Nét vàng son trên nền giấy gấm



Ngày nay trong các đình, chùa, miếu hoặc các gia phả dòng họ, thỉnh thoảng chúng ta được trông thấy các bản sắc phong mà nét vàng son còn ánh lên như nhắc nhở một thời dĩ vãng, đẹp đẽ của ngày xưa cũ, dù thời gian có vô tình cũng không làm phôi pha…Một cảm xúc về sự hiển linhcủa thần, sự uy nghiêm của quyền lực và cả sự choáng ngợp, khâm phục trước vẻ đẹp của tờ giấy (giấy dùng để viết sắc chỉ, sắc phong).Qua kỹ thuật làm giấy của người xưa, ít ai biết được nghề làm giấy gấm viết sắc phong là độc quyền của một dòng họ cư trú ở Hà Nội đã trải mấy trăm năm.

Ngày nay trong các đình, chùa, miếu hoặc các gia phả dòng họ, thỉnh thoảng chúng ta được trông thấy các bản sắc phong mà nét vàng son còn ánh lên như nhắc nhở một thời dĩ vãng, đẹp đẽ của ngày xưa cũ, dù thời gian có vô tình cũng không làm phôi pha…Một cảm xúc về sự hiển linhcủa thần, sự uy nghiêm của quyền lực và cả sự choáng ngợp, khâm phục trước vẻ đẹp của tờ giấy (giấy dùng để viết sắc chỉ, sắc phong).Qua kỹ thuật làm giấy của người xưa, ít ai biết được nghề làm giấy gấm viết sắc phong là độc quyền của một dòng họ cư trú ở Hà Nội đã trải mấy trăm năm.

Sắc phong gồm 2 loại : Phong cấp, khen ngợi, khen thưởng cho những người có công (giống như giấy khen, bằng khen ngày nay), và loại phong phẩm trật cho thần linh.

+ Loại thứ nhất là tài sản chung của dòng họ được cất trữ trong nhà thờ họ của các gia tộc có các vị tiên liệt có công với vua, với nước.

+ Loại thứ hai là của cộng đồng làng xã, được cẩt trữ tại các đình, chùa, đền, miếu.

Hiện bản sắc phong cổ nhất Việt Nam đang được đặt trong một ngôi đình cổ thuộc thị trán Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình. Đạo sắc này có niên đại Hồng Đức 23 (1492) và Hồng Đức 28 1497 ) đời Lê Thánh Tông, thé kỷ XV, cách đây 500 năm. Việc được nhận sắc phong thần ngày xưa là một việc làm rất hệ trọng của làng xã và việc đón rước sắc phong là một nghi lễ đặc biệt. Người viết sắc phong là người có chữ viết đẹp, có thần thái.

Theo gia phả và lời truyền trong dòng họ Lại ở làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội thì cụ tổ họ này là Lại Thế Giáp – con rể của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, Con gái Chúa là Trịnh Phi Diệm Châu, hiệu Từ An, thấy họ nhà chồng còn nghèo, mới xin tâu nhà Chúa và vua Lê cho họ Lại được đời đời làm giấy sắc dâng vào triều đình. Họ Lại có cụ Lại Phú Vinh được phong đến tước Đô thịnh hầu, giữ chức Phụ Quốc tướng quân, Đô ty chỉ huy sứ, ngự dụng giám Kim tiên cục, trông coi và quản lý nghề làm giấy sắc cho triều đình, dân gian có câu :

Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô
Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ.

hoặc:

Họ Lại làm giấy sắc Vua.
Làng Láng kéo cờ, mở hội hung ghê.

Giấy sắc là loại giấy quí, trước hết là nguyên liệu làm mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Màu phải đẹp và bền. Quá trình làm giấy rất công phu, cùng lúc phải có 5 người thợ làm để xeo 1 tờ giấy. Trước đây việc phong tặng cho bách quan và bách thần là một nghi lễ quan trọng và phải làm thường xuyên nên cần dùng rất nhiều giấy sắc, giá giấy sắc rất cao. Lúc dó 1 tờ giấy giá một lượng vàng, do vậy klhi nghề này phát triển, đã làm khởi sắc đời sống kinh tế ở đây.

Ngày nay người nắm bí quyết làm giấy sắc còn lại là cụ Lại Phú Bàn, thuộc dòng dõi cụ Lại Thế Giáp, Thời Lê -Trịnh, nay đã ngoài 80 tuổi, hiện sống ở Cầu Giấy. Vì không còn nhu cầu dùng giấy sắc nên nghề xưa không có cơ hội truyền nghề, nhưng những áng mây, rồng vàng son trên nền giấy gấm đã phải dừng lại. Nghề làm giấy sắc chỉ còn là dĩ vãng…

There are no comments yet

Tin khác đã đăng