Mừng thọ Giáo sư VĂN TẠO



Trong các hoạt động khoa học, người đã kiên trì, lên tiếng đổi mới cách đánh giá về nhiều vấn đề nhạy cảm của lịch sử như đánh giá về họ Trịnh trong mối quan hệ với vua Lê thời Hậu Lê .Đó là Giáo sư Văn Tạo người đã có nhiều công sức nghiên cứu, giàu tính nhân văn

Trong các hoạt động khoa học, người đã kiên trì, lên tiếng đổi mới cách đánh giá về nhiều vấn đề nhạy cảm của lịch sử như đánh giá về họ Trịnh trong mối quan hệ với vua Lê thời Hậu Lê .

Đó là Giáo sư Văn Tạo người đã có nhiều công sức nghiên cứu, giàu tính nhân văn và góp phần quan trong công trình 15 năm, Hội thảo khoa học ngày 6/9/2011 tại Hà Nội, đã đánh giá công trình : Công minh lịch sử và công bằng xã hội”. Công trình của nhiều nhà sử học và đặc biệt là vai trò của giáo sư Văn Tạo đã làm thay đổi nhận thức về vai trò của một số vấn đề lịch sử, một số nhân vật lịch sử. Các nhà khoa học lịch sử đã có những nhận định, đánh giá lại công- tội của nhà Hồ,Tự lực Văn Đoàn, nhân vật Phạm Quỳnh… Đánh giá về Dương Vân Nga cũng rất tiến bộ trong bối cảnh lịch sử và lễ giáo phong kiến…

Với một tiên lượng khá dài về thời Lê- Trịnh và đánh giá nhà Trịnh, trước các quan điểm các sử gia phong kiến phê là nhà Trịnh ức hiếp, chèn lấn vua Lê. Trên thực tế, đúng như câu nói ” Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong “. Chuyện Chúa Trịnh lấn át vua Lê là khó tránh khỏi, nhưng không vì thế mà đối xử không công bằng với nhà Trịnh.

Giáo sư Văn Tạo cho rằng, để thực hiện công minh lịch sử, phải làm rõ công lao nhà Trịnh. Về đối nội , nhà Trịnh đã giữ gìn được kỷ cương phép nước, đưa xã hội Việt Nam phát triển ở mức nhất định. Về đối ngoại, nhà Trịnh đã giữ được độc lập dân tộc, không những không để chính quyền Trung Quốc xâm lược, thôn tính mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia, như đòi lại khu mỏ đồng Tụ Long đã bị chiếm dụng ( Mỏ đồng Tụ Long ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang). Chúa Trịnh Cương có công cải tiến kinh tế tài chính, cải thiện đời sống nhân dân, cải tiến bộ máy nhà nước, tăng tinh thần trách nhiệm của các quan lại…Chúa Trịnh Sâm là nhà quản lý xã hội, quân sự có tài…

Kết quả nghiên cứu đã đưa lại cái nhìn mới về công lao của nhà Trịnh trong lịch sử dân tộc. Dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long vừa qua, hội thảo tại Hà Nội do Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội đồng họ Trịnh Việt nam tổ chức : “Thăng Long thời Lê- Trịnh” đã đánh giá công lao của nhà Trịnh một cách công minh việc nhận thức tiến một bước dài.

Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học năm 1980-1989, Người đã gắn bó trong các hoạt động của Hội đồng họ Trịnh nhiều năm. Nhân Giáo sư tròn 85 tuổi ( 1926- 2011). Hội đồng họ Trịnh Việt Nam xin chúc Giáo sư dồi dào sức khoẻ, có nhiều công trình mới trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay.

Tuấn Dũng

There are no comments yet

Tin khác đã đăng