Mời dự lễ hội truyền thống Đình Tam Sơn
Dự lễ hội truyền thống Đình Tam Sơn, xã Sơn Thủy, huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng. Nhân dịp lễ hội, Ban tổ chức tiến hành lễ cắt băng khánh thành Đại bái và 3 quả núi đá xanh sau Đại bái, biểu tượng 3 vị tướng lĩnh nổi tiếng họ Trịnh thời Hùng Vương dựng nước là Trịnh Thao, Trịnh Thám và Trịnh Mon
Hội đồng họ Trịnh thành phố Hải Phòng.
Hội đồng họ Trịnh huyện Thủy Nguyên
Ủy ban nhân dân xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên
Trân trọng kính mời:
– Hội đồng họ Trịnh Việt Nam
– Hội đồng họ Trịnh các tỉnh, thành phố
– Thân tộc họ Trịnh và các đại biểu khách thập phương.
Về dự lễ hội truyền thống Đình Tam Sơn, xã Sơn Thủy, huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng. Nhân dịp lễ hội, Ban tổ chức tiến hành lễ cắt băng khánh thành Đại bái và 3 quả núi đá xanh sau Đại bái, biểu tượng 3 vị tướng lĩnh nổi tiếng họ Trịnh thời Hùng Vương dựng nước là Trịnh Thao, Trịnh Thám và Trịnh Mon.
Thời gian : 03 ngày : 02,03,04 tháng 12 năm 2011 ( tức ngày 08,09,10 tháng 11 Âm lịch ).
Lễ hội khai mạc vào hồi 8 giờ ngày 02 tháng 12 năm 2011.
Địa điểm : Đình Tam Sơn xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên.
Lễ hội do Hội đồng họ Trịnh thành phố Hải Phòng, Hội đồng họ Trịnh huyện Thủy Nguyên và Ủy ban nhân dân xã Thủy Sơn đồng tổ chức.
Kính thông báo và mời Quí vị đại biểu về dự lễ hội.
Mọi thông tin, xin các đại biểu liên lạc :Ông Trịnh Tâm, Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh huyện Thủy Nguyên, điện thoại : 0972.600.205.
—————————————————————
Truyền thuyết 3 vị Thành Hoàng họ Trịnh
Từ trung tâm thành phố Hải Phòng, qua cầu Bính, theo đường 10 đến thị trấn Núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên, rẽ sang đường 351 đến trụ sở UBND xã Thuỷ Sơn sẽ tới di tích Đình làng Dực Liễn, nơi thờ 3 vị Thành Hoàng họ Trịnh : Trịnh Thao, Trịnh Thám và Trịnh Mon.
Đời Hùng Vương thứ 18, ở trang Phù Liễn, thuộc Giang nam Triệu, xứ Đông ( nay là thôn Dực Liễn, xã Thuỷ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ) có một gia đình họ Trịnh sống rất có tình nghĩa với làng xóm. Tuy cuộc sống thanh bần nhưng vẫn nuôi trí tâm, gặp người khó khăn, hoạn nạn đều sẵn lòng giúp đỡ…
Năm Mậu Dần, bà Hồ Thị Mai, vợ ông Trịnh Đốc Mẫn sinh ba người con trai (sinh ba ) hôm ấy là ngày 12, giờ Dần. Con cả đặt tên là Trịnh Thao, con thứ là Trịnh Thám và con út là Trịnh Mon, cả 3 người đều khôi ngô, tuấn tú. Dân trong trang ấp ai cũng mừng cho hai vợ chồng họ Trịnh và bảo “ Nhà họ Trịnh dốc lòng tích phúc nên được Trời cho phúc lộc”. Vợ chồng hết sức vui mừng nuôi dạy ba người con khôn lớn. Nhờ thiên phú, bản tính thông minh, càng lớn, cả ba anh em đều có các biểu hiện hơn chúng bạn cùng trang lứa. Ngày qua, tháng lại, ba anh em hăng say học văn, luyện võ. Khi 17 tuổi tiếng tăm đã lừng lẫy khắp vùng. Vua Hùng nghe tin, sai sứ triệu về triều. Khi tiếp kiến vua, nhìn tướng mạo khôi ngô, nghe lời đối đáp trôi chảy…biết là bậc kỳ tài. Vua mừng lắm và bổ nhiệm 3 ông theo các thứ bậc khác nhau.
Biết tin Vua Hùng không có con trai nối nghiệp, Thục Phán đem quân sang đánh. Vua Hùng sai con rể là Tản Viên Sơn thống lĩnh binh mã đánh trả. Ba anh em cùng quân sĩ hăng hái xông trận . Quân Thục thua to và rút chạy. tin thắng trận báo về triều , nhà vua rất mừng, ban thưởng cho tướng sĩ…Ba anh em được vua giữ lại giúp việc bảo vệ kinh đô Phong Châu và ban cho ông Trịnh Thao chức Quảng Hộ; ông Trịnh Thám chức Phổ Hộ; ông Trịnh Mon chức Ứng Hộ.
Từ đó đất nước thanh bình, nhân dân làm ăn yên ổn. ba ông xin về thăm quê cũ . Được tin, dân trang nô nức đón chào. Các ông làm lễ tạ tổ tiên, mở tiệc khoản đãi dân làng, Số vàng bạc vua ban, các ông mua ruộng cấp cho dân, làm nhà thờ, lập miếu cho trang ấp. Công việc xong xuôi, 3 ổng rước cha mẹ về kinh đô Phong Châu để tiện nuôi dưỡng. ba anh em lập gia đình, có 20 người con, không ai về quê cũ…
Theo Thần phả, Ông Trịnh Thao mất ngày 12 tháng 3; ông Trịnh Thám mất ngày 12-8 và ông Trịnh Mon mất ngày 12-11. Qua nhiều triều đại, mỗi khi thắng giặc, các vua như thấy có âm phù, dương trợ nên có tặng thêm danh hiệu cho 3 ông từ đời Lý đến đời Trần, Lê, Nguyễn…
Tưởng nhớ công ơn ba ông, dân trang Phù Liễn và sách An Thọ, sách An Phú đều thờ 3 ông là Thành Hoàng . Nhiều trang ấp khác cũng theo gương lập đền thờ 3 ông đã có nhiều công với nước.
Tại quê ba ông, nhà vua đã cho lập Đền thờ và sắc phong Thần Hoàng. Năm 2004, nhà nước đã công nhận đình Dực Liễn, nơi thờ ba ông là Di tích lịch sử- Văn hoá. Hàng năm có rất nhiều người về viếng thăm, tìm hiểu càng làm di tích thêm hấp dẫn
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet