MỘT NỮ TRÍ THỨC Ở THẾ KỶ 17



Một nữ trí thức có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái Chúa Trịnh Tráng ( 1623-1657 ) bà là vợ vua Lê Thần Tông. Những đấu ấn của bà được để lại ở nhiều ngôi chùa và các cuốn sách văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, từ điển…

Bà có công trong xây dựng chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh ). Năm 1644, bà về tu ở chùa, lấy hiệu là Pháp Tính. Năm 1647, chùa được xây dựng rất to đẹp và gần như mới hoàn toàn. Đây là một công trình Mỹ thuật nổi tiếng thời bấy giờ. Nhiều cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật đã giới thiệu và coi đây là một trong những công trình tiêu biểu ở Việt Nam.

 

But thap pagoda
Chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh )
Bà biên soạn cuốn từ điển Hán- Việt. Đó là cuốn: Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa”. Nhiều học giả coi cuốn sách đo là cuốn Từ điển song ngữ cổ nhất của Việt Nam, cũng coi đó như là cuốn Bách khoa toàn thư. Cuốn sách đồ sộ được xếp thành 40 chương bộ về các nội dung: Thiên văn, Địa lý, Nhân luận, Y học, Pháp khí, Binh khí…Các mục giải thích bằng thơ, giải thích nhiều mặt của xã họi thời đó. Hiện cuốn sách được lưu trữ ở Viện Hán – Nôm.

 Bà có công trong việc làm tượng phật Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt có thể là độc nhất vô nhị, tượng do Nghệ nhân Trương Thọ tạc suốt 3 năm mới hoàn thành. Pho tượng hiện ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

 Giáo sĩ Alechxandre Rhodes viết về bà trong cuốn: Vương quốc đằng ngoài có nói: Bà thông chữ Hán, giỏi thơ. Chúng tôi gọi bà là Catarina vì rất giống thánh nữ về sự nhiệt tâm và đạo hạnh cùng những đức tính tinh thần sang trọng về dòng họ.

 Chân dung bà đã là một đề tài cho các nhà điêu khắc thể hiện trong các tác phẩm về nhan cách. Chùa Mật Sơn ở núi Ngọc Nữ, xã Bố Vệ huyện Đông Sơn, Thanh Hoá có một bức tượng Hoàng Hậu Diệu Viên Trịnh Thị Ngọc Trúc, nay được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Được đánh giá: Đây là một pho tượng “nổi tiếng về tạo hình, chạm khắc đẹp mang yếu tố chân dung rõ nét, thể hiện tính hiền hoà, thông tuệ, nội tâm nhân hậu…”.

 Bà xứng đáng là một danh nhân văn hoá vẻ vang truyền thống của phụ nữ trí thức Việt Nam./


Thục Châu – Anh Tuấn

There are no comments yet

Tin khác đã đăng