổ cũng được đưa ra bàn và thông qua trước toàn tộc, quyết định lấy ngày 26/11 AL hằng năm là ngày giỗ tổ và quy tụ con cháu hằng năm, nhằm ngày kỵ của quan huyện thừa Tương Dương, Trịnh Quý Công, tự Đăng Đạt. Có ngày giỗ tổ, con cháu lại mong ước có lễ cầu siêu cho dòng họ, thế là lại họp, lại bàn, lại khó khăn. Khó vì tâm có, mong ước cao cả, song bởi họ còn nghèo quá, kết hợp giỗ tổ và cầu siêu là đại lễ, nhưng lại quá sức với 1 dòng họ thu nhập chủ yếu từ ruộng đồng. Đại lễ làm qua loa thì không ai muốn, còn làm chu đáo thì lấy đâu ra tiền mà làm bây giờ, thế là Hội đồng gia tộc tổ chức họp mở rộng, mời các con cháu tâm huyết, nội ngoại về bàn bạc và cho ý kiến về chương trình trọng đại của dòng họ, điều ngạc nhiên là con cháu trẻ, nội ngoại lại ủng hộ nhiệt thành và quyết liệt. Phương án đóng góp tài chính theo thông lệ hằng năm vẫn giữ nguyên, phần còn lại các con cháu vận động anh em gắng sức góp tâm đức để có được đại lễ. Do vậy, phương án thống nhất làm đại lễ được thông qua, đại lễ diễn ra 2 ngày, ngày cầu siêu – cầu an – cầu phúc cho dòng họ do Thượng tọa Thích Thường Chiếu, Ủy viên MTTQ tỉnh Thừa Thiên Huế, Trụ trì chùa Ba la mật (TP Huế) dẫn đầu vượt 360 km được thỉnh ra làm chủ lễ, bà con dòng họ tề tựu đầy đủ, ai ai cũng rạng rỡ niềm hoan hỉ.
Ngày giỗ tổ cũng là lần đầu tiên ra mắt Ban tế lễ đầy đủ nhạc cụ, áo mũ truyền thống với nghi thức cúng tế tam tuần của dòng họ. Cũng sau đó, khu lăng mộ các tổ họ Trịnh cũng được bàn luận và thống nhất phương án cải tạo bằng đá khối.
Thế mới thấm nhuần lời dạy “ dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Với 3 năm xây dựng, chi họ Trịnh Đăng đã có những bước phát triển vượt bậc, các gia đình trở nên gắn bó, xây dựng kinh tế phát triển, con cháu không cam chịu nghèo đói, vươn lên làm chủ danh nghiệp. Các doanh nghiệp con cháu dòng họ cũng được đà phất lên như diều gặp gió tạo công ăn việc làm cho con cháu dòng họ. Công tác khuyến học cũng được chú trọng, chỉ trong 2 năm, dòng họ có 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ , hàng chục kỹ sư, sỹ quan, công viên chức, các danh hiệu học sinh các cấp cũng tăng nhanh chóng. Bà con dòng họ thường xuyên thăm hỏi , tận tình giúp đỡ nhau trong khó khăn, hỗ trợ nhau làm kinh tế, nhờ đó quỹ họ được cải thiện, con cháu quan tâm dòng họ càng nhiều. Bây giờ, khi nói đến hoạt động dòng họ, con cháu không ai bảo ai đều răm rắp, tự giác ủng hộ kể cả con cháu dâu rể, họ ngoại…
Dẫu chưa thể so bỳ với các dòng họ lớn khác, song ở chi họ Trịnh Đăng, một Hội đồng gia tộc có quyết tâm cao độ với khả năng tổ chức tốt, biết tập hợp sức mạnh dòng họ, vượt khó vươn lên là điều đáng khâm phục. Có được thành công như vậy ai ai cũng tự hào cho dòng tộc, cho con cháu ngày càng chấn hưng thịnh vượng, ai đó thở phào: Ân nhờ tiên tổ, cây vững bền cội rễ, con cháu thành tâm, đó là nhờ hồng phúc của tổ tiên, là nhờ các bề trên đang ngày đêm phù hộ.
Bài và ảnh Trịnh Đăng Thiện
Thượng tọa Thích Thường chiếu đang trì lễ cầu siê – cầu an – cầu phúc tại nhà thờ
Chủ tịch HĐ họ Trịnh VN, Trịnh Hưng trao bằng khen cho chi họ tại Đại hội HĐ họ Trịnh Nghệ An
Ông Trịnh Ánh Sang, Phó chủ tịch HĐ họ Trịnh VN, trao hàng cứu trợ lũ lụt 2010
Ông Bỳ Văn Tứ (Trịnh Tứ) Phó chủ tịch HĐ họ Trịnh Việt nam thăm và làm việc với Hội đồng gia tộc
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet