Thái phi: Vũ Thị Ngọc Nguyên



Trong cuộc hội thảo: “ Chúa Trịnh Cương cuộc đời và sự nghiệp” đã tổ chức ngày 10 tháng 1 năm 2010 tại Hà Nội. Thật đáng mừng hiện nay các sử gia đã nhìn nhận và đánh giá rất cởi mở về vị trí cũng như vai trò các Chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam. Tại bài viết này tôi chỉ xin được viết đôi điều về cụ Vũ thị Ngọc Nguyên, cụ sinh quán tại: My Thử - Đường An - Hải Dương, nay là xã Vĩnh Hồng - Bình Giang - Hải Dương.

Trong cuộc hội thảo: “ Chúa Trịnh Cương cuộc đời và sự nghiệp” đã tổ chức ngày 10 tháng 1 năm 2010 tại Hà Nội. Thật đáng mừng hiện nay các sử gia đã nhìn nhận và đánh giá rất cởi mở về vị trí cũng như vai trò các Chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam. Tại bài viết này tôi chỉ xin được viết đôi điều về cụ Vũ thị Ngọc Nguyên, cụ sinh quán tại: My Thử – Đường An – Hải Dương, nay là xã Vĩnh Hồng – Bình Giang – Hải Dương.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu trong Gia phả của gia tộc họ Vũ tạĩ xã Vĩnh Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương cũng như những tài liệu lịch sử khác như: Đại việt sử ký toàn thư, Trịnh thị ngọc phả, Kim toả tục biên… Cụ Nguyên là đời thứ bẩy trong gia phả.

Cụ Vũ Tất Tố sinh được bốn người con hai trai, hai gái. Cụ Nguyên là chị cả, hai em trai là Vũ Trạc (Đạc) và Vũ Thiết, hai cụ ông được ban Quốc tính vì thế mang họ Trịnh là Trịnh Đạc và Trịnh Thiết.Người con gái út đi tu và trụ trì tại chùa Phật tích ( Bắc Ninh) có tên là Lưu Tự Do.

Cụ Nguyên là vợ Chúa Trịnh Cương, người đã sinh ra hai vị Chúa: Trịnh Giang và Trịnh Doanh. Cụ Nguyên là người “ bảo dưỡng Lê Ý Tông vi Hoàng Đế” vì vậy cụ được vinh phong: “Y công hậu đức trang hành đoan nghị đức Quốc Thánh Mẫu”.

Năm 1729 Chúa Trịnh Cương mất, Trịnh Giang là con trưởng kế vị ngôi Chúa. Trịnh Giang và đại thần Hoàng Công Phụ đã điều hành chính sự ở Đàng ngoài. Do việc điều hành đất nước có những chính sách không đúng đắn gây bất bình khiến Nông dân nổi loạn ở nhiều nơi. Năm 1740 Cụ Nguyên cùng với “các giám quan Phủ Liêu” phế truất Trịnh Giang lập con thứ là Trịnh Doanh lên thay để yên lòng dân. Với tài thao lược cùng với sự hậu thuẫn đắc lực của Cụ Thái Phi cùng các đại thần như: Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng.v.v…vì vậy trong một thời gian ngắn Chúa Trịnh Doanh đã đưa xã hội Đàng ngoài trở lại ổn định.

Cụ Vũ Thị Ngọc Nguyên mất ngày 21 thang 9 ( âm lịch)( Không rõ năm). Năm Cảnh hưng thứ 12, ngày 27 tháng 10 (1751) Minh đô vương Trịnh Doanh có Lệnh chỉ cho nhân dân trong vùng cùng Gia tộc họ ngoại tổ chức kính tế cho cụ, (nội dung Lệnh chỉ hiện còn ghi trong gia phả họ Vũ tại Vĩnh Hồng- Bình Giang- Hải Dương).

Qua sự việc trên người viết xin mạn phép trình bầy suy nghĩ: cuộc chuyển giao quyền lực năm 1740 đã tránh cho dân tộc một cuộc đổ máu vô ích. Với Vương tộc nhà Trịnh cuộc chuyển giao quyền lực trên là cuộc dàn xếp của người mẹ và hai con trai diễn ra thật êm đẹp. Nơi suối vàng Chúa Trịnh Cương chắc cũng thấy tự hào và tin tưởng vào người vợ thân yêu của mình. Trong số những người con dâu Vương tộc họ Trịnh, những người như cụ Nguyên chắc cũng không nhiều?

Lịch sử đã qua đi gần ba trăm năm. Hiện nay, trên mảnh đất nơi cụ đã sinh ra còn một số dấu tích về bà Chúa Me huyền thoại, hình ảnh của cụ được truyền miệng trong dân chúng ở Vĩnh Hồng Bình Giang, Hải Dương cho đến ngày nay. Vừa qua tôi có dịp được tham khảo cuốn lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Hồng, trong phần truyền thống xa xưa nói về bà Chúa Me là hai chị em tên là Nguyệt Thai, Nguyệt Độ… không hiểu ban biên tập cuốn lịch sử Đảng bộ xã đã sưu tầm tài liệu này ở đâu và chưa ghi rõ hai bà sinh ra ở làng nào trong xã.

Khi biết được một số thông tin tư liệu về cụ Ngọc Nguyên, vào dịp 30 tháng 4 năm 2010, ông Trịnh Hải (tức Lê Hợp Hải) cùng với ông Trịnh Dương (tiến sĩ sử học) đã về Thôn Phục Lễ – Vĩnh Hồng – Bình Giang – Hải Dương nơi mảnh đất cụ Vũ Thị Ngọc Nguyên sinh ra. Hai ông đã được những người trong gia tộc họ Vũ đón tiếp và cung cấp thêm một số thông tin trong gia phả họ Vũ và thăm một số di tích hoang tàn. Nhân đây người viết muốn chuyển thông tin này đến các vị con cháu thuộc hậu duệ cụ Trịnh Lệ (con thứ của chúa Trịnh Doanh, em chúa Trịnh Sâm) hiện đang sinh sống tại Hưng Yên.

Trong cuốn gia phả của gia tộc họ Vũ tại Phục Lễ- Vĩnh Hồng – Bình giang- Hải Dương còn ghi rõ: Cụ thuỷ tổ Trịnh Phúc Sơn có quê gốc tại Sóc sơn-Thanh hoá tản cư về Tử Dương – Chấn Sơn Nam, đến đời thứ ba cụ Trịnh Quảng Nghị và bà Ngọc Xuyến (vợ Chúa Trịnh Tạc) cùng làm con nuôi một vị quan họ Vũ tại My Thử. Vì vậy cả hai anh em cùng mang họ Vũ theo họ bố nuôi. Tôi hy vọng sẽ được kết nối với quê gốc tại Thanh Hoá thông tin này. Rất mong được trao đổi với những người cần quan tâm tới lịch sử dòng họ Trịnh. Mong được sư giúp đỡ của Hội đồng họ Trịnh Việt Nam.

Nội dung bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm và góp ý. Mọi thông tin xin gửi về theo địa chỉ dưới đây.

Quảng Ninh ngày 10 tháng 10 năm 2010

Người viết: Trinh Danh Quê
ĐT: 01699268545
TT Trới – Hoành Bồ – Quảng Ninh

Địa chỉ liên lạc: Vũ Đức Thư
Thôn Phục Lễ – xã Vĩnh Hồng – H. Bình Giang – T. Hải Dương.
Đt: 03203603148

There are no comments yet

Tin khác đã đăng