Ngắm “kiệu bay” ở lễ hội Phủ Chúa
Lễ hội Phủ Chúa diễn ra trong 3 ngày ( từ 10/1 – 12/1 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn bà Chúa Vũ Thị Ngọc Xuyến, người đã có công xây dựng làng xã. Đây cũng là dịp nhân dân xã Xuân Đỉnh, Hà Nội vui chơi, gặp gỡ đầu xuân và cầu mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Lễ hội Phủ Chúa diễn ra trong 3 ngày ( từ 10/1 – 12/1 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn bà Chúa Vũ Thị Ngọc Xuyến, người đã có công xây dựng làng xã. Đây cũng là dịp nhân dân xã Xuân Đỉnh, Hà Nội vui chơi, gặp gỡ đầu xuân và cầu mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Tương truyền bà Vũ Thị Ngọc Xuyến là vợ chúa Trịnh Tạc đã có công tâu với nhà vua xin được cấp cho dân làng số ruộng chỉ bằng “cái vạt áo vua” cho dân làng nơi đây cày cấy. Lại có công tu bổ ngôi đền Sóc thờ Phù Đổng Thiên Vương, ngày đêm tụng kinh niệm phật cầu phúc cho dân làng. Nhớ tới công đức này của bà Chúa, nhân dân xã Xuân Đỉnh hằng năm đều tổ chức dâng hương cúng bái. Nhưng đại lễ rước kiệu bà du xuân thì chỉ 5 năm mới tổ chức một lần.
Vì vậy, công tác chuẩn bị được nhân dân xã Xuân Đỉnh xây dựng và triển khai từ đầu tháng 12/2008. Chính quyền xã đã huy động tất cả 5 thôn chuẩn bị nhân lực, vật lực, đảm bảo cho đại lễ diễn ra đúng kế hoạch. Đây là dịp họp mặt đầu xuân của toàn thể nhân dân địa phương nên ai cũng sắp xếp thời gian để đi hội. Vừa là vui chơi, giải trí, vừa cầu mong cho gia đình một năm mới đủ đầy.
Xúng xính trong bộ quần áo dài truyền thống, chị Nguyễn Thị Lộc chia sẻ: “Nhà tôi bán hàng nhưng từ mùng 8 đã nghỉ để chuẩn bị cho dịp lễ hội. Nhân dân trong xã ai cũng muốn góp sức cho dịp lễ 5 năm mới có một lần này”.
Trung tâm của lễ hội chính là lễ rước Chúa đi du xuân diễn ra vào ngày cuối cùng của đại lễ (12/1 Âm lịch). Anh Dương Văn Tân, phó BTC lễ hội cho biết: Những người rước kiệu sẽ không đi theo lộ trình đã định sẵn mà phụ thuộc vào ” ý” bà Chúa. Vì vậy, có thể kiệu đang đi tự nhiên bỗng dưng quay ngược lại, đi lối khác. Hay kiệu có thể quay vòng tròn, rồi tiến lên đi rất nhanh. Vì vậy người dân vẫn gọi đây là kiệu bay. Sáng nay là Lễ rước kiệu chính thức, rước Chúa đi du xuân vòng quanh trục đường chính của xã.
Vui hơn Tết là cảm nhận của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia lễ hội. Để rồi, sau khi rước Chúa về Phủ làm lễ yên vị, người dân lại trở về với cuộc sống thường ngày với niềm tin vào một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet