Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam ở Đàng ngoài thời Chúa Trịnh nửa đầu thế kỷ XVII



Vào thế kỷ XVII, kinh tế hàng hóa Việt Nam có một bước phát triển mới làm cơ sở vững chắc cho sự ra đời của thành thị ở Việt Nam và trở nên phồn thịnh. Do ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và chính sách ngoại thương khá mạnh dạn của Chúa Trịnh mở cửa đón chào các tàu buôn của phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản

  1. Bối cảnh lịch sử

Ở Việt Nam, sau nửa thế kỷ nội chiến Nam – Bắc triều, đến năm 1592, nhà Lê được khôi phục. Vào đầu thế kỷ XVII, tình hình nước ta yên ổn hơn, mở ra sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đặc biệt là ngoại thương.

Trong cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn từ 1627 – 1672, do bất phân thắng bại, nên hai bên: “Lấy song Gianh làm giới tuyến, phía Nam sông là Nam Hà, phía Bắc sông là Bắc Hà” [25, tr.121]. Đất nước bị chia cắt làm hai miền mà đương thời nhân dân ta gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tình trạng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lịch sử đất nước Việt Nam trong thế kỷ XVII.

Chiến tranh gây nhiều tổn thất về kinh tế, nhân lực, nhưng mặt khác cũng bắt buộc chính quyền  chúa Trịnh, Nguyễn phải chăm lo phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm sự ủng hộ bên ngoài.

Các giáo sĩ G. Baldinotti đến Đàng Ngoài năm 1615, và G.F de Mariny tới năm 1647 và sống ở đây 14 năm … cũng dành những tình cảm tốt đẹp cho xứ Bắc, nơi đã gắn bó với nhiều kỷ niệm. Linh mục A. de Rhodes, nhiều lần đến Việt Nam (từ 12-1624 đến 7-1645), là giáo sĩ duy nhất sống ở cả Đàng Ngoài (3 năm) và Đàng Trong (gần 6 năm). Vì vậy, A. de Rhodes am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán, ngôn ngữ của người Việt và có công lớn cho sự ra đời của chữ quốc ngữ. Hai tác phẩm “Hành trình và truyền giáo” và “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài”, chứng tỏ A. de Rhodes đã: “Ghi nhận tinh tường và thành thạo về tình hình chính trị, quân sự và xã hội, kinh tế văn hóa của nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII, lúc có sự tiếp xuc với người ngoại quốc, nhất là người Hòa Lan và người Bồ” [108, tr.X]. Các thương nhân, như W. Dampier [21], J.B. Tavernie [122]… đến Đàng Ngoài buôn bán, trong hồi ký cho biết khá rõ về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ, trong đó có quan hệ Nhật – Việt.

Nguồn tư liệu đương thời do các giáo sĩ, thương nhân phương Tây ghi chép là những căn cứ xác thực, đáng tin cậy về đất nước cũng như kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ XVII mà chúng ta có thể lựa chọn để sử dụng.

Các du ký cho biết điều kiện tự nhiên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. “Trong nước đã có – có thừa thải mọi cái cần thiết cho đời sống” [10, tr.3, 7]. Hình ảnh Việt Nam – một đất nước giàu có, đất đai phì nhiêu – được A. de Rhodes: ở Đàng Trong có 24 con sông cung cấp nước, nhờ vậy giao thông bằng đường thủy rất thuận tiện, buôn bán được dễ dàng: “Trong suốt dọc bờ biển nước An Nam dài chừng 350 dặm, đếm được chừng 50 cửa biển có thể chứa được 10 hay 12 tàu lớn” [108, tr.36]

Còn các đặc sản, nông sản, khoáng sản của hai miền, theo Ch. Borri, rất phong phú

Thế kỷ XVII, chứng kiến bước phát triển mới của kinh tế hàng hóa Việt Nam, đặc biệt sự xuất hiện các làng nghề thủ công và các làng buôn, W. Dampier cho biết:

“Đất đai xứ này nói chung rất màu mỡ. Đàng Ngoài rất đông dân, san sát những làng mạc. Họ rất khéo tay, lanh lẹ và hoạt động cũng tài giỏi trong bất cứ môn cơ giới nào mà họ làm. Điều đó có thể thấy qua rất nhiều tơ lụa đẹp mà họ dệt. Và những đồ sơn mài kỳ lạ mà hàng măm được chở từ đó đi bán cho nước ngoài. Và ngoài tơ sống kiếm được ở đây, lại có nhiều loại lụa được dệt để xuất khẩu” [21, tr.18].

Sản phẩm thủ công, như tơ, lụa rất phong phú, khiến A. de Rhodes phải kinh ngạc: “Nhiều tơ lụa đến nỗi còn dùng để đan lưới và bện dây thuyền” [107, tr.49].

Việc khai quật mộ ướp xác vợ Quận công Đặng Đình Tướng (tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) đã góp phần xác nhận kỹ thuật dệt tơ lụa của Việt Nam lúc bấy giờ:

“Xác bà được bó 35 cái áo bằng lụa, đoạn, gấm… gấm dệt bằng tơ tằm khổ rộng 0,84 mét. Lụa hoa tơ tằm có cái mỏng như nilon, có tấm hoa chìm, có tấm thêu kim tuyến, những đồ này khi khai quật còn nguyên vẹn [101, tr.136].

Nhiều làng nghề lụa nổi tiếng xuất hiện, như La Khê, La Cả, Nghi Tàm… Trao đổi buôn bán, thương nghiệp trong nước phát triển, nhiều hình thức chợ xuất hiện, đặc biệt Chợ Chùa khá tập trung vào thế kỷ XVII – một dấu hiệu của sự phát triển kinh tế hàng hóa khá mạnh ở thời kỳ này [90, tr.161].

Nhiều chợ xuất hiện ở quy mô phủ hay huyện. Theo Phan Huy Chú, nhà nước trực tiếp thu thuế ở 8 chợ phiên. Kinh tế hàng hóa Việt Nam từ thế kỷ XI – XII đã tạo cơ sở cho Thăng Long thời Lý – Trần phát triển. Vào thế kỷ XV – XVI, hoạt động kinh tế hàng hóa càng được mở rộng, trở thành cơ sở vững chắc cho các đô thị ra đời và phồn thịnh – một nhân tố kinh tế – xã hội mới của lịch sử Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII.

Sau nội chiến Nam – Bắc triều, kinh tế Việt Nam có chiều hướng phục hồi và phát triển. Nhưng chiến tranh gần nửa thế kỷ (1627 – 1672), nên hai bên đều chủ trương mở rộng đối ngoại để mua hàng hóa, vũ khí và tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài. Do mở rộng mạng lưới thương mại quốc tế ở châu Á và Đông Nam Á mà trong 30 năm đầu thế kỷ XVII, hoạt động truyền giáo, buôn bán của thương nhân, giáo sĩ phương Tây diễn ra nhộn nhịp không những ở Đàng Trong mà cả ở Đàng Ngoài.

Thời kỳ này, dựa vào hoạt động của thương nhân, Hội truyền giáo Bồ Đào Nha cử nhiều người đến Việt Nam: từ năm 1615 – 1625 có 21 giáo sĩ, trong đó những linh mục người Nhật đến từ rất sớm, như Paul Saito và Giulio Piani. Họ thường đi cùng thuyền thương nhân và trợ giúp họ buôn bán rất hiệu quả nhờ am hiểu tâm lí, ngôn ngữ địa phương. Các thuyền buôn này được gọi là “thuyền giáo sĩ”.

Giáo sĩ G. Baldinotti người Ý đến Đàng Ngoài năm 1615, cùng giáo sĩ người Nhật Giulio Piani và những người Bồ Đào Nha đến bệ kiến Chúa Trịnh, được Chúa vui vẻ tiếp đãi, hứa giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Baldinotti chó biết: “Ngài ưu đãi chúng tôi như vậy, vì thông thương với người Bồ Đào Nha đem lại nhiều nguồn lợi cho xứ này” [6, tr.9]. Chúa còn ban yến và chỉ bài để họ được tự do đi lại ở Đàng Ngoài. Các giáo sĩ người Nhật còn giúp các giáo sĩ phương Tây khắc phục những khó khăn do bất đồng ngôn ngữ và phong tục, tập quán. Nhờ thông thạo ngôn ngữ phương Tây và chữ Hán, các giáo sĩ người Nhật thường soạn thảo văn thư giao thiệp với chính quyền, nên họ cũng là một cầu nối mở rộng thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.

  1. Quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam thời kỳ Châu Ấn thuyền (1601 – 1635)

Vào thế kỷ XVI, ngoài những thương nhân châu Á quen thuộc như Trung Quốc, Ayuthaya, Java … người Nhật Bản còn thường xuyên buôn bán với nước ta. Từ khi Tokugawa Ieyasu lên cầm quyền, trong gần 40 năm đầu thế kỷ XVII – từ năm 1601 -1635, quan hệ Nhật – Việt có bước phát triển mới về hình thức và nội dung. Mạc Phủ và Chính quyền Chúa Trịnh, Nguyễn và thường xuyên trao đổi văn thư nhằm mở rộng quan hệ, khuyến khích thương nhân Nhật Bản đến Việt Nam buôn bán.

Quan hệ Nhật Bản với các nước được phản ánh trong cuốn Gwaiban Tsusho do Kondo Morishige (1771 – 1829), Viện trưởng thư viện quốc gia của Mạc Phủ sưu tập. Bộ Gwaiban Tsusho gồm 27 quyển, tập hợp văn kiện ngoại giao giữa chính quyền Mạc Phủ với các nước vào thế kỷ XVII: Triều Tiên (quyển 1 – 5), Hà Lan (quyển 6 – 7), Trung Quốc (quyển 8 – 10)… và Anh (quyển 27) [173]. Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam được ghi trong quyển 11 – 14 của Gwaiban Tsusho với nhan đề Annam Kiryaku (An Nam quốc thư) – là những văn thư ngoại giao của Chúa Trịnh, Nguyễn gửi chính quyền Mạc Phủ, quan chức và thương nhân Nhật Bản; các văn thư của Mạc Phủ và quan chức Mạc Phủ gửi cho các Chúa Trịnh, Nguyễn. Phần mục lục có ghi 60 bức thư, nhưng có 6 thư đề “thư khuyết” – không có nội dung cụ thể. Những bức thư này được viết và trao đổi chủ yếu từ năm 1601 -1635. Ngoài ra, có một số thư của Chúa Nguyễn gửi Mạc Phủ sau những năm 70 đến cuối thế kỷ XVII. Bức thư cuối cùng của Chúa Nguyễn viết năm Chính Hòa 18 (1695), cảm ơn trần thủ Nagasaki đã cứu nạn, chăm sóc chín người dân Hội An bị bão đánh dạt vào đất Nhật, sau đó được tàu buôn Trung Hoa đưa về Việt Nam [173, tr.93-137].

Nhà sử học Phan Khoang trong công trình “Việt sử Đàng Trong 1558 – 1777” [63, tr.525-527] cũng sử dụng một phần tư liệu mà Sở Cuồng (Lê Dư) công bố trên “Nam Phong Tạp Chí” [16], [17].

Trong “Hội thảo quốc tế đô thị cổ Hội An”, GS Kawamoto Kuniye đã giới thiệu khái quát về “Gwaiban Tsusho” (Ngoại phiên thông thư) và giải thích một số nội dung về quan hệ của Chúa Trịnh, Nguyễn với Mạc Phủ [32, tr.169-178].

Dựa vào nguồn tài liệu trên, chúng tôi đã tìm hiểu về quan hệ Nhật Bản – Việt Nam thế kỷ XVII và công bố trong một vài bài viết [133], [137].

Mở đầu quan hệ có tính chất nhà nước Việt Nam – Nhật Bản được ghi nhận qua bức thư của Chúa Nguyễn Hoàng gửi cho Shogun Tokugawa Ieyasu ngày 5-5-1601:

Từ năm 1602 – 1635, chính quyền Mạc Phủ và các Chúa Nguyễn thường xuyên trao đổi thư từ. Chiính những thương nhân  Nhật đã đảm đang vai trò “sứ giả” trong quan hệ hai nước.

Năm 1600, khi từ Thăng Long trở lại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng và những người kế tục ra sức xây dựng và phát triển cơ sở cát cứ Thuận  – Quảng làm chốn “Vạn đại dung thân”. Vì vậy, bên cạnh việc củng cố lực lượng quân sự, Chúa Nguyễn đã có chính sách đối ngoại cởi mở nhằm tìm kiếm đồng minh và sự ủng hộ từ bên ngoài, đó là điều dễ hiểu.

Ngay trong bức thư đầu tiên (1601) gửi cho Ieyasu, Nguyễn Hoàng đã đề nghị “xin giúp 4 thứ quân khí để dùng vào việc nước”. Trong sách “Cổ tự loại uyển”, Lê Dư chó biết, một bức thư của Chúa Nguyễn Hoàng gửi Quốc vương Nhật Bản có đoạn:

Từ năm nay trở đi các thuyền thông thương chỉ nên đến nước tôi, tiện việc buôn bán, còn các xứ Thanh Hóa, Nghệ An với nước tôi là thù địch, mong rằng Quốc vương đã có lòng yêu nhau, thì nên cấm hẳn các thuyền buôn qua lại với các xứ ấy [Dẫn theo 153,21].

Thư này viết năm 1604, khi Nguyễn Hoàng lần đầu tiên công khai coi Đàng Ngoài “là thù địch”, và đề nghị chính quyền Mạc Phủ “cấm hẳn các thuyền buôn” qua lại Thanh Hóa, Nghệ An.

Thay cha cầm quyền vào năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên càng tóch cực tìm kiếm sự ủng hộ của Mạc Phủ và thương nhân Nhật Bản để chống lại Chúa Trịnh. Chúa Nguyễn đề nghị Mạc Phủ cấm thương nhân của họ giao thiệp với Đàng Ngoài, hoặc có giao dịch thì không nên bán vũ khí. Trong thư ngày 18-5-1624, gửi Mạc Phủ, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên viết:

Tôi nhờ một việc: Tôi có cháu ngoại là họ Trịnh không tuân nghiêm cấm của quý phủ. Vậy hễ các thuyền buôn xin chớ cho chở lưu hoàng và đồ đồng đến nơi đó. Nếu được như thế, tôi chịu ơn nhiều lắm. Cốt giữ bền nghĩa Hồ, Việt một nhà, ngĩa trọng bằng non, xin gửi mấy lời, dám mong soi xét [153, tr.25].

Sau khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn lần thứ nhất (1627), Nguyễn Phúc Nguyên đề nghị thương gia Trà Ốc Tứ Lang Thứ Lang (Chaya Sinrokuro): “Tâu Quốc vương từ nay trở đi, hễ thuyền buôn của quý quốc thì chớ vào xứ Nghệ An, Thanh Hóa, Đông Kinh”. Thư viết ngày 25-4-1628 [153, tr.24].

Do nhiều tài liệu bị thất lạc, chúng ta không hiểu được chính quyền Mạc Phủ đã đáp ứng như thế nào lời đề nghị trên. Trên thực tế có thể tin rằng vì lợi nhuận, các tàu Nhật Bản vẫn đến Đàng Ngoài buôn bán. Năm 1635 Chúa Nguyễn lại tiếp tục đề nghị:

Ngoài phần ghi chép về quan hệ giữa Mạc Phủ với Đàng Trong, qua Gwaiban Tsusho chúng ta thấy rõ quan hệ Nhật Bản với Chúa Trịnh, cũng khá sớm và rất tốt đẹp. Ngay từ đầu thế kỷ XVII,Châu Ấn thuyền đã đến Đàng Ngoài. Họ Suminokura (Giác Thương – Giác Tạng) là sứ giả mở đầu quan hệ giữa Mạc Phủ và Chúa Trịnh. Dòng họ Suminokura vốn rất có thế lực ở Nhật Bản vì là những hào thương (đại thương nhân), lại có những danh y nổi tiếng được Tướng quân dòng họ Ashikaya và Tướng quân Tokugawa Ieyasu vời làm thị y (chuyên chăm sóc sức khỏe cho Tướng quân). Suminokura Royi (1554 – 1614) được Tướng quân cử phụ trách mậu dịch đối ngoại [Hồi dịch đại sứ tư] và người em Shojun và thị y của Ieyasu và đặc trách về y dược của Mạc Phủ [Đại y cục Pháp nhãn].

Suminokura nhận Shuinjo chuyến đi đầu tiên vào năm 1603, do Shojun đảm trách. Trong thư trình “Chấp sự nước An Nam”, có đoạn viết:

Nay phụng mệnh của nước chúng tôi, với tư cách là sứ giả mậu dịch, chúng tôi muốn bàn định với quý quốc về mối quan hệ mậu dịch mà hai nước đều chính thức công nhận, đặc biệt nếu chúng ta trao đổi sứ giả mậu dịch ngay từ năm nay nhằm tu chỉnh lại mối liên hệ hòa hiều giữa hai nước lân bang, đấy không phải là cái lợi lớn để ngàn đời hai nước chúng ta hay sao [Dẫn theo 118, tr.65].

Trên tàu này có 180 người, do một hoa tiêu người Hoa phụ trách và Triệu Hoàn Bích – người Triều Tiên làm thư ký. Kết quả hết sức mỹ mãn trên phương diện đối ngoại và kinh tế. Sự khởi đầu tốt đẹp của Suminokura, đã khuyến khích Châu Ấn thuyền liên tục đến Đàng Ngoài, như trong thư Suminokura Royi gửi cho vị “Đầu mục nước An Nam” năm 1605:

Số lượng tàu bè đi lại quý quốc năm nay có thể xem là biểu tượng cho tình hòa hiếu giữa hai nước chúng ta mà chúng tôi rất cảm bội. Tháng sáu năm ngoái, thuyền nhân chúng tôi trở về bình an, mang theo thư trả lời của ngài cùng một số tặng phẩm quý (4 viên ngọc xaphia, lụa trắng hạng tốt nhất 20 trượng, quạt ngà 2 cái, hương lạp 1 bình, linh lăng hương 1 binh). Chúng tôi không biết nói gì để cảm ơn hậu ý của ngài [118, tr.73].

Điều này ghi nhận quan hệ Mạc Phủ với Chúa Trịnh gần như đồng thời với Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Chúa Trịnh cũng hết sức quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân Nhật Bản đến buôn bán.

Khi thuyền buôn của họ Suminokura bị đắm ở Đàng Ngoài, được chính quyền cứu nạn và chăm sóc chu đáo. Trong một bức thư do quan chức của Chúa Trịnh gửi Mạc Phủ đã nêu rõ:

Gwaiban Tsusho cho biết thêm rằng: ngày 10.9.1610 (keicho 15) nước An Nam gửi thư và thuyền tới đảo Tatma tặng quà gồm:

Gỗ trầm hương: 20 cây (1 cây 4 người khiêng)

Ngà voi: 02, lụ hoa: 2 tấm

Đường thủy (mật): 10 bình; chim công: 1 con

Thượng trâm hương: 10 cân; Lý vũ khí (Rinkei, cẩm kê): 1 con

Sách “Đảo tân quốc sử” cũng ghi nhận, năm Keicho 15, tháng7.1610 sứ giả An Nam đến thăm đảo Tatman và Daimyo của Tatman đưa sứ đoàn đến yết kiến Tokugawa Ieyasu ở Sumpu [ Dẫn theo 153, tr. 81]. Đây là đoàn sứ giả đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam đến Nhật Bản vào thế kỷ XVII, đánh dấu sự giao lưu mật thiết giữa vua Lê, Chúa Trịnh với Mạc Phủ.

Năm 1613 vua Lê đã gửi thư tới quốc vương Nhật Bản:

Đại Đô Thống nước An Nam, kính thư cho Quốc vương Nhật Bản.

Hòa mục và giữ tín trong bang giao, sách Xuân Thu vẫn quý trọng, tôi cùng quý quốc biết nhau đã lâu; trước kia nước Nam đã có thông hiếu, nay tôi cầm quyền chính trong nước, lại được hậu ân của ngài, xiết bao trân trọng, lấy gì báo đáp. Vậy có thổ sản nhỏ mọn: 1 cân hương kỳ nam, 10 tấm lụa trắng và một phong thư, kính tặng làm tin, để tỏ nghĩa hai nước thông hiếu [153, tr.25]

Nội dung bức thư khá lý thú, vì ghi nhận truyền thống giao lưu giữa Nhật Bản và Đàng Ngoài. Danh xưng Đại Đô Thống ở đây dùng để chỉ Lê Duy Tôn- và Lê Kính Tôn (có niên hiệu Thuận Đức – 1600 và Hoằng Định từ 1600 – 1619). Bởi vì, vào thời Minh, danh xưng “Đô Thống Sứ” chỉ phong cho người đứng đầu tirều đại trị vì ở Việt nam. Vua Lê được phong danh hiệu là Đại Đô Thống và phong cho trọng thần là Đô Thống. Một số thư của Chúa Nguyễn cũng ghi là Đại Đô Thống, nhưng lại kèm theo tước hiệu. Cho nên, thư này không phải của Nguyễn Hoàng. Một điều khác cần lưu ý là Nguyễn Hoàng cũng mất ngày 3.6.1613 và lúc đó Nguyễn Phúc Nguyên mới kế vị [14, tr.92]. Thư trên đề ngày 8.5.1613, nên câu “nay tôi cầm quyền chính trong nước” cũng không phải của Nguyễn Phúc Nguyên mới kế nghiệp cha.

Chính sách ngoại thương của Chúa Trịnh cũng rất cởi mở, khích lệ và nâng đỡ thương nhân Nhật Bản đến Đàng Ngoài buôn bán. Những tài liệu cổ Nhật Bản có thể giúp chúng ta sáng tỏ vấn đề này.

Trong bức thư của quan chức Mạc Phủ phúc đáp cho Hoa Quận Công, một quan chức của Chúa Trịnh Tùng, vào năm 1620 có đoạn viết:

Ta được nghe phong thổ và thổ ngơi của quý quốc, mến chuộng đã lâu. Nay lại gửi thư cho ta, mở xem đến ba, bốn lần, không khác gặp được quý diện ở ngoài nghìn dặm, thật là may lắm. Mang ơn ngài cho tặng phẩm quý, từ chối thì mang lỗi bất cung, tôi đã nhận lĩnhđủ từng thứ. Các tặng phẩm đó ở nước tôi chả được thứ nào bằng. Thật ân huệ quý báu không ngờ; vả lại có lệnh của quan Đô Nguyên Súy Tổng Quốc Chính, Thượng Phụ Bình An Vương muốn để thông hiếu giao lưu hai nước tuy cách xa muôn dặm biển cả, những lời tín ước có bao giờ phai.

Kính xin từ nay trở đi hàng năm có hàng hóa trao đổi, hai nước đều được yên sở, mà giao tình hai nước không cò đoạn tuyệt nữa. Nay tôi sai chủ thuyền Hồng Ngọc Sơn Quả Trường, Quách Tuệ Điền hai người đi một chiếc thuyền chở các sản vật và tặng ngài 10 áo nhung (áo nhà binh), 10 cây gươm dài, 10 bao đựng cung, 10.000 cân lưu hoàng. Lễ vật ít ỏi đáng thẹn, cốt tình tình thật thăm hỏi, mong ngài nhận cho [153, tr.25].

Những lời lẽ ân cần, đầy trọng thị trong thư, những thứ quân dụng, đặc biệt là quà tặng 10.000 cân lưu hoàng – một loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu quân sự của Đàng Ngoài, nói lên mối quan hệ rất hòa hiếu giữa chính quyền Chúa Trịnh Tùng với Mạc Phủ.

Khi thay cha,  Chúa Trịnh Tráng vẫn tiếp tục mối giao hảo với Mạc Phủ. Điều đó thể hiện trong thư Chúa viết năm 1624, gửi cho thương nhân Giác Tạng, thường xuyên tới buôn bán ở Đàng Ngoài:

Thanh Đô Vương, nước An Nam gởi cho họ Giác Tạng, nước Nhật Bản. Vì bản quốc mới khôi phục trung hưng, thống nhất đất nước giao hiếu với các nước láng giềng cốt ra ân huệ, để thành đại nghĩa.

Nhân mùa hạ này có hai tầu nước Nhật là Giác Tạng và Mạt Cát đến buôn bán ở nước ta, ta có ý kết tình nghĩa lớn, không phải việc buôn bán nhỏ mọn, mới xét hỏi rõ ràng, nghe nói vua Nhật Bản tuổi đang thanh xuân, đức tính khoan hòa hiền hậu, ta muốn kết làm nước anh em, lấy chính nghĩa kết giao. Là lần tương giao trước tiên, có thổ sản quý nước ta, 1 cái gối báu mật vật sơn thiếp vàng, 38 lạng kỳ nam giao cho trưởng tầu Giác Tạng và Mạt Cát nhận đem về biếu quốc vương Nhật Bản Thuần Hòa Trang và quan Đại Chính, Đại Thần, Đại Tướng Quân Nguyên Gia Quang, nước Nhật Bản để làm tin, kết nghĩa nghìn năm không li tý nào sai. Quốc vương Nhật Bản có lòng kính yêu , mộ ý nghĩa vật quý, thì xin sang năm lại gửi cho 10 cây gươm tốt, 10 cây giáo nhọn để làm vật quý thương hạng cho bản quốc và các thứ hàng hóa lại giao cho trưởng tầu Giác Tạng, Mạt Cát đem đến nước tôi, hoặc đáp lễ bao nhiêu, đổi lấy thổ sản quý của An Nam bao nhiêu tôixin đáp lại. Muôn dặm đường bể, coi cùng một lòng, kết nghĩa anh em, không sai tơ hào. Tình hình như thế, thật nghĩa lớn nghìn năm, nghĩa trọng của khinh, để thanh danh cho hai nước. Giấy ngắn lời dài tỏ bày lòng thật [153, tr.28]

Quan hệ giữa Mạc Phủ và chính quyền Chúa Trịnh- Nguyễn được thiết lập trên cơ sở quan hệ giữa hai nhà nước nên có vai trò quyết định trong việc mở rộng mối giao lưu giữa nhân dân hai nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho thương nhân Nhật Bản đến buôn bán ở Việt Nam. Mặc dù không có sự trao đổi trực tiếp các sứ đoàn do “xa cách biển khơi – hải vân lý cách thiên dư” nhưng “tín nghĩa tâm phu thất phiến” như là một thời kỳ giao lưu tốt đẹp một dấu ấn sâu đậm vủa quan hệ Nhật – Việt. Khi chính quyền Mạc Phủ “đóng cửa” đất nước, quan hệ hai chính quyền không còn, dẫn đến sự ngưng trệ và chấm dứt vào cuối thế kỷ XVII.

  1. Quan hệ ngoại thương Nhật Bản – Việt Nam thời kỳ Châu Ấn thuyền (1601 – 1635)

Theo A. de Rhodes thì từ Cochinchina mà người phương Tây dùng Cocinchina, để chỉ Đàng Trong, vì chữ Kẻ Chợ là kinh đô củ nước An Nam, nhưng người Nhật đến buôn bán ở đây đọc là Cocin. Còn người Bồ Đào Nha khi đến buôn bán ở Kẻ Chợ, để khỏi lẫn với tỉnh Cocin của Ấn Độ, người Bồ Đào Nha thêm phần Cina vào thành Cocincina hay Cochinchina, nghĩa là “xứ Coci gần Trung Hoa”. A.de Rodes cũng cho biết thêm, từ này được S. Xavier dùng trên một thế kỷ trước trong một bức thư của mình để mô tả một cơn bão lớn ở vùng biển Đành ngoài khi giáo sĩ đáp tàu sang Nhật và Đàng Ngoài lúc đó người phương Tây dùng để chỉ cả nước An Nam [108, 2]. Cho đến năm 1615, các giáo sĩ ở vùng đất Chúa Nguyễn cai trị cần tìm một địa danh để chỉ vùng đất độc lập với Chúa Trịnh đang cầm quyền ở miền Bắc. Do đó, họ dùng chữ Cochinchine để chỉ phần đất từ phía nam sông Gianh trở vào. Từ Cochinchine lần đầu tiên chính thức dùng trong bản giao ước ký giữa Bộ trưởng ngoại giao Pháp và giám mục Bá Đa Lộc thay mặt Chúa nguyễ vào năm 1787 – qui địng về việc vua Pháp giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Năm 1861, khi quân Pháp chiếm miền Tây Nam Kì, jọ lại dùng từ “Basse Cochinchine hay Cochinchine Francaise”. Năm 1883 chính quyền thuộc địa Pháp qui định: Tonkin chỉ Bắc Kì, An Nam chỉ Trung Kì,

Tongking (Tonkin) được dùng để chỉ “Đàng Ngoài”, hay “xứ Bắc”. Người Phương Tây thường gọi là “Tungquin” (Đông Kinh). Theo giáo sĩ G. Baldinotti thì: “Xứ Tungquin được gọi như thế là do tên thành phố có vua đóng” [6, tr.10]

Còn A. de Rhodes, trong tác phẩm “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài” nói rõ thêm: Đông Kinh là Kinh đô ở phía Đông [108, tr.2]. Thực ra, Đông Kinh là tên người Việt đặt ra để phân biệt với Tây Kinh ở Thanh Hóa hay Tây Đô do Hồ Quý Ly lập ra và ép vua Trần Thuận Tông dời đô về đây năm 1347. Thời Lê Thái Tổ, vào năm 1430, Đông Kinh được đổi tên là Đông Đô. Từ Tongking để chỉ cả nước Đại Việt. Đến năm 1615, người phương Tây lại dùng để chỉ vùng đất do Chúa Trịnh cai quản. Tuy nhiên, từ “Tongking” cũng được một số các nhà truyền giáo, hoặc thương nhân dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (thủ đô Hà Nội ngày nay).

Giáo sĩ G. Baldinotti, người đầu tiên của dòng Jesus đến Đàng Ngoài, viết: “Xứ Đông Kinh gọi theo tên kinh thành là chỗ Chúa đóng… kinh thành ở 21 độ (bắc vĩ tuyến)…” [167,10]. Marini lại giải thích: “Mặc dù những ngườinước ngoài gọi vắn tắt là Kinh đô (La Cour) vì vua thường đóng ở đấy. Dân bản xứ thì đặt tên là Kẻ Chợ (Ke Cio) nghĩa là chợ, chợ phiên” [86, tr.6].

Còn W. Dampier, đến Tonking năm 1688, đã việt trong du ký như sau: “Điều đáng lấy làm lạ là tại Cachao không thấy có tường thành, pháo đài, hoặc thành hào,” còn cho biết: “Dân số thành thị này rất đông, tổng số có gần 20.000 nhà” [21, tr.31].

Tóm lại, từ “Tongking” để chỉ Đàng Ngoài, trong một số trường hợp cụ thể dùng để chỉ từ Kinh Đô và được người phương Tây đương thời dùng với rất nhiều tên khác: Cacho, Cachu, Kecio, Checho, Cieco, Cachao… [44, tr.947].

An Nam là tên gọi đất nước Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc. Khi nhà Đường (617 – 908) thay thế nhà Tùy cai trị, đã đổi quận, huyện ở nước ta thành châu và đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ vào năm 679 [79, tr.118].

Khi bị phân chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhiều người phương Tây xem hai vùng này như hai vương quốc độc lập. Theo A. de Rhodes thì: “An Nam” là một danh hiệu, gọi tên chung cho hai xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong, cả hai chỉ là một quốc gia, một cộng đồng chung nhau về phong tục, tập quán và ngôn ngữ và trước đây chỉ là một nước [108, tr.2].

Theo Ch. Borri, từ “An Nam” do người Nhật phát âm là Coci do có nghĩa giống như từ “An Nam” mà người Đàng Trong gọi. Người Bồ Đào Nha lấy từ “Coci” của Nhật Bản và từ China cấu tạo thành “Cochinchine”như đã nói trên. Trong khi đó, trên nhiều bản đồ Đàng Trong lại ghi “Cauchine”, hoặc tên khác. Theo Borri, việc ghép Cauchine với một tên khác là do bị bóp méo cái tên đúng đi [10, tr.1]. Có thể An Nam, ở đây chủ yếu chỉ huyện Hưng Nguyên, Nghệ An hoặc Thanh Hóa ngày nay.

Thuận Hóa, vào thế kỷ XV, là một trong 5 đạo của nước ta, đến năm 1471 là một trong 13 đạo thừa tuyên. Thuận Hóa gồm có Quảng Trị, Thừa Thiên và bắc Quảng Nam ngày nay.

Hàng hóa mà người Nhật thường mua ở Việt Namlà các hàng của địa phương ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài:

Ở Đàng Ngoài – tơ, lụa đamát, vải thô, lụa đamát mỏng, ba xi (loại vải dệt dùng may quần), bạch đậu khấu, quế, Yukin (loại thân thảo dùng nhuộm vải).

Ở Đàng Trong – tơ, vải thô, lụa đamát, long não, lô hội, gỗ trầm hương, da cá mập, đường phổi, mật ong, tiêu, song mây, vàng [121, tr.97].

Khi từ Đàng Trong hay Đàng Ngoài trở về, thương nhân Nhật thường biếu Ieyasu các phẩm vật quý như ngà voi, trầm hương, lụa trắng, gấm, tơ hồngg, con báo, chim công, nghiên thuốc nam.

Những điều ghi trên chứng tỏ quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đầu thế kỷ XVII phát triển mạnh. Chúng tôi dẫn dưới đây danh mục hàng hóa của thuyền Suminokura đưa từ Việt Nam về Nhật năm 1603 để chứng minh điều ở trên. Theo đó, hàng quân sự có vị trí quan trọng là “chì” và “đá tiêu” là nguyên liệu chủnyếu để làm đạn và thuốc súng. Loại hàng này gắn liền với  yêu cầu của chính quyền Mạc Phủ lúc bấy giờ: mặc dù Ieyasu đã nắm quyền, nhưng các lãnh Chúa nhất là các lãnh Chúa ở phía nam vẫn không thần phục, đang tìm cách dựa vào họ Hideyoshi, lấy Osaka làm đại bản doanh tập hợp lực lượng chống Mạc Phủ.

Ngoài ra, loại hàng hóa rất được người Nhật chú ý là thư tịch (sách vở) và dược liệu, đạc biệt là sách thuốc. Trong đó, các loại sách, như: Kinh Thư, Kinh Lễ, Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Kinh Điển Phật Giáo cũng được chú trọng.Trái lại, các sách như Kinh Dịch, Kinh Thi, Xuân Thu thì họ coi nhẹ hoặc không thích. Điều đó chỉ rõ tính thiết thực khi tiếp nhận tri thức gắn liền với thực hành. Các loại dược liệu họ rất quý, như xuyên khung, cam thảo và các dược liệu dùng trong thuốc nam, thuốc bắc cũng được nhập khẩu nhiều. Ngoài ra, Suminokura còn nhập nhiều loại sản vật khác của Đàng Ngoài, như các loại trầm (nhất là kì nam), tơ sợi, lụa, và hương liệu như hồ tiêu, nghệ [118, tr. 68 – 69]

Nhiều người nước ngoài – những nhà truyền giáo hoặc thương nhân đến Việt Nam vào thế kỷ XVII và sống nhiều năm ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, đã ghi nhận về các sản phẩm hàng hóa trao đổi, buôn bán với Nhật Bản. Theo Ch. Borri: “Lụa nhiều đến nỗi các thợ thủ công và các tầng lớp thấp kém trong dân chúng cũng mặc đồ lụa thường ngày… và còn cung cấp cho cả Nhật Bản, gửi lụa sang cho vương quốc Lais, từ đó lụa được mang sang cả xứ Tây Tạng” [10, tr.7].

J.B.Tavernier cho biết, Đàng Ngoài sản xuất nhiều tơ lụa và người Hà Lan mua rất nhiều để đem sang Nhật [122, tr.41].

A.de Rhodes cũng ghi rõ: người Nhật đem nhiều gươm, đao đến bán ở  An Nam và đem nhiều bạc để đổi lấy tơ lụa [108, tr.36].

Hai thương nhân S. Baron và W. Dampier cho biết, Đàng Ngoài sản xuất được nhiều tơ lụa. Theo S. Baron, mọi người giàu, nghèo đều mạc lụa, giá lụa rẻ như vải chúc bâu. Trước kia người Đàng Ngoài hay mua hàng của người nước ngoài, nhưng giờ đây họ chỉ mua vài đồ vật bằng vàng, bạc của Nhật và ít vải khổ rộng Châu Á [7, tr.13]. W. Dampier còn cho biết sự phong phú của mặt hàng này: “Ngoài tơ, lụa sống kiếm được ở đây, lại có các loại lụa được chế biến để xuất khẩu như Pelongs, Suer, Hawkil, Pinoascos, và Gawas. Pelongs và Gawas có thứ trơn, thứ in hoa rất đẹp, họ chếtạo nhiều loại lụa khác nữa” [21, tr.78].

Qua những ký sự, ghi chép của các thương nhân, thấy rõ mức độ sản xuất cũng như sự phong phú của một loại hàng thủ công có giá trị trao đổi lớn giữa nước ta với Nhật Bản và các nước khác vào thế kỷ XVII, chúng tôi nêu rõ một số hàng hóa có giá trị lớn lúc bấy giờ được trao đổi nhiều.

Kỳ nam, trần hương là loại lâm sản quý của nước ta, mà cũng ít nước có. Ngoài hương thơm kỳ diệu, còn là loại dược liệu quý, trị nhiều chứng bệnhhiểm nghèo như cấm khẩu, trúng phong. Ở Đàng Trong, kỳ nam nằm rải rác nhiều nơi thuộc Phú Bình, Bình Khánh và Diên Khánh. Kỳ nam của xứ Quảng Nam là tốt nhất như Ch. Borri xác nhận:

Người nước ngoài gọi kỳ nam là Calamba. Lấy được cây Calamba rất khó vì những cây này mọc trên những ngọn núi dốc đứng lổm chổm cao ngất. Gỗ Calamba nổi tiếng về công dụng hương thơm của nó. Mùi thơm tới nỗi khi tôi cầm mấy mẫu mà người ta cho đem chôn xuống đất, sâu đến một thước rưỡi mà mùi thơm của nó vẫn xông lên [21, tr.65].

A.de Rhodes viết: Khắp thế giới chỉ có Đàng Trong là có thứ cây danh tiếng gọi là trầm hương, gỗ rất thơm, dùng làm vị thuốc” [107. tr.50]. Vị giáo sĩ này cũng hiểu rất rõ giá trị của từng loại trầm hương: loại quý nhất là Calamba, giá đắt như vàng;  còn hai loại là Aquila và Calambouc dù không quý bằng Calamba, nhưng chữa bệnh cũng rất hiệu quả [107, tr.50].

Marini lại nhận xét, trầm hương ở Đàng Ngoài và Đàng Trong tuy không nhiều và tốt như ở Tích lan, nhưng là mặt hàng có giá trị: Chúa Nguyễn có khúc trầm hương để trong cung, nặng 30 livre, nếu Chúa bán thì người Nhật sẵn sàng đem vàng ký đến đổi [86, tr.18].

Ch. Borri cũng ghi nhận, trầm hương là mặt hàng người Nhật rất ưa chuộng: “Loại Calamba ở Đàng Trong giá 16 ducats 1 found (1 found = 454 gram) mang sang tới Nhật Bản giá lên tới 20 ducats/1 found. Nhưng có những khúc to có thể làm gối đầu thì giá là 300 – 400 ducats…” và: “Chúa Đàng Trong để chống lại Chúa Đàng Ngoài đã thường xuyên giao dịch với Nhật bản đổi mua được rất nhiều gươm Nhật, loại được tôi rất tốt” [10, tr.8].

Về đường, J.B.Tavernier cho biết ở Đàng Ngoài mía rất nhiều, nhưng người dân ở đây không biết làm đường trắng và thường đóng thành bánh nửa cân [122, tr.18] A.de Rhodes cũng xác nhận điều này: ở Đàng Ngoài, mía rất nhiều, đường thì rất ngọt, nhưng chưa biết lọc nên đường đen. Tuy vậy, vẫn được người nước ngoài ưa chuộng mua, nhất là người Nhật [108, tr.32].  Cho đến thế kỷ XVIII, đường vẫn là hàng hóa quý của Nhật. Để cung cấp tơ lụa và đường cho thị trường Nhật, nên ở Đàng Trong, nhiều vùng đất trồng lương thực đã được thay thế bằng cây dâu và mía.

Về khoáng sản, ở hai miền đều khá phong phú, co nhiều mỏ kim loại quí, đặc biệt là vàng: “.Trong du ký của mình, G.F. Marini ghi chép khá rõ tình hình khai thác tài nguyên ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII, trong “Những sản vật của xứ Tongking” cho biết:

Từ trước đến giờ, Quốc vương không cho khai thác các mỏ vàng, Ngài cho phép khai thác 25 – 30 mỏ bạc ở một phần tỉnh Bao (?), một phần ở tỉnh Cuicanghe (Cao Bằng) … Ngài giữ các mỏ kim ngân quý giá như vậy là tại Ngài sợ ngoại quốc nghe thấy thì đến xin khai thác và chiếm mất, sợ thần dân tranh giành quyền làm chủ những mỏ ấy và nổi loạn chống Ngài. Sắt và chì thì tha hồ khai thác [86, tr.18].

Và , cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều có thể khai thác lâm, hải sản như ngọc trai, gỗ lim (người Bồ gọi là Palo Ferro). Gỗ lim, quí nhất là loại “cây già hơn nghìn năm không mục nát”. “Các loại lâm hải sản quí đều do Chúa độc quyền và chiếm giữ lấy cả món lợi này” [86, tr.8].

Đồ gốm sứ là loại hàng được trao đổi phổ biến giữa hai nước. Thương nhân Nhật vừa xuất loại hàng gốm sứ sang Việt Nam, lại nhập loại hàng này của Việt Nam về nước.

Vào thế kỷ XVII, kỹ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển nhanh một phần do những tù binh Triều Tiên bị bắt vào cuối thế kỷ XVII, đưa kỹ thuật vào Nhật: “gây tác động lớn đối với ngành gốm sứ Nhật Bản… Và lần đầu tiên thành công trong việc sản xuất đồ sứ ở Nhật Bản, coi là vào đầu thế kỷ XVII.” [35, tr.83]. Ngoài ra, đồ sứ Việt Nam được tàu Shuinsen đưa vào Nhật Bản thế kỷ XVII, cũng có ảnh hưởng lớn đối với nghề gốm ở Nhật Bản.

Đồ sứ Việt nam cũng được ưa thích ở Nhật. Có những loại được coi là “báu vật” của gia đình tướng quân họ Tokugawa, như loại chén uống trà An Nam hồng có hoa xanh lam, điểm viền đỏ và xanh lục rất lộng lẫy.

Một vấn đề thường được nói đến trong những khảo cứu về con đường tơ lụa trên biển của tàu Shuinsen là việc Shogun Tokugawa Ieyasu cũng say mê trà đạo không kém gì vị tướng lĩnh tài danh Toyotomi Hideyoshi. Ieyasu rất thích bát uống trà An Nam, làm bằng gốm nung màu vàng nhạt, hoa văn cánh sen màu hồng tía hay sắc coban trang nhã. Các Daimyo cũng ưa thích trà đạo và nó trở thành phong cách nghệ thuật trà đạo ở Nhật. Vì vậy, thuyền Shuinsen khi đến Việt Nam đã mua hàng vạn ấm, chén, bát uống trà bằng gốm sứ, được gọi là An Nam yaki hay An Nam somesuku. Thậm chí, có những lò gốm sứ ở Nhật Bản đã làm nhái hàng gốm sứ Việt Nam để bán. Như thợ gốm vùng Seto đã làm giả đồ gốm sứ Việt Nam: ở giữa đĩa ghi chữ Đại Việt Quốc, xung quanh đĩa có đề những câu thơ, cho thấy đồ gốm sứ Việt Nam: “Từ thế kỷ XVII đã có ảnh hưởng lớn đối với những người thợ gốm sứ Nhật Bản” [35, tr.85]. Điều đó đã khẳng định trình độ kỹ thuât cao của gốm sứ Việt Nam và được tiếp nhận ở Nhật Bản.

Nhiều gia đình thương nhân, trà đạo thường giữ những đồ gốm sứ Việt Nam, như gia đình Kanamori Sowa theo môn phái trà đạo nổi tiếng lúc bấy giờ, gia đình thương nhân giàu có Osawa Shirozaemon còn giữ các loại đồ sứ như bình đựng nước, men hoa sen trắng rất quý hiếm, được coi là những báu vật [35, tr.83-84].

Các thương nhân Nhật Bản cũng đem những hàng gốm sứ của Nhật tới bán ở Việt Nam. Loại đồ gốm sứ Nhật Hizen (Saga) được phát hiện tại nhiều di chỉ khảo cổ ở Việt Nam: Nước Mặn, Hội An, Thanh Chiêm, Lam Kinh… và một số khu vực miền núi ở Hòa Bình và Lâm Đồng [85, tr.244-246] ngày nay. Gốm Hizen được xuất nhiều sang các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam và Inđônêxia chiếm số lượng lớn.

Hàng gốm, sứ có đĩa sứ màu, hoa văn trang trí hình chim phượng hoàng và chữ Nhật; loại đĩa sứ xanh và đĩa sứ có hoa văn cành phù dung. Bát sứ, có bát ăn cơm và bát sứ to có hoa văn núi đá hoang vu [87, tr.44]. Gốm sứ Hizen được phát hiện ở Lam Kinh được coi là “đồ tế khí trong cung đình nhà Lê” [152, tr18].

Sự xuất hiện gốm sứ Việt Nam ở Nhật Bản và gốm sứ Nhật Bản tại Việt Nam, chứng tỏ trình độ kỹ thuật cao và nhu cầu tiêu thụ của cả hai nước. Việc gia tăng xuất nhập khẩu mặt hàng gốm sứ của hai nước Việt Nam, Nhật Bản còn do tác động chính sách Hải Cấm của nhà Thanh. Những loại hàng hóa chủ yếu nêu trên thường xuyên có mặt trong các cuộc trao đổi, buôn bán Nhật – Việt và có giá trị kinh tế cao.

Về thể lệ buôn bán

Theo báo cáo của thương quán VOC ở Hirado vào năm 1636, những thuyền Shuinsen đến Đàng Ngoài, đều phải đỗ ở một đảo nhỏ là Faraki (Cát Bà). Vùng đất nay do con trai Quốc Vương cai quản. Người Nhật chỉ khai báo 1/3 số tiền họ mang tới. Họ phải đợi lệnh của Quốc Vương thông báo qua đường bộ. Đồng thời, vị vương tử sai đưa thuyền mành đến giúp người Nhật chuyển vận hàng hóa, những thuyền nhỏ này có 5 người chèo, chỉ chở được 4-5000 cân tơ (2-2,5 tấn). Mỗi ngày, người Nhật phải trả lương 2 mom bạc.

Khi tin báo tới Quốc vương thì “Mandarin” (tức viên quan?) sẽ đưa người Nhật cùng hàng hóa của họ về thượng lưu để tránh bị cướp bóc. Những loại hàng hóa mà Quốc vương mua, nếu giấu hoặc không kê khai đầy đủ, bị phát hiện sẽ tịch thu. Thuyền trưởng gửi tiền cho “Mandarin” và Quốc vương để mua tơ, lụa trước khi xuất bến. Họ thường phải trả tiền cho Mandarincao hơn giá mua tơ của Quốc vương. Theo lệng của Quốc vương, thuyền trưởng Nhật bản và nhân viên, thủy thủ, phải sống ở khu trại riêng (Vân Đồn?). Đội bảo vệ của chính quyền lo bảo vệ hàng hóa, chống cháy và cướp bóc, họ phải xây nhà để đề phòng hỏa hoạn, nên tiền công rất cao. Khi mua hàng xong và chuyển vào kho, người Nhật đem quà biếu cho các quan, trị giá 400 lạng bạc (teru, mỗi teru bằng 10 mom bạc)  để lấy giấy Tejikenen (giấy phép mua hàng tự do theo giá bình dân). Những qui địng này được nêu trên một thông báo rất to, dán ở bàn làm việc của đội bảo vệ. Tuy vậy, từ ngày ngày 5 đến 8 tháng 6 hàng năm, việc buôn bán ở đây không phải nộp thuế. Vương quốc này hàng năm sản xuất được 150.000 – 160.000 cân tơ sống và 6000 súc lụa. Khổ vải đa số dài bằng 2 áo Nhật. Giá mua tơ của người bình dân 6 – 7 mom/ 1 tạ tơ còn Quốc vương bán khoảng 11 – 12 mom hoặc rẻ hơn [174, tr.22].

Việc xác định trọng tải và kích thước của thuyền có thể giúp chúng ta tìm hiểu được qui mô trao đổi buôn bán giữa hai nước trong thời kỳ này.

Nều như mỗi thuyền buôn Nhật thời kỳn Shuinsen trung bình chở khoảng 1057 quan hàng hóa (tương đương 5000 kg), và số tàu Nhât cập cảng Hội An trong vòng 30 năm là 86 chiếc thì có khoảng 430 tấn hàng xuất từ Nhật sang Hội An và nếu ngững tàu này chở về nước đủ lượng hàng như trên thì tổng số hàng hóa trao đổi hai chiều cũng chỉ khoảng 860 tấn. [36, tr.208].

Qua nghiên cứu một số tài liệu, chúng tôi xin đưa ra một vài số liệu về vấn đề này. Trong bài viết “Quan hệ Nhật – Việt thời Chúa Trịnh” [133, tr.250 – 259], chúng tôi xác định tàu Nhật Bản chở từ 105 đến 127 người, chiếm trọng tải khoảng 5 tấn, chưa kể trọng tải hàng hóa.

Có rất nhiều thương nhân đi lại bằng thuyền Shuinsen, trả tổn phí cho chuyến đi và việc vận chuyển hàng hóa của họ. Do đó, thu nhập của chủ thuyền tăng lên. Ví dụ, thương nhân lớn Suminokura của Kyoto chủ sỡ hữu con thuyền khoảng 800 tấn. Trong số 390 người trên tàu, chỉn có 70 người thuộc công ty tàu, những người còn lại là các thương nhân trả tiền vé. Mỗi người trả 50 lượng cho chuyến đi, tổng số tiền lên tới 15 000 lượng bạc.

Thủy thủ, thông thường 50 – 70 thủy thủ hợp thành là phi hành đoàn của thuyền. Họ được cho phép mang không phải trả phí một số hàng hóa riêng họ để bán ở các hải cảng nước ngoài.

Một số chủ thuyền buôn bán bằng vốn riêng của mình, nhưng chủ yếu là của gia đình và họ hàng. Họ cũng nhận được trợ giúp tài chính của các thương nhân, người gửi hàng hóa để bán ở nước ngoài và hành khách. Tổng giá trị hàng hóa và tiền bạc trên một thuyền thay đổi theo chuến đi, khoảng 100.000 tới 1.500.000 lượng, trung bình là 528.000 lượng [167, tr.7 – 8].

Tình hình ngoại htương của Nhật Bản được thể hiện trong bức tranh “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” và “Thác kiếm quan thế âm”. Sadao đã chú giải những hình vẽ trên bức tranh nổi tiếng này và cho biết số người trên chiếc tàu buôn Nhật Bản này có hơn 300 người. Tàu có chiều ngang 4 gen rưỡi, dài khoảng 25 gen (4 gen bằng gần 9 mét, 25 gen bằng 45 mét) [32, tr.94].

  1. Peri, khi tìm hiểu về quan hệ Nhật Bản và Đông Dương thế kỷ XVII, cho biết, tàu của thương nhân Gorozaemon đến buôn bán ở Việt Nam có chiều dài khoảng 20 gen (khoảng 36 mét) và chiều rộng khoảng 5 gen (khoảng 9 mét). Những phòng của tàu được cấu tạo thành 3 tầng lầu. Tàu buôn phương Tây đến Nhật Bản thời kỳ này có chiều dài 36 mét và rộng 9 mét, có thể chở được 397 người. Những tàu Trung Quốc có kích thước tương tự chở 330 người và tàu Hà Lan chở được 492 người và có những tàu chở được 270 người khi đến Nhật Bản vào năm 1617 [161, tr.108].

Còn những tàu từ Trung Quốc tới Nhật Bản vào tháng 11 năm 1600 theo N. Peri có trọng tải từ 100 tấn tới 120 tấn. Ngáy 3 tháng 12 năm 1600, một con tàu hàng đến Nhật Bản có trọng tải khoảng 400 tấn [161, tr. 106].

Vào đầu thế kỷ XVII, người Nhật Bản đã đóng được những con tàu có trọng tải từ 100 đến 600 – 700 tấn. Phổ biến là những con tàu có trọng tải 200 – 300 tấn. Theo Shuinjo của Mạc Phủ cấp cho thương nhân Kato Kyomasa năm 1604, tàu này có độ dài 36 mét, chiều rộng khoảng 10 mét. Do đó, có thể suy đoán rằng, tàu có trọng tải vào khoảng 650 tấn. Năm 1653, người Nhật Bản đã đóng thuyền lớn tên Đại An, có trọng tải 1800 tấn [176, tr.133, 218].

Qua kích thước và trọng tải của tàu Shuinsen có thể thấy, nếu mỗi tàu buôn Shuinsen trung bình chở khoảng 300 tấn hàng hóa, thì trong 30 năm, khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước (130 tàu x 300 tấn x 2), tức khoảng gần 8000 tấn. Mỗi năm, bình quân có 10 tàu Nhật sang ĐNA buôn bán, trong số đó có từ 3 – 4 tàu ghé vào cảng ở Việt Nam. Trong điều kiện kỹ thuật hàng hải còn hạn chế, thì số tàu Nhật đến buôn bán ở Việt Nam như vậy là khá nhiều.

Quan hệ ngoại thương Nhật – Việt phát triển mạnh vào thời kỳ Shuinsen. Theo Iwao Seiichi, trung bình mỗi thuyền Shuinsen có trọng tải trung bình 270 tấn. Trị giá hàng hóa mỗi thuyền này là 500 quán bạc (50.000 lạng), nhưng Innes thì cho rằng giá trị nâng lên gấp đôi, khoảng 100.000 lạng. Căn cứ vào số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, có thể xác định qui mô buôn bán của Nhật Bản – Việt Nam, chiếm vị trí hàng đầu từ đầu đến giữa thế kỷ XVII ở khu vực ĐNA. Thời kỳ “Châu Ấn thuyền” (1601 – 1635), Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất của Nhật Bản. Nhờ vậy, hoạt động ngoại thương khởi sắc, thúc đấy phát triển  kinh tế hàng hóa. Ngoài những sản phẩm tự nhiên như kỳ nam, trầm hương, yến sào, gỗ quý,…thị trường Việt Nam còn cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trao đổi quốc tế, như: tơ lụa, gốm, sứ, đường… Hoạt dộng trao đổi hàng hóa cũng tạo nên sự phân công lao động, chuyên môn háo ngành nghề và cơ cấu sản xuất.

4 Hệ quả của hoạt động ngoại thương Nhật Bản – Việt Nam

Sự phát triển quan hệ hai nước trên lĩnh vực đối ngoại và kinh tế đã mở rộng hoạt động của kiều dân Nhật tại Đàng Ngoài và Đàng Trong. Họ giữ vai trò ngoại giao nhân dân trên nhiều lĩnh vực, và để lại nhiều dấu ấn vật chất và tinh thần trên hai miền đất nước.

4.1 Người Nhật ở Đàng Ngoài thời kỳ Shuinsen (1601 – 1635)

4.1.1 Hoạt động của Nhật ở Phố Hiến, Kẻ Chợ

Với vị trí đầu mối giao thông thuận lợi trên trục sông Hồng, Phố Hiến như một cảng biển nằm sâu trong cửa sông, đồng thời là tiền cảng của kinh thành Thăng Long, lại nằm giữa vùng đồng bằng phía Nam châu thổ sông Hồng đông đúc dân cư và trù phú về kinh tế. Đầu thế kỷ XVII, Phố Hiến đã dần dần nổi lên như một đô thị – cảng trung tâm của Đàng Ngoài.

Quả vậy, nếu Vân Đồn đã từng là cảng ngoại thương độc nhất của Việt Nam từ các triều Lý – Trần, thì sang thế kỷ XVII, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu tìm thị trường ở Việt Nam, Phố Hiến đã trở thành trung tâm ngoại thương nổi tiếng của Đàng Ngoài, khi mà kinh kỳ cò là vùng đất cấm đối với người nước ngoài.

Những thương nhân châu Âu đầu tiên đến Phố Hiến có lẽ là người Bồ Đào Nha vì từ giữa thế kỷ XVII họ đã chiếm Ma Cao (Quảng Đông) để làm cơ sở buôn bán với vùng Viễn Đông (họ đã đến Đàng Trong trước Đàng Ngoài). Song vì phương thức buôn bán của người Bồ là làm ăn cá thể và chỉ buôn chuyến, chư không lập thương điếm của Công ty như người Hà Lan, nên khó tổng kết được hoạt động của họ tại đây một cách chính xác.

Từ thế kỷ XV – XVII, một số nước châu Âu có đội thương thuyền mạnh, vượt đại dương, đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Đại Việt. Nhà nước Việt Nam ở Đàng Ngoài một mặt thi hành chính sách mở cửa, mặt khác vẫn cảnh giác với số thương nhân nước ngoài nên có những quy định hạn chế họ lưu trú ở Thăng Long. Thông thường, Nhà nước chỉ cho thương nhân ngoại quốc buôn bán ở đây, rồi lại trở về trú ngụ ở một nơi quy định, gọi là thương điếm. Phố Hiến là nơi đặt Hiến ty làm nhiệm vụ canh phòng, kiểm soát, thu thuế tàu buôn qua lại đồng thời là một cảng sông neo đậu tàu thuyền và cho phép người nước ngoài được đặt thương điếm. Do đó Phố Hiến có điều kiện phát triển nhanh.

Thương nhân nhiều nước châu Á có mặt ở Phố Hiến khá đông và lưu trú ở đây lâu dài. Thương nhân đến sớm nhất là người Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm, Inđônêxia. Cũng vì thế mà Phố Hiến còn có tên là “Vạn Lai Triều”.

Vào đầu thế kỷ XVII, Phố Hiến mới có hai phường và một chợ, nhưng đến cuối thế kỷ đã có tới 20 phố phường, như Phường Thủy Giang nội, Thủy Giang ngoại, Hàng Thịt, Hàng Nồi, Trầu Cau, Hàng Chén, Hàng Da, Hàng Sơn, Hàng Bè… với 300 nóc nhà. Phố Hiến trở thành trung tâm thương nghiệp lớn ở Đàng Ngoài, thứ hai sau Thăng Long.

Quá trình hình thành và phát triển Phố Hiến là một hiện tượng khá đặc biệt trong lịch sử đô thị Việt Nam. Nó hưng thịnh rất nhanh và suy tàn cũng mau chóng, chỉ trong vòng một thế kỷ và để lại dấu vết mờ nhạt. Câu ca dao “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” đã nói lên thời thịnh đạt của Phố Hiến vào giai đoạn cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.

Mở đầu cho việc nghiên cứu Phố Hiến là nhà địa lý – lịch sử người Pháp Dumoutier từ cuối thế kỷ XIX, tiếp đó, vào những năm 40 của thế kỷ XX, là Vân Thạch, Lê Dư. Các nhà khoa học ngày càng quan tâm đến Phố Hiến. Qua những đợt thực tế nghiên cứu Phố Hiến vào những năm 1968 – 1969, Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội cũng góp phần vào kết quả nghiên cứu của giới sử học Việt Nam. Hội thảo khoa học Phố Hiến, do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Hưng và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức vào năm 1992, đánh dấu bước tiến trong nghiên cứu Phố Hiến.

Về quá trình hình thành và phát triển: “Phố Hiến ra đời và trở nên phồn thịnh sớm hơn thế kỷ XVII” [102, tr.63] và “Trở nên quan trọng từ đời Quang Hưng (Lê Thế Tông 1578 – 1599). Vì vậy, đến đầu thế kỷ XVII nó mới được công nhận là Kinh kỳ thứ hai” [52, tr.44]. Nghiên cứu sự ra đời và phát triển của Phố Hiến, cho thấy vào cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, nó đã trở thành một trung tâm hành chính và kinh tế, lỵ sở của trấn Sơn Nam: “Muộn nhất là đầu thế kỷ XVII, Phố Hiến trở thành một “danh thị”, một “tiểu Tràng An” [98, tr.39].

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong nước là cơ sở vững chắc cho sự phồn thịnh của Phố Hiến. Từ thế kỷ XVI, sự phát triển mậu dịch quốc tế làm cho hàng hải phương Đông thêm nhộn nhịp. Do vậy, Phố Hiến cũng chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động thương mại quốc tế, tuy không nằm gần con đường thương mại quốc tế như Hội An.

Trong 30 năm đầu của thế kỷ XVII – thời kỳ thịnh vượng Shuinsen – nhiều thuyền Nhật Bản đã cập bến Phố Hiến. Căn cứ nguồn gốc địa danh, có nhà nghiên cứu cho rằng: “Cùng với người Trung Quốc, có lẽ còn sớm hơn lúc người Trung Quốc đến làm ăn buôn bán đại trà ở Phố Hiến, tại đây đã có mặt người Nhật Bản” [31, tr.98]. Từ 1604 – 1635, trong số 229 Shuinsen buôn bán với Đông Nam Á có 51 thuyền đến Đàng Ngoài (Tonkin), trong đó có thương cảng quan trọng Phố Hiến.

Hoạt động kinh tế ở Phố Hiến rất nhộn nhịp vì là nơi đầu mối của nội thương Đàng Ngoài và trung tâm buôn bán của thương nhân ngoại quốc. Sách “Hòa Hán Tam Tài Đô Hội” (Nhật) đã ghi chép cụ thể những mặt hàng xuất khẩu từ Phố Hiến sang Nhật. Đó là: Lĩnh, đũi, sa, nhiễu, nhung, tơ, bông vải, sa tanh, sơn, quế, nhãn, hoắc hương, lưu huỳnh, thiếc, cau, đồ sứ, đồ sơn [31, tr.207]. Với sự phong phú của các loại hàng hóa, Phố Hiến không thể là nơi sản xuất và cung ứng lượng nhiều như vậy. Điều đó, chứng tỏ rằng Phố Hiến cũng là một trung tâm chu chuyển của Đàng Ngoài. Các tài liệu Nhật còn bổ sung vào danh sách này: riêng tơ lụa có tới 10 loại và các loại hàng khác, như gạo, hồ tiêu, vây cá, đường và cả vàng nữa [154, tr.232]. Nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu ở đây, được Chúa Trịnh dùng làm “vũ khí cấm vận kinh tế” với Chúa Nguyễn do ngoại thương Đàng Trong gắn liền với mặt hàng này mà sản lượng lại ít [121, tr.120], [154, tr.155].

Tơ, lụa cũng là hàng nhập khẩu chủ yếu của người Nhật và Nhật Bản là thị trường lớn. Vì vậy, thương nhân Nhật nắm bắt khá vững thị trường tơ lụa về giá cả, chất lượng cũng như thời điểm thu mua. “Tơ mới”, hay “tơ tươi”, sản xuất từ tháng 4 đến tháng 6, họ mua với giá 140 – 160 lạng/tạ, “tơ già” hay “tơ cũ” thu hoạch từ tháng 10 – 12 là “tơ trái mùa”, họ chỉ mua 100 – 110 lạng/tạ. Bởi vì, tàu của thương nhân Nhật thường rời bến trước 20 tháng 7 và năm sau mới trở lại, nên tơ cũ giảm giá hơn tơ mới [154, tr.155,165].

Hoạt động của thương nhân Nhật đã tạo nên sự sôi động của thị trường. Qui luật cung cầu đã tác động trực tiếp đến người sản xuất, tạo mối quan hệ chặt chẽ với người bao tiêu sản phẩm. Họ sản xuất những hàng hóa do thị trường ngoại thương quyết định mà có thể trong nước có đủ hoặc không có nhu cầu.

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn hàng, thương nhân Nhật thường đặt tiền trước; do đó, họ thường mua được nhiều tơ, lụa. Một người Nhật đã truyền kinh nghiệm buôn bán và nói rõ tình hình sản xuất tơ ở Tonkin cho người Hà Lan như sau:

Sau này nếu ngài có kế hoạch gửi thuyền qua Tonkin sang Nhật Bản, đề nghị mỗi năm gửi một chiếc thuyền hàng từ 20.000 – 30.000 lạng bạc sang Tonkin. Vì dân của Chúa không được đảm bảo giá cả khi sản xuất tơ lụa thì họ nghi ngại. Từ tháng 10 – 11, người dân bắt đầu trồng dâu nuôi tắm, vào tháng 3 – 4, tơ được thu hoạch thì Công ty phải mua ngay. Nhưng hiện nay thuyền đến chậm, nông dân thay vì trồng dâu sẽ trồng lúa, đậu để ổn định cuộc sống của họ. Ở đây, ít có thương nhân giàu nên thương nhân đến buôn bán thì người Tonkin mới có thể sống được. Đại da số họ rất nghèo, họ trồng ngũ cốc để làm lương thực, mặc dù họ chỉ thu được một ít, nhưng vẫn sống được [174, tr.39-40].

Có thể nhận thấy rằng, thị trường Phố Hiến, Kẻ Chợ cũng như Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng khá nhiều của người Nhật. Sự tồn tại và phát triển các phố chợ của người Nhật kích thích hoạt động của thủ công nghiệp, nhất là nghề nuôi tằm, dệt lụa của người Việt, thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển, cư dân thành thị ngày càng đông đúc. Số thương nhân nước ngoài ở đây khá nhiều, đông nhất là: “Các lái người châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La… họ dựng nhà liền nhau ở dọc đường phố dài của Phố Hiến” [54, tr.168]. Nhiều người Nhật có quan hệ mật thiết với triều đình vua Lê ở Thăng Long và trở thành cung phi được sủng ái dưới triều vua Lê Thần Tôn, như bà Ouru. Khi người Hà Lan tới Đàng Ngoài lần đầu (1637), họ phải nhờ người Nhật trú ngụ ở đây để làm phiên dịch hoặc làm môi giới với chính quyền, như Guando (nam) ở Làng Giang; Ouru và Basumano (nữ) ở Kinh kỳ.

Phố Hiến đã từng phồn thịnh một thời và cũng mau chóng lụi tàn chỉ để lại dấu tích rất mờ nhạt. Phải chăng thời gian, chiến tranh và nhiều yếu tố khác đã tàn phá Nihon machi và dấu tích người Nhật ở Đàng Ngoài?

Tuy vậy, Phố Hiến đã ghi nhận sự hình thành đô thị ở Việt Nam, với đúng nghĩa của nó. Cư dân ở đây là những người thợ thủ công và tiểu thương, họ từ giã “lũy tre làng” đến thành thị một cách ào ạt và lập nên “phố chợ, phường nghề” ở Phố Hiến. Điều đó làm cho Phố Hiến khác xa Vân Đồn và cũng khác hẳn Hội An.

Hiện tượng buôn bán tấp nập cũng thể hiện khá rõ ở Kinh kỳ Thăng Long. Trong ký sự của mình, G.F. Marini cho biết, Kinh đô Thăng Long được gọi là Kẻ Chợ, có nghĩa là “chợ”, “chợ phiên”: “Bởi vì trong xứ có sản vật gì tốt, ngoại quốc có hàng đem vào bán đều đưa đến đây cả, một tháng có hia phiên chợ to vào ngày mồng một và mười lăm” [86, tr.91].

Điều mô tả của G.F. Marini là những tư liệu đầu tiên, khá chi tiết để ta hiểu được phần nào hoạt động kinh tế của Kẻ Chợ:

Thành phố có 72 phường phố, mỗi phường rộng bằng một thành phố trung bình bên nước Ý, 72 phường đầy những thợ cùng người buôn, muốn tránh sự hỗn độn và giúp ta tìm ngay được thức ta cần dùng, ở của mỗi phường có một tấm biển đề rõ thức hàng, tốt hay xấu, thành ra ít có khi có người (cả người ngoại quốc) bị nhầm về giá hàng, về phẩm hàng tốt hay xấu, về lượng hàng bán đủ hay thiếu. Trên kia, tôi đã nói là người ta chở đến đây tất cả các thứ sản vật trong xứ, của ngoại quốc, chở đến nhiều hơn bất cứ nơi nào trong nước. Vì lẽ ấy nên Đức Vua muốn các hàng hóa ngoại quốc đều ghé lại xứ, và Ngài chỉ ưng rằng các tàu bè Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Miên, Bồ Đào Nha, Phi Luật Tân, Hòa Lan và các nước khác ở Đông phương muốn vào trong xứ phải ngược sông (Nhị Hà); không được dậu bến nào ngoài bến Kẻ Chợ [86, tr.20].

Đạo lệnh năm Canh Dần thứ hai, niên hiệu Khánh Đức (1650) về việc cấm ngoại kiều ở lẫn với dân Việt ghi rõ:

Khi có những tàu người các nước Hoa Lang, Ô Lan và Nhật Bản đến cửa bể nước ta thì trong kinh phải sai viên thể sát trước đi do thám tình hình, rồi cho bọn họ được ở những địa phận các làng Thanh Trì, Khuyến Lương… lại chọn người bản quốc làm thông sự, hiểu dụ viên trưởng tàu để giữ gìn lễ phép, để đến Kinh lễ mừng [78, tr.177].

Điều lệ ghi nhận việc nhà nước cho phép tàu Nhật Bản cùng các tàu nước khác được vào hai bến Khuyến Lương và Thanh Trì, nằm ở phía đông nam, cách Kinh đô 10km theo đường chim bay. Thực ra, đạo lệnh trên là sự công nhận thực tại từ đầu thế kỷ XVII. Như vậy, tàu Nhật đã thường xuyên lui tới Đàng Ngoài và Kinh đô – Kẻ Chợ là địa điểm hoạt động quen thuộc của người Nhật. Thời điểm từ lúc ban hành đạo lệnh trên đến khi nước Nhật “đóng cửa” đã trải qua gần 15 năm, nên chỉ còn lại một số Nhật kiều đang dần hòa nhập vào cộng đồng người Việt mà thôi.

Do sự chuyển biến lớn trên thế giới và trong nước, Chúa Trịnh đã thấy sự cần thiết mở cửa để đón tiếp thương nhân nước ngoài ở những nơi trước đây vốn gnhiêm cấm. Ở Đàng Ngoài, Phố Hiến, Kẻ Chợ là nơi thường xuyên có tàu Shuinsen đến buôn bán. Người Nhật thường được nhắc tới cùng với người Hoa. Hoạt động của người Nhật kích thích nhiều ngành nghề thủ công ở đây và góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Phố Hiến, Kẻ Chợ nói riêng và Đàng Ngoài nói chung vào nửa đầu thế kỷ XVII.

4.1.2. Hoạt động của người Nhật ở Phục Lễ – Hoa Viên

Ngoài hoạt động ở Phố Hiến, người Nhật, tàu Nhật còn thường xuyên buôn bán ở Thanh Hóa và Nghệ An. Tư liệu trong chính sử Việt Nam hầu như không ghi chép và việc tìm hiểu về hoạt động của người Nhật chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Dựa vào một số tài liệu có liên quan sưu tầm được, chúng tôi phác thảo về hoạt động của người Nhật ở Đàng Ngoài.

Văn thư ngoại giao giữa Nhật Bản và Chúa Trịnh ngày 16-6-1609, cho biết tàu Nhật bị đắm ở Đan Nhai, 13 người chết, chính quyền sở tại của Chúa Trịnh đã cứu được 114 người và nuôi dưỡng họ. Chiếu chỉ của Chúa Trịnh Tùng và văn thư của các quan chức ở Nghệ An đã là một cứ liệu chính xác về sự kiện này. Lệnh chỉ của Thượng Phụ Bình An Vương (Chúa Trịnh Tùng) viết:

Tàu trưởng nước Nhật Bản: Đệ Trang Tả Vệ Môn, khách buôn Thậm Hữu Vệ Môn, Nguyên Hữu Vệ Môn, Thiệu Tả Vệ Môn, Truyến Binh Vệ.

Cứ các người ấy tâu bày rằng: năm qua vượt bể đến ngày 5-5 đến xã Phục Lễ, huyện Hưng Nguyên, xứ Nghệ An mở phố buôn bán hàng  Hóa, ngày 16.6 cho tàu về nước, đến cửa biển Đan Nhai bị sóng gió. Trang Tả cùng các khách buôn của tàu 105 người ở lại chờ lâu, kính xin cho được về nước [153, tr.28].

Thư quan chức của Chúa Trịnh gửi Bakufu Nhật Bản, viết năm 1610 cũng cho biết:

Năm qua, có tàu trưởng Nhật Bản là Giác Tạng chở các quí vật, ngày 15 – 5 đến địa phương Nghệ An mua bán, Đài hạ đã kính tâu Chúa thượng sai người mua quí vật ở tàu Nhật Bản, Phúc Kiến, đến ngày 11 – 6 lũ Giác Tạng cáo từ về nước, thuyền đến cửa biên Đan Nhai, bị sóng to, lũ Giác Tạng 13 người bị đắm chết chìm. Em y là Trang Tả Vệ Môn và khách buôn, người làm tàu, hơn trăm người may được cứu thoát. Đài hạ đã tin sai quân lính đi tìm cứu đem về, cấp cho ăn mặc… [153, tr.29]

Thư viết năm 1610 cũng thông báo:

Quan Đô Đường Văn Lý hầu nước An Nam vâng lệnh trên, sai đến xã Hoa Viên, huyện Hưng Nguyên, xứ Nghệ An, trông coi tàu Nhật Bản Giác Tạng, Trợ Thứ Hữu Vệ Môn và các sở khách buôn… để tiện sự đi lại buôn bán [153, tr.21].

Cùng với thời kỳ Phố Hiến thịnh đạt Phục Lễ, Hoa Viên (Nghệ An) cũng là nơi buôn bán khá sầm uất, được chính quyền Chúa Trịnh quan tâm và khuyến khích.

Lệnh chỉ của Chúa Trịnh Tùng (1610) còn nhắc đến việc người Nhật mở phố xá buôn bán hàng hóa ở Phục Lễ và triều đình cử quan lại trị nhậm để chăm lo việc buôn bán. Thư của Chúa Nguyễn viết năm 1628 gửi Mạc Phủ, đề nghị cấm Nhật kiều đến buôn bán ở các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, Đông Kinh – càng khẳng định địa bàn buôn bán của người Nhật khá rộng ở Đàng Ngoài.

Sự ghi nhận hoạt động buôn bán của ngưới Nhật theo nguồn tài liệu trên có độ tin cậy cao. Cho thấy, ngoại thương Đàng Ngoài phát triển mạnh mẽ, đã nối liền các tuyến đường sông nội địa từ châu thổ Bắc Bộ đến khu vự Thanh – Nghệ, giữa đồng bằng và miền núi.

Ở đây, một vấn đề được đặt ra: vì sao ở Đàng Ngoài, tàu Nhật đến buôn bán nhiều, nhưng họ không xây dựng Phố Nhật như Đàng Trong? Có phải là:

– Do lưu vực sông Hồng thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa

– Thái độ chuyên chế của quốc vương và ác cảm với người nước ngoài

– Tình hình chính trị trong nước bất ổn [174, tr.24].

Điều giải thích trên thật khó thuyết phục, vì ngay sau khi Nhật Bản “đóng cửa”, thương nhân nhiều nước phương Tây đã có mặt ở Việt Nam; không những thế người Hà Lan, Anh, Pháp còn lập thương điếm ở đây. Trong một mức độ nào đó, họ còn được “tự do” hơn ở Đàng Trong. Vua Chúa cũng “phá lệ”, như vua Lê Thần Tôn (1619 – 1662) lấy vợ là người Hà Lan [50, tr. 88]; chính quyền cấm đạo nhưng mức độ không gắt gao và “bài đạo” quyết liệt như Mạc Phủ.

Theo chúng tôi, quan hệ Nhật Bản và Việt Nam, ngoài quan hệ giữa hai chính quyền, chủ yếu là giao lưu trực tiếp với Việt Nam do thương nhân Nhật tiến hành. Còn người Việt không ra nước ngoài cũng không tới Nhật buôn bán là do quan hệ giao thương của Việt Nam với Nhật Bản, cũng như các nước khác, bị những rang buộc sau:

– Mối quan hệ hai nước không mang tính chất thần thuộc, mà chỉ phụ thuộc lẫn nhau, có tính tương đối và chủ yếu là quan hệ kinh tế.

– Trong bối cảnh kinh tế – xã hội của hai nước, đặc biệt Việt Nam có thể đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nên việc phát triển hàng hải, ngoại thương không đặt ra cấp bách. Tính chất của ngoại thương thời kỳ này, chủ yếu là trao đổi những sản phẩm tự nhiên chứ không phải là trao đổi hàng hóa được sản xuất. Hơn nữa, nội chiến lien mien cũng là trở ngại lớn cho việ ra nước ngoài của người Việt Nam.

Trên cơ sở những tài liệu thu thập được trình bày trên, chúng tôi có thể nêu một số kết luận:

Vào thế kỷ XVII, kinh tế hàng hóa Việt Nam có một bước phát triển mới làm cơ sở vững chắc cho sự ra đời của thành thị ở Việt Nam và trở nên phồn thịnh. Do ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và chính sách ngoại thương khá mạnh dạn của Chúa Trịnh mở cửa đón chào các tàu buôn của phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, tạo nên một dấu ấn mới đậm nét trong bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam.

Thương nhân Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Ngoài, Đàng Trong được Chúa Trịnh, Nguyễn ưu đãi, khuyến khích. Họ là những “sứ thần”, có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển mối qua hệ giữa Mạc Phủ với Chúa Trịnh, Nguyễn. Quan hệ ngoại thương Nhật – Việt thời kỳ này đã kích thích sự phát triển kinh tế hàng hóa và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. Ngược lại nó cũng cung cấp mặt hàng thiết yếu vào thị trường Nhật Bản với tư cách là những mặt hàng trao đổi có giá trị cao.

Đàng Ngoài cũng bị lôi cuốn vào những hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra hết sức nhộn nhịp ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, nhiều cảng thị ven biển và nội địa được hình thành và phát triển mạnh mẽ, như: Vân Đồn, Phố Hiến, Kẻ Chợ, Phục Lễ đã trở thành những đầu mối giao thương quan trọng ở Đàng Ngoài hoặc là trung tâm ngoại thương của khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. W. Dampier (1688), Những chuyến đi và những điều khám pha, Đỗ Trọng Quang dịch. Tư liệu khoa Sử ĐHSP HN.
  2. ĐH Chiêu Hòa Nhật Bản.
  3. Trịnh Tiến Thuận (1995), Quan hệ Nhật – Việt thời chúa Trịnh, Kỷ yếu HTKH Chúa Trịnh – Vị trí và vai trò lịch sử, Ban nghiên cứu và biên soạn Lịch Sử Thanh Hóa, tr. 252 – 260.
  4. Trịnh Tiến Thuận (1996), Người Nhật ở Đàng Ngoài thế kỉ XVII, Thông tin khoa học, Trường ĐHSP TP HCM số 16, tr. 92 – 98.

Trịnh Tiến Thuận (1996), Giao lưu Nhật Bản – Việt Nam thế kỉ XVI – XVII và đầu thế kỉ XX, Tạp chí Khoa học xã hội, số 30, tr. 133 – 143.

Trịnh Tiến Thuận (1997), Quan hệ văn hóa Nhật  – Việt thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỉ XVII), Thông tin khoa học, Trường ĐHSP TP HCM, số 17, tr. 83 – 87.

Trịnh Tiến Thuận (1997), Sự nghiệp thống nhất Nhật Bản của Oda Nobunaga và Toytomi Hideyoshi từ nửa cuối thế kỉ XVI, Thông tin khoa học, Trường ĐHSP TP HCM, số 18, tr. 103 – 108.

Trịnh Tiến Thuận (1999), Tokugawa Ieyasu – người sáng lập Mạc Phủ Edo (1603 – 1688, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP TP HCM, số 22, tr. 35 – 41.

Trịnh Tiến Thuận (2000), Người Nhật thời đại Châu Ấn thuyền và quan hệ buôn bán quốc tế, Tập chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 2, tr. 20 – 25.

Trịnh Tiến Thuận (2001), Người Nhật ở Đàng Ngoài sau “tỏa quốc” theo “Nhật ký tàu Grol từ Nhật Bản đến Đàng Ngoài” (1637), Tạp chí khoa học. Trường ĐHSP TP HCM, tr. 52 – 55.

  1. Trịnh Tiến Thuận (1996), Người Nhật ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII, Thông tin khoa học ĐHSP TP HCM số 16, tr.92-98.
  2. Trịnh Tiến Thuận (1999), Văn minh Nhật Bản, tr.77-89, Lê Phụng Hoàng (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo Dục, tr.77-89.
  3. Trịnh Tiến Thuận (2003), Người Nhật ở Đàng Ngoài sau “tỏa quốc” theo “Nhật ký tàu Hà Lan từ Hirado đến Tonkin” thế kỷ XVII, Nhật Bản trong thế giới Đông Á và ĐNA , Nxb TP Hồ Chí Minh số   tr.86-93.
  4. Iwao Seiichi, (1940) Nan yo Nihon machi no kenkyu, Tokyo
  5. Iwao Seiichi, (1985)、新版朱印船貿易史、吉川弘文館出版
  6. Nagazumi Yoko (1992), Zyunana seiki tyuki no Nihon Tonkin boeki ni tsuite, Zyosei Daigakuin Kenkyu, Nenepo, no 8.

PGS, TS Trịnh Viết Thuận
Giảng viên Khoa Lịch sử- Trường ĐHSP Tp HCM

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn