Tìm về cội nguồn của một chi họ Lê gốc TRỊNH



May mắn đầu xuân 2007, có dịp về thắp nén nhang nơi nhà thờ tổ, tôi được Tộc trưởng Lê Thu cho xem một bản copi Gia phả chữ Hán, gọi rút gọn là “Gia phả Vũ Quang”. Và sau đó, ông Lê Khuyến đã tự chép một bản chữ Hán ba đạo sắc vua ban, và bác Liên, vợ Tộc trưởng đã gửi cho tôi

Kính thưa Tộc trưởng cùng dòng tộc Trịnh Khắc Phục ở Vũ Quang, Hà Tĩnh và Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa

Chừng năm mười một, mười hai tuổi, những khi thân phụ của tôi là ông Lê Nguyện, hầu chuyện cố tộc trưởng: Lê Thân và cụ Lê Kim, tôi có trộm nghe chuyện người lớn, rằng chúng ta là con cháu họ Trịnh, rằng có việc “ Phù Lê, diệt Trịnh”, rằng các bác đồng tộc Trịnh xứ Thanh đã từng vào để kết nối gia phả…Chỉ có điều, tôi không biết được các bác đã kết nối từ năm nào? Chúng ta là người họ Trịnh thuộc dòng dõi vị Tổ nào? Và từ bao giờ chúng tôi mang họ Lê? Và vì sao không trở về họ Trịnh?…

Mười bốn tuổi, tôi xa nhà, xa quê đi học, từ Hà Tĩnh, ra Nghệ An rồi Hà Nội… lại vào công tác tận Tây Nguyên. Những câu hỏi ấy vẫn chỉ là những câu hỏi…

May mắn đầu xuân 2007, có dịp về thắp nén nhang nơi nhà thờ tổ, tôi được Tộc trưởng Lê Thu cho xem một bản copi Gia phả chữ Hán, gọi rút gọn là “Gia phả Vũ Quang”. Và sau đó, ông Lê Khuyến đã tự chép một bản chữ Hán ba đạo sắc vua ban, và bác Liên, vợ Tộc trưởng đã gửi cho tôi. Nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp Nguyễn Thanh Hoài, đối chiếu với sử sách, bước đầu tôi đã tìm được một phần câu trả lời.

Được sự ủy quyền của Tộc trưởng, tôi sơ bộ dự thảo Hồ sơ Di tích và tờ trình để dòng họ và địa phương đề nghị công nhận Nhà thờ Lê Khắc Phục ở Vũ Quang, Hà Tĩnh là Di tích Lịch sử- Văn hóa. Những việc quan trọng khác trong công tác chuẩn bị, trình duyệt Hồ sơ, tổ chức Đại lễ v. v..là sự cộng đồng trách nhiệm của Tộc trưởng và cả dòng họ, của chính quyền và ngành Văn hóa xã Đức Hương, của huyện Vũ Quang, của tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 31/1/2008, chủ tịch UBND tỉnh hà Tĩnh đã ký QĐ số 360.QĐ-UBND công nhận Di tích này. Tôi không có mặt để tham dự Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích như được ủy quyền của Tộc trưởng Lê Thu, tôi kính cẩn sơ thảo Diễn văn…Thay mặt ban tổ chức, ông chủ tịch UBND xã Đức Hương đã tuyên đọc trong dịp lễ ngày 14/4/2008.

Tiếp tục hành trình về Cội nguồn, tôi tìm được nhiều tài liệu trên Internet giớ thiệu về Thủy Chú xã, Lôi Dương huyện, Thiệu Thiên phủ… những tên cũ ngày xưa. Năm 2011, tôi gửi Email cho Hội đồng Trịnh tộc Việt Nam, Ông Trịnh Tuấn Dũng( Hà Nội) đã thư từ qua lại, động viên, mách bảo tôi liên lạc với hội đồng họ Trịnh hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc hội đồng họ Trịnh phía Nam…

Qua Website Trinhtoc.com, tôi cũng được đọc những dòng viết về Họ Trịnh ở làng Vân Đô, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn có nêu tên cụ Tổ Trịnh Khắc Phục, còn ghi cả số điện thoại của Tộc trưởng Trịnh Duy Viện và thầy giáo Trịnh Duy Tuân ( 0988.345.361) ở trường Đông Minh để mọi người tiện liên hệ…

Do chưa thu xếp về Đông Minh được, tôi ủy quyền và giới thiệu cô Nguyễn Thị Thu ( học vien Cao học) và thầy giáo Lê Hoàng Phương về Vân Đô tìm tài liệu giúp. Thật may mắn, Tộc trưởng Trịnh Duy Viện và Đại tá về hưu Trịnh Minh Đỡ đã tiếp và giúp đỡ hai người. Tộc trưởng đã cho phép chụp ảnh Đền thờ Trịnh Khắc Phục, một số hình ảnh về bản Tộc phả chữ Hán và bản phiên dịch.

Bác Trịnh Minh Đỡ đã tin cậy cho mượn tập tài liệu” Tộc phả dòng họ Trịnh Khắc Phục Vân Đô- Đông Minh- Đông Sơn- Thanh Hóa” do Trịnh Duy Dấu biên soạn năm 2003 tại Hà Nội, tôi xin phép gọi đó là “ Tộc phả Đông Minh”. Xin chân thành cảm ơn niềm tin cậy mà ông trao cho thầy trò chúng tôi.

Cho dù có một số chi tiết chưa hoàn toàn ăn khớp, cần khảo cứu, đối chứng thêm, nhưng tất cả các dòng sông đều chảy về Biển lớn”. cả hai tài liệu quí đều xuất phát từ hai quê cho thấy dòng họ Trịnh đang mang họ Lê ở Vũ Quang, Hà Tĩnh và dòng họ Trịnh ở Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa là anh em một nhà, đều là con cháu của Đệ nhất công thần Trịnh Khắc Phục.

Hướng về cội nguồn và hướng tới kỷ niệm ngày mất của cụ cao tổ: Trịnh Khắc Phục ( 26.7.1451) tôi có biên soạn tập Tài liệu : KẾT NỐI DÒNG TỘC.

Tập tài liệu gồm có 4 phần:
Phần 1: Tộc phả Đông Minh.
Phần 2. Gia phả Vũ Quang
Phần 3. Sắc chỉ, sác phong, có bản dịch phiên âm và dịch nghĩa. Các tài liệu hiện được lưu 03 bản ở nhà thờ Vũ Quang.
Phần 4. Tờ trình Di tích và Diễn văn đón Bằng công nhận Di tích.

Xin gửi một món quà tinh thần này trực tiếp tới 2 vị trưởng Tộc ở 2 quê: Đông Minh và Vũ Quang để các ngành cùng biết nhau, biết chúng ta chung nguồn cội, đều là Hậu duệ của khai quốc Công thần Trịnh Khắc Phục.
Chân thành cám ơn bà con dòng tộc đã và sẽ giúp đỡ chúng tôi tham khảo các loại tư liệu để tiếp tục sáng tỏ thêm về công lao to lớn và sự nghiệp vẻ vang của ngài Trịnh Khắc Phục ( mang Quốc tính Lê Khắc Phục) trong Lịch sử Đai tộc Trịnh cũng như trong lịch sử Việt Nam.

Đặc biệt cám ơn ông Lê Thu ( 01695.767.816), ông Trịnh Duy Viện ( 037.691.820 ), ông Trịnh Minh Đỡ ( 0975.143.932 ), ông Trịnh Duy Dấu ( Hà Nội ), ông Trịnh Tuấn Dũng ( 0912.968.957; Trinhtoc.com ), giảng viên Nguyễn Thanh Hoài, Giáo viên Lê Hoàng Phương, cô Nguyễn Thị Thu ( Đà Lạt )… Đã giúp chúng tôi có tài liệu tham khảo trong hành trình tìm về cội nguồn, kết nối anh em /.

Đà Lạt, ngày 15/8/2012

Lê Hồng Phong, Trường Đại học Đà Lạt.
0903.009.219
Mail: Phonglh@dlu.edu.vn

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn