Ca trù – ca nhạc Phủ Chúa xưa kia



Nghệ thuật ca trù là một vốn quí trong Gia tài văn hóa Việt Nam. Đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2009.

Ca trù có từ thời Lý với phong cách Nhã nhạc. Nhưng dưới thời Lê- Trịnh, ca trù được phát triển rực rỡ và rộng rãi nhất. Nhờ Thân mẫu của chúa Trịnh Cương là Trương Thái Phi, vốn xuất phát từ một nhà ca hát mà Chúa đã bỏ lệ cấm, và cho phép con nhà ca hát được dự thi vào các khóa thi chọn nhân tài cho đất nước ( Luật Hồng Đức cấm con nhà ca hát: xướng ca vô loài, binh lính.. dự thi để làm quan ). Từ đó những người làm Nghệ thuật Ca hát được coi trọng hơn trong xã hội.

Ca trù là Nghệ thuật hát thơ trong các khung tiết tấu đặc biệt ở Việt Nam. bằng cung đàn, khổ phách và giọng ca, các nghệ nhân ca trù đã khéo léo chuyển hóa mỗi lời thơ thành tiếng nhạc. Hầu hết các cấu trúc của thơ cổ Việt Nam đều thể hiện được trong các thể hát của ca trù: Lục bát, song thất, thất ngôn, song quan, cách cú, gối hạc. Thế kỷ 17-18, văn học dân gian Việt Nam rất phát triển, xuất hiện nhiều danh gia, kiệt tác văn chương. Các Chúa yêu chuộng, tinh thông văn thơ, âm luật. Sách Vũ trung Tùy bút của Phạm Đình Hổ có ghi lại: Chúa Trịnh Sâm thưởng ca, quan Kiều nhạc hầu Nguyễn Khản ( Anh cả của đại thi hào Nguyễn Du ) được ngồi bên cầm chầu, điểm hát.

Nhờ sự cổ súy, khích lệ và quí trọng, Ca trù đã có điều kiện phát triển thành một nền ca nhạc độc đáo. Các điệu : Thét nhạc; Thiên thai; Thổng; Cung oán ngâm khúc đã thành những làn điệu cơ bản trong Ca trù.

Trong Hội thảo khoa học: Bàn về Qui hoạch- Phục hồi, Tôn tạo, Bảo tồn kiến trúc nghệ thuật Vương phủ Trịnh, Các Nghệ sỹ: Xuân Hoạch ( NSND ); Thanh Hoài ( NSND ); Thanh Bình ( NSUT ) và Ngệ sỹ trống chầu: Đàm Quang Minh đã trình diễn các tác phẩm ca trù cổ do chính Chúa Trịnh Sâm sáng tác. Minh họa cho một thời kỳ Văn hóa nhã nhạc cung đình phát triển rực rỡ.

There are no comments yet

Tin khác đã đăng