Tham luận của Chủ tịch HĐHT Việt Nam
Đất nước muôn vàn yêu quý của chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới , có thể nói là kỳ diệu : kính tế phát triển, sự thay đổi da thịt diễn ra trên nhiều mặt và rất rõ nét .
BÀI THAM LUẬN
CỦA ÔNG TRỊNH ĐÌNH HƯNG CT.HĐHT.VN TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC
“HỌ TRỊNH VÀ DI SẢN VĂN HOÁ THỜI LÊ – TRỊNH TRÊN ĐẤT HẢI PHÒNG”
NGÀY 26/07/2009.
Kính thưa: Các vị khách quý, kính thưa toàn thể bà con thân tộc
Tôi xin phép được thay mặt bà con thân tộc trong cả nước và bà con kiều bào ta ở nước ngoài bày tỏ tấm lòng kính trọng tới các đại diện Đảng, chính quyền, các đoàn thể và hội sử học thành phố Hải Phòng cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử trong cả nước và các vị khách quý có mặt trong khan phòng long trọng này để tham dự hội thảo khoa học ( họ Trịnh và di sản văn hoá thời Lê- Trịnh trên đất Hải Phòng
Kính thưa qui vị
Đất nước muôn vàn yêu quý của chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới , có thể nói là kỳ diệu : kính tế phát triển, sự thay đổi da thịt diễn ra trên nhiều mặt và rất rõ nét .Văn hoá chẳng những phục hưng các vẻ đẹp truyền thừa mà còn chấn hưng những nét đẹp đương đại .Cả dân tộc đang chuyển mình tạo ra biết bao vận hội đầy hứa hẹn cho tương lai sáng lạn mai sau.
Họ Trịnh là một trong những dòng Họ lớn, hiện diện đều khắp trên địa bàn cả nước và có mặt nhiều nơi trên thế giới .Người họ Trịnh đều mang tính Trịnh rất rõ nét ,bằng chứng là : dẫu sống ở đâu và bất cứ thời đại nào – con cháu họ Trịnh cũng đem long Trinh Trung giúp nước ,lấy nhân hậu truyền gia ,chăm làm điều thiện….. nên được bề trên mến đức ,dân dưới nhờ ơn.
Từ những thế kỷ trước – con cháu họ Trịnh được tổ tông truyền nghiệp dạy dỗ bảo ban rèn luyện kỹ càng – hễ là nam nhi phải biết dùi mài trung nghĩa ,thiết tha liêm cẩn .Khi thi cử đỗ đạt ,phải biết trung hiếu Trạng Nguyên. Sống ở đời phải cho thành – Kim Ngọc quân tử , cái đạo lý căn bản : nhà có cha, nước có vua .Nên khi vua nhà Lê , quốc thống nhà Lê bị thế lực phản nghịch giết vua , cướp ngôi , thì bổn phận con cháu nhà họ Trịnh lúc bấy giờ là : đem hết tài năng dũng lược …với tấm lòng trung nghĩa toàn tâm phò vua, tiêu diệt phản nghịch, khôi phục lại Quốc thống nhà Lê , trả lại ngôi báu cho vua, trả lại sự bình yên cho nhân dân trăm họ , bang giao hoà hiếu với các nước láng giềng. Mang đến một thời thịnh trị huy hoàng hơn 200 năm không bóng giặc ngoại xâm ,bờ cõi vẹn toàn ở phía Bắc, mở mang rộng lớn ở phương Nam, kinh tế, giáo dục , thương mại phát triển ,quân sự ,ngoại giao hùng mạnh. .Suốt trong 03 thế kỉ sôi động : 16,17,18.
Đến thời kỳ cận đại , nước mất vào tay ngoại bang ,những nhà ái quốc như cụ Đội Cấn ( Trịnh Văn Cấn ) khát khao giành lại độc lập cho dân tộc, hoà bình cho nhân dân , đã phất cờ khởi nghĩa giành lại chính quyền trên đất Thái Nguyên. Trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy chống thực dân Pháp xâm lược cụ Đốc Tý tức Trịnh Quang Tý làm phó Tướng cho Nguyễn Thiện Giang và khi cụ Nguyễn Thiện Giang mất , cụ Đốc Tý được cử lên thay – chỉ huy quân sĩ tiếp tục chống Pháp.
Ở Thanh Hoá cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo có cụ Trình Đình Khang và cụ Đồ Trịnh Quát và bao con cháu trong họ đã góp công sức , máu xương vào cuộc khởi nghĩa oanh liệt này. Vào những năm 1920-1930. Con cháu Họ Trịnh hào hứng đi theo trào lưu tư tưởng cách mạng mới để giải phóng dân tộc .Trong sự kiện thành lập Đảng Cộng Sản – cụ Trịnh Đình Cửu là một trong những yêú nhân của Bắc Kỳ đã sáng lập ra Đông Dương Cộng sản Đảng, góp phần quyết định sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.
Những năm tháng đầu đời của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, anh em nhà Tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô đã đóng góp đáng kể cho sự thành công của Chính phủ, Đảng và dân tộc. Ngày nay nhiều tướng lĩnh ,cán bộ cao cấp trong Đảng, quân đội chính quyền nhiều nhà giáo ,nhà khoa học, và nhiều danh nhân là con cháu họ Trịnh.
Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn “ lớp lớp con cháu Họ Trịnh ở khắp các tỉnh thành trong cả nứơc và kiều bào họ Trịnh ở nước ngoài tập hợp lại xung quanh các Hội đồng Họ Trịnh ở Miền Bắc, Miền Nam và Thanh Hoá, tìm về cội nguồn dòng họ – hàng ngàn trang của hàng trăm bộ gia phả bước đầu được sưu tầm, biên dịch. Việc phát hiện và trùng tu các di sản văn hoá quý giá của Quốc Gia.Tất cả những việc làm đó không ngoài mục đích bảo lưu và phát huy truyền thống của quê hương dòng họ, giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới.
Trong hội thảo “ Họ Trịnh và di sản văn hoá thời Lê- Trịnh” tại Hải Phòng lần này .Chúng tôi muốn được các nhà sử học Hải Phòng nói riêng và các nhà sử học cả nước nói chung, hãy chia sẻ những băn khoăn của chúng tôi trong việc làm rõ hơn vai trò L ịch sử của các chúa Trịnh và những đóng góp của nhà Trịnh, trong thời Lê – Trịnh ở Hải Phòng nói riêng và trên bình diện cả nước nói chung. B ởi vì trong dòng chảy bất tận của lịch sử – mỗi giai đoạn đều là tất yếu và do đó là chính đáng – cái diễn ra dù sao cũng là cái hợp lý nhất trong những điều kiện đã sinh ra nó. Do vậy, tính trung thực lịch sử nếu muốn có, chúng tôi thiết nghĩ phải được xác lập trên quan điểm ấy. cái lẽ thịnh suy của mỗi thời đại, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc, mỗi đời người… đều móc vào các dây xích lịch sử, diễn tiến lịch sử, sự kiện lich sử… âu cũng là như vậy.
Thịnh suy mới biết nhau “ cửu hoàng nhân” (9 dòng họ) trên đất nước này nối tiếp nhau, thay nhau là vua làm chúa, theo quy luật thịnh suy… đến bây giờ họ đều là tiền nhân là tổ tiên của chúng ta, có họ mới có đất nước truyền thừa lại cho chúng ta. Thế thì, vì lẽ nào chúng ta lại phủ nhận công lao của một ai đó, một dòng họ nào đó?. Nếu chúng ta không làm sáng tỏ những điểm khuất của lịch sử thì làm sao dạy dỗ thế hệ đương đại và tương lai tỏ tường được lịch sử việt Nam. Để yêu để tự hào để phát huy đúng đắn truyền thống ông cha? Có một điều nhãn tiền nhưng không biết có nên nói ra ở đây không? Song tôi vẫn xin phép được bộc bạch đôi đi ều đó là chúng ta nói về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trải qua 9 năm chuẩn bị và tuyên truyền về nội dung của lễ hội. Hiện nay chúng ta mới đang nói được đến thời Lý – Trần, đó mới chỉ là phần đầu chưa tròn 400 năm của cả 1000 năm. Thế thì, đến bao giờ chúng ta mới nói tiếp được đến các thời hậu Lê (Lê sơ) thời nhà Mạc, thời Lê – Trịnh. mà thời Lê – Trịnh là thời đại cuối cùng ở Thăng Long.
Nếu không nói đến thời Lê – Trịnh thì 1000 năm Thăng Long chỉ còn là 750 năm, chẳng nhẽ lịch sử Việt Nam lại không giành sự quan tâm thoa đáng đến một thời kỳ sôi động nhất tạo ra nhiều bước ngoặt và những phát triển lớn lao nhất, đột biến nhất của lịch sử loài người nói chung và lịch sử dân tộc ta nói riêng. Đấy là các sự kiện gắn liền với 03 thế kỷ 16, 17, 18.
Thiết nghĩ nói đến thời Lê – Trịnh thì cái điểm nhấn cần làm sáng tỏ nhất lại là: sự thống nhất như một ý trí, một thứ kim chỉ nan xuyên suốt phải là Lê – Trịnh – Nguyễn đều nhất tâm – dựng cờ chính nghĩa, làm cuộc Trung Hưng đánh đổ thế lực tiếm nghịch, giết vua cướp ngôi khôi phục lại quốc thống nhà Lê.
Do đó, có một sự thống nhất là nhà Trịnh và nhà Nguyễn đều phò Lê. Mà bắt đầu từ mùa xuân 1533 các cựu thần nhà Lê như Lý Quốc Công – Trịnh Duy Thuận – Phúc Hưng Hầu – Trịnh Duy Duyệt, tả đô đốc Trịnh Duy Liệu (Liêu) và An thành hầu – Nguyễn Kim dựng Lê Duy Ninh con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi ở Ai Lao ( tức vua Lê Trang Tông)
vì có sự thống nhất phò Lê nên đương nhiên có sự phân công trách nhiệm :
1: Nhà Trịnh phò Lê – đánh đổ lực lượng tiếm quyền thu phục lại kinh đô Thăng Long và giữ vững biên cương phía Bắc
2: Nhà Nguyễn chấn ải phương Nam chăm lo hậu cần cho Lê- Trịnh và âm thầm mở cõi.
Sau này , từ phân công có lúc biến tướng thành phân tranh , thời gian đầu là thuần phục .về sau có lúc không thuần phục âu cũng là lẽ thường tình của các diễn biến lịch sử giữa các tập đoàn phong kiến có quyền lực. Nối bước cha ( Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm ) và ông ngoại ( An Thành hầu Nguyễn Kim) Triết Vương Trịnh Tùng đã hoàn thành công cuộc Trung hưng .giải phóng kinh đô Thăng Long , rước vua Lê vào ngự chính diện tuyên bố đại xá thiên hạ .Nước đại việt bước sang một thời đại mới – thời Lê Trịnh –có vua trị vì – chúa chấp chính .Chính phủ điều hành chính sự quốc gia …đây phải chăng cũng là một sáng tạo độc đáo, riêng có của nhân dân ta thời bấy giờ!
Có thể nói Triết Vương Trịnh Tùng trong cuộc đời mình cuộc đời của một con người ông đã hoàn thành 2 đại nghiệp đó là ; Khôi phục lại triều đình nhà Lê (điều mà từ trước đến nay chưa ai làm được , nhà Lý mất ngôi, nhà Trần mất ngôi, nhà Hồ mất ngôi, nhà Mạc mất ngôi- không ai, không thế lực nào có thể khôi phục lại cho họ, duy chỉ có nhà Lê –nhà Lê Sơ- ( nhà hậu Lê) mất ngôi thì đã được khôi phục lại sau một cuộc kháng chiến Nam -Bắc -Triều dài nhiều thập niên ( từ 1533-1592)
Và đại nghiệp thứ 2 là đã mở ra triều đại Lê Trịnh tồn tại hơn 200 năm dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam .Với 2 đại nghiệp này – ông xứng đáng là một vĩ nhân ! Xứng đáng được hậu thế tôn vinh!
Kính thưa quý vị !
Thực tình , còn nhiều điều chúng tôi băn khoăn .Không nhẽ một thể chế chính trị mới mẻ ,riêng có , không chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa , tồn tại 249 năm , dài nhất trong Lịch sử lại là một thời không đáng được quan tâm hay sao ? Chẳng nhẽ cái tồn tại lâu dài , thể hiện tính hợp lí lâu dài bị lãng quên nhiều đến thế hay sao ? Chả nhẽ thế kỷ 16, 17,18, không phải là đối tượng nghiên cứu của giới sử học nước nhà ?
Bản thân tôi ,có mạo muội tham gia một tiểu luận về thời Lê- Trịnh mà tiêu chí là : Những thành tựu đặc sắc của thời Lê- Trịnh . Xin quý vị quan tâm và cho thêm lời chỉ giáo .
Rõ ràng ,chúng ta thấy các thành tựu nhiều mặt của 3 thế kỷ 16.17.18, trong lịch sử dân tộc học là lớn lao ! Ba thế kỷ ấy gắn liền với thời Lê Trịnh .Do vậy thành tựu Lê -Trịnh là lớn lao ! Xin các nhà sử học Hải Phòng cũng như các nhà sử học trong cả nước hãy quan tâm “ khai quật” và “ cởi” ra những nút thắt ,những khúc quanh, những điểm khuất của sự kiện . Để bố sung cho sự vẹn toàn ,công bằng và công minh của chính sử.
Một lần nữa , thay mặt cho con cháu Họ Trịnh trong cả nước , Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam.Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn , sự thịnh tình của Quý vị đại biểu ,và nhân dịp này , xin cho phép chúng tôi nêu lại một vài kiến nghị ,trong số nhiều kiến nghị mà hội thảo “ Chúa Trịnh vị trí và vai trò lịch sử ‘ được tổ chức tại Thanh Hoá năm 1995 đã nêu:
– Xác đinh rõ công lao của nhà Trịnh trong biên soạn và giảng dạy Lịch sử.
– Ghi công lao đó bằng cách lấy tên một số danh nhân Họ Trịnh đặt cho các đường phố.
Thiết nghĩ , có như vậy – chúng ta mới có thái độ công bằng với quá khứ. Để kỳ vọng .tương lai sẽ có thái độ công bằng với chúng ta.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khoẻ ,cầu mong sự thành đạt và hạnh phúc vô lượng đến với Quý vị khách quí và toàn thể bà con thân tộc .
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet