Chúa Trịnh
-
Dòng dõi chúa Trịnh (1545-1786)
Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Kiểm mồ côi cha từ thuở nhỏ và rất có hiếu với mẹ. Nhà nghèo nhưng mẹ Kiểm có sở thích rất trái cành: bà chỉ thích ǎn thịt gà luộc mà lại chỉ ǎn hai đùi và lườn.
-
Bàn về gốc tổ họ Trịnh
Các phả cổ họ Trịnh đều ghi gốc tổ ở Thanh Hoá. Điều này phù hợp với chính sử và các loại tư liệu khác như bia, cân đối, các loại sách, lời truyền miệng.
-
Tổng quan giai đoạn lịch sử của các Chúa Trịnh
Các vua nhà Lê tiếp sau vua Lê Thánh Tông toàn là những người yếu ớt và vào năm 1527 quyền thần Mạc Đăng Dung đã lật đổ nhà Lê. Ông thay thế vị vua nhà Lê là Lê Cung Hoàng và bắt đầu một triều đại mới. Vị vua mới của nhà Mạc bị coi là loạn thần và từ Thanh Hóa, Nguyễn Kim đã nổi dậy chống lại nhà Mạc, tôn lập hậu duệ nhà Lê là Lê Duy Ninh làm vua, tức là Lê Trang Tông (còn gọi nhà Lê Trung Hưng).
-
Trịnh Tráng
Thanh Đô vương Trịnh Tráng(1577–1657) là chúa Trịnh thứ 3 thời Lê trung hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657. Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ “vua Lê chúa Trịnh”; về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột nam – bắc song song tồn tại là Trịnh-Mạc và Trịnh-Nguyễn.
-
Trịnh gia lưu bất tận
Biện Thượng nằm bên bờ tả dòng sông Mã đoạn hạ lưu chảy qua huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), đó là nơi khởi sinh của dòng họ Trịnh với 12 đời Chúa.
-
Bút tích của chúa Trịnh Sâm ở Ninh Bình
Trịnh Sâm (Tĩnh Đô Vương) (1767-1782) là con trưởng của Trịnh Doanh, sinh năm 1740. Khi mới 5 tuổi đã là Thế tử, ông được hai Tiến sĩ danh tiếng là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng. Khi lên ngôi chúa, ông là người thông minh, quyết đoán, giỏi thơ văn.