Thông báo của Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh phía Nam
Ngày 24 - 06 tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lộc long trọng tổ chức lễ động thổ dự án tu bổ, tôn tạo Khu lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng.
THÔNG BÁO CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
HỌ TRỊNH PHÍA NAM
V/v: Dự lễ Động thổ Tu bổ, tôn tạo Khu lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng
Ngày 24 – 06 tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lộc long trọng tổ chức lễ động thổ dự án tu bổ, tôn tạo Khu lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng.
Tới dự lễ có đồng chí Lê Đình Thọ: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Vĩnh Lộc, đại diện cơ quan tư vấn thiết kế – nhà thầu, Hội đồng họ Trịnh Việt Nam, đại diện các Hội động họ Trịnh cấp tỉnh, nội ngoại con cháu họ Trịnh khắp cả nước cùng đông đảo bà con nhân dân xã Vĩnh Hùng tham dự.
Hội đồng họ Trịnh phía nam có ông Trịnh Duy Minh – Chủ tịch, trưởng đoàn cùng đại diện họ Trịnh Bình Phước cháu ông Trịnh Đình Đức con bác Trịnh Đình Cây, vợ con ông Trịnh Tiến Dũng – Phó Chủ tịch.
Đức Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng là người sáng tạo lập nên thể chế chính trị đặc biệt trong lịch sử dân tộc: Lưỡng đầu chế “ Vua trị vì – chúa chấp chính, chính phủ điều hành chính sự quốc gia” Ngài có nhiều cống hiến to lớn cho dân tộc Việt trên cả hai phương diện bảo vệ và xây dựng đất nước mở nền “Thái bình cho trăm họ”, an dân, dựng lại nguyên khí Đại Việt, tạo tiền đề cho đất nước phát triển phồn thịnh trong hòa bình…
Ngài băng hà vào ngày 20 – 06 năm Quý Hợi (1623), hưởng thọ 74 tuổi. Triều đình tôn phong Miếu hiệu là Thành tổ Triết vương, án táng tại quê nhà Sáo Sơn, Biện Thượng (nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Đất nước sau chiến tranh, hiện kinh tế ngày càng nâng cao, song suốt hơn 250 năm cống hiến và sau hơn 400 năm đến nay 12 đời Chúa và các bậc tiên liệt chưa có lấy một lăng mộ nào được xây dựng đàng hoàng. Nếu so sánh các bậc Vương tước được kỳ công xây dựng lăng mộ với bằng cả hằng sản quốc gia, huy động hàng vạn nhân sự xây dựng ròng rã suốt cả chục năm trời…thì lăng mộ các Chúa quả thật quá khiêm nhường hơn cả một thứ thường dân. Cho dù kể từ khi phát lộ những năm 1980, Ngài vẫn được cơ quan chức năng và nhân dân sở tại đấu tranh kiên quyết bảo vệ, bảo tồn và quyết không cho di dời phải chăng cũng vị sự bình an và lợi lộc cho hậu thế. Lăng mộ Ngài sau hơn 20 năm phát lộ vẫn nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh, ẩm ướt suốt bốn mùa. Muốn vào thắp hương cho Ngài phải đi qua bờ ruộng dài khoảng 100m, bờ rộng chỉ rộng khoảng 30cm, không đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Một vị Chúa công danh lừng lẫy, sáng tạo ra thể chế mà người đời sau này áp dụng thành công ở các nước có nền quân chủ lập hiến, lẽ ra lăng mộ Ngài phải được đàng hoàng hơn, to đẹp hơn và con cháu không khỏi áy náy canh cánh bên lòng.
Di tích lăng mộ triết vương Trịnh tùng đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Sau hơn 400 năm, đây là công trình lăng mộ đầu tiên của các vị Chúa được nhà nước và nhân dân quan tâm và chính thức tổ chức xây dựng
Việc bảo tồn tôn tạo Khu lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng nhằm xây dựng nơi yên nghỉ vĩnh hằng để tưởng nhớ, tôn vinh một vị Chúa đã có công lao to lớn đối với nhân dân trong lịch sử xây dựng, bảo vể Tổ quốc; đề cao văn hóa, lễ hội truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời tạo nên một điểm tham quan du lịch, góp phần phát triển văn hóa và du lịch tâm linh, tín ngưỡng của dòng họ, địa phương và cả dân tộc. Công trình do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa làm Chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư phê duyệt gần 13 tỷ đồng, quy mô 11.000m2, bao gồm: Bồi thường san lấp mặt bằng xây dựng tôn tạo lăng mộ, nhà bia, cổng tứ trụ, hậu trẩm, tượng chầu, sân, hồ bán nguyệt, tường rào, cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
*Các sự kiện tâm linh:
– Cảm giác: Mọi người đều có cảm giác vô cùng kỳ lạ khi đến làm lễ ( Rất khó diễn tả).
– Thời tiết: Các ngày trước và sau lễ động thổ đều nắng gắt 38 – 390C, riêng ngày lễ trời dịu mát, trong lúc hành lễ có tiếng sấm, sau hành lễ có mưa lất phất ( nhiều người cho rằng đây là điềm tốt và lợi lộc).
– Linh vật: Trước và ngày hành lễ có rắn thần ngay tại lăng mộ Ngài xuất hiện nhiều lần, trước đó dịp lễ 442 năm ngày giỗ Đức Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm rắn thần cũng xuất hiện mấy lần ở Nghè Vẹt, nơi thờ thủy tổ của các Chúa.
Tối hôm chuẩn bị lễ thiếu các con vật phóng sinh, đêm đó mua được nhiều và đều rất thuận lợi (thông thường ở vùng quê việc gấp thì không thể tìm mua được).
Sau khi phóng sinh, cả đàn chim sâu bay lên trời, mất hút, khoảng 15-20 phút sau 1 con trong đàn bay về đậu tại bàn chính đại biểu như để báo tin rồi mới bay đi.
-Nhang khói: Bát hương đầu lăng mộ Ngài hóa 2 lần: 1 lần là hóa hương vòng lúc khoảng 5h30’, lần 2 lúc hành lễ khoảng 9h.
Trước đó đại diện Hội đồng họ Trịnh Việt Nam đã mời thầy về xem và kiểm tra phong thủy lăng mộ Ngài và cùng các Nhà sư làm lễ động thổ nội bộ.
Về phần mộ, thống nhất từ trước chỉ bổ sung xây dựng phần kiến trúc và xây bao, tuyệt đối không đụng, chạm bất kỳ hạng mục nào của phần dưới lăng mộ Ngài. Sau lễ động thổ, HĐ họ Trịnh Việt Nam đã có cuộc họp với Hội đồng họ Trịnh các tỉnh thành phố và chính quyền địa phương thảo luận và đề ra những giải pháp tổ chức triển khai dự án. Hội nghị thảo luận và thống nhất với quyết tâm hoàn thành trong vòng 18 tháng, trước mắt từ sau động thổ đến trước Tết nguyên đán phải xong phần mộ và mặt bằng cơ bản, hết năm 2013 sẽ hoàn thiện và khánh thành. Hội nghị nhất trí đẩy mạnh vận động đóng góp tâm đức xây dựng lăng mộ Ngài theo nguyện vọng và phát tâm của nhiều con cháu dòng tộc và nhân dân.
Về công đức: Theo tổng hợp sơ bộ của HĐ họ Trịnh Thanh Hoá: Bác Trịnh Lâu ( Hà Nội) công đức 100 triệu giải phóng mặt bằng khu lăng mộ và đăng ký vận động thêm 700 triệu. Anh Trịnh Khánh (Thanh Hóa) đóng góp tâm đức 702 triệu đồng vào lăng mộ và hỗ trợ khâu giải phóng mặt bằng dự án Phủ Trịnh 100 triệu, Anh Trịnh Xuân Lâm (Thanh Hóa) ứng tiền lập quy hoạch, đóng góp phần san lắp mặt bằng giá trị 250 triệu, Anh Trịnh Tấn ( Yên Định) 100 triệu tiền mặt, Trịnh Nghiệm ( TP Thanh Hóa) 100 triệu tiền mặt; Hội đồng họ Trịnh các tỉnh đăng ký sẽ vận động công đức: Hội đồng họ Trịnh Nghệ An cũng đang vận động bằng tiền mặt và dự kiến đăng ký mua phần nội thất thờ cúng, Hội đồng họ Trịnh phía nam: Trịnh Duy Minh công đức: 100 triệu, anh Trịnh Tiến Dũng đã nộp công đức: 100 triệu, Ông Trịnh Đình Cây Bình Phước công đức: 20 triệu.
Trên đây là một số nội dung của ngày động thổ, tu bổ, tôn tạo khu lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng để bà con họ Trịnh phía nam và họ Trịnh cả nước được biết.
Trân trọng!
HỘI ĐỒNG HỌ TRỊNH PHÍA NAM
Chủ tịch
Trịnh Duy Minh
Tin khác đã đăng
- Lời kêu gọi khắc phục hậu quả bão lụt 17/09/2024
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
There are no comments yet