Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm
Trịnh Kiểm ( 1503-1570) là người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh, gián tiếp tạo nên hình thế chính quyền lưỡng đầu: Có vua, có chúa cùng nắm quyền bính điều hành, quản lý đất nước. Trong thời gian nắm quyền, Trịnh Kiểm không xưng là Chúa, mà đời sau suy tôn là Thái Vương.
Trịnh Kiểm ( 1503-1570) là người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh, gián tiếp tạo nên hình thế chính quyền lưỡng đầu: Có vua, có chúa cùng nắm quyền bính điều hành, quản lý đất nước. Trong thời gian nắm quyền, Trịnh Kiểm không xưng là Chúa, mà đời sau suy tôn là Thái Vương.
Trịnh Kiểm quê làng Sáo Sơn, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo túng. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ( tháng 6/1527 ) do Mạc Đăng Dung khởi xướng ( Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai, Kiến Thụy, Hải Phòng). Từ năm 1529, một cao trào khởi xướng nhằm khôi phục nhà Lê do Nguyễn Kim cầm đầu đã trở thành một lực lượng lớn mạnh. Trịnh Kiểm về theo Nguyễn Kim, là người có tài, nên được giao nhiều trọng trách. Năm 1539 ( khi 36 tuổi ) ông đã được phong Đại tướng quân và cầm quân sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông.
Theo Đại Nam nhất thống chí, Nguyễn Kim biết Trịnh Kiểm là người có tài năng, kiến thức hơn người, yêu dấu như con, đem con gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo gả cho. Trịnh Kiểm giúp dắp vua Lê Trang Tông, do có nhiều công lao, được phong là Thái Sư Lạng Quốc Công.
Từ năm 1539, Trịnh Kiểm trở thành 1 tướng lĩnh có uy quyền, được tướng sỹ mến mộ. Đứng ở vị trí thứ 2 sau bố vợ là Nguyễn Kim. Năm 1545, Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất là hàng binh nhà Mạc bỏ thuốc độc chết. Vua Trang Tông đã phong Trịnh Kiểm làm “ Đô tướng Tiết Chế các xứ thủy bộ chư dinh kiêm nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự Thái Sư lạng Quốc công”. Từ đó tới năm 1569, Trịnh Kiểm đã chỉ huy nhiều cuộc chiến quan trọng và thu nhiều thắng lợi, làm lực lượng của sự nghiệp Trung Hưng lớn mạnh. Thái Sư là người có nhiều mưu lược, quyết đoán, biết dùng người có tài năng, hội tụ được hào kiệt bốn phương; ở chiến trường, biết chia xẻ gian khó với quân sỹ.
Thái Sư rất chăm lo việc triều chính, đo lại ruộng đất, lập chế độ thuế, khai khẩn nông trang, mở các kỳ thi chọn nhân tài…Đem con gái nuôi gả cho vua Sạ Đẩu, Ai Lao để giữ tình hòa hiếu 2 nước. Việc này có thể là sự kiện ngoại giao đầu tiên của Việt Nam với nước Lào ( theo lời giáo sư Trịnh Nhu, nguyên viện trưởng viện Lịch sử Đảng). Miền Tây Việt của sự nghiệp Trung Hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh.
Thời gian 25 năm nắm quyền bính, phò tá 3 đời vua. Trịnh Kiểm chỉ làm nhiệm vụ một bề tôi trung thành, cần mẫn vì nước, vì vua và vì sự nghiệp Trung Hưng nhà Lê, tước vị cao nhất chỉ là Thái công, Đại tướng, Thái sư. Về sau người con nối nghiệp ông là Trịnh Tùng đã thực hiện trọn vẹn sự nghiệp của ông, đưa vua Lê về Thăng Long, đánh bại quân Mạc, nhận thức được công lao to lớn đó nên được coi như vị Chúa mở Vương nghiệp Trịnh./
Anh Tuấn
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet