Giấy mời dự lễ dâng hương nhân dịp kỷ niệm 235 ngày mất của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm



Hội đồng họ Trịnh huyện Yên Định trân trọng kính mời bà con thân tộc tới  dự lễ dâng hương nhân dịp kỷ niệm 235 ngày mất của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Vào hồi: 8h ngày 01/11/2017 (ngày 13/09 năm Định Dậu) Địa điểm: Xã Quí Lộc – Huyện Yên Định – Thanh Hóa.   […]

Hội đồng họ Trịnh huyện Yên Định trân trọng kính mời bà con thân tộc tới  dự lễ dâng hương nhân dịp kỷ niệm 235 ngày mất của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm.

Vào hồi: 8h ngày 01/11/2017 (ngày 13/09 năm Định Dậu)

Địa điểm: Xã Quí Lộc – Huyện Yên Định – Thanh Hóa.

 

TĨNH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH SÂM

Trịnh Sâm sinh ngày 9 tháng 2 năm 1739 . Cha là chúa Trịnh Doanh, mẹ là Nguyễn Thị Ngọc Diệm. Chúa Trịnh Doanh rất cẩn trọng trong việc nuôi dạy con, bổ dụng những vị tiến sĩ nổi tiếng làm thầy dạy học cho ông. Năm 14 tuổi, ông được lập làm thái tử và được quan tham tụng Nguyễn Công Thái dạy dỗ. Vốn có trí thông minh hơn người nên năm 19 tuổi (1758), Trịnh Sâm đã được phong làm Tiết chế thủy bộ chư quân, chức Thái úy, tước Tĩnh quốc công ; mở phủ Lượng quốc, quyết định công việc nhà nước.

Chức to nhưng ông vẫn hết sức lắng nghe ý kiến của quần thần. Năm 1767, sau khi cha qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán nên phần nhiều công việc ông đều đổi mới, không theo nếp cũ. Ngay sau khi lên ngôi, ông định rõ thể lệ kiện tụng, về việc người đương sự kêu xin xét lại, cho phép người nào thấy bản án xử lý không đúng có thể xin xử lại, nếu xét lại còn vẫn chưa tỏ rõ được lý lẽ, thì cho phép người đương sự đánh mõ tâu bày. Trong những năm đầu cai trị, ông chính thức hoàn thành công cuộc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân, sửa sang nền chính trị và tiến hành Nam chinh, thu được đất Thuận Hóa.

Trịnh Sâm là một vị chúa văn võ song toàn. Ông còn để lại nhiều tập thơ, trong đó không ít bài được khắc trên núi đá khi ông du ngoạn cảnh trí non sông đất nước. Tuy nhiên lịch sử còn có những điều nhìn nhận chưa đúng và thiếu bao dung với ông, nhất là trong mối quan hệ vợ chồng giữa chúa với Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Về phương diện này, ta nhận thấy chúa Trịnh Sâm là một con người sống tình cảm, hết mực yêu thương vợ con. Đó chính là một nét nhân văn rất đáng kính trọng.

Chúa băng hà ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Dần (19-10-1782) ở tuổi 44, trị vị được 15 năm.

There are no comments yet

Tin khác đã đăng