Khoảng trống trên bia VĂN MIẾU



Đành rằng nhiều công trình lịch sử văn hoá thời Lê- Trịnh được cấp bằng di tích quốc gia nhưng mỗi lần đến Văn Miếu Thăng Long, ngó qua những chỗ hổng trên mặt bia Tiến sĩ, tự dưng dậy lên cảm giác xót xa về nỗi tất tả của một dòng họ.

Dẫu lâng lâng cảm giác tự hào vì, Uỷ banký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình dương đã công nhận82 biađá ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Dẫu biết chính sử đã có nhời rằng, đến đời vua Lê Hiển Tông( 1779) , Văn Miếu Thăng Long còn nguyên vẹn cả thẩy 116 tấm bia trên lưng rùa đá nhưng do loạn lạc, nay chỉ còn 82 tấm! thế mà bây giờ ngó khoảng trống hoăm hoắm trên những tấm bia bị đục bỏ đi những người đỗ thời Lê- Trịnh và Tây Sơn chợt luống bao đoạn trường cho hậu thế?

Nông thôi và nham nhở nhưng có cảm giác hoăm hoắm những khoảnh trống ấy. Tôi để ý đến hai đoạn, ấy là những dòng khải ghi công tích của nhà chiến lược tài ba, kiêm văn võ Ngô Thì Nhậm( Đỗ Tiến sỹ 1775), và nhà bác học Lê Quí Đôn( bia Nhâm Thân 1752).

Vì lẽ chi mà người ta lại khoét miếu hiệu lẫn huân nghiệp của hai vị đi như thế? Với Ngô Thì Nhậm, phỉ vì trận đòn thù của Đặng Trần Thường ? Có thể gọi là thức thời khi nhiều ông quan, nhiều danh sĩ đã chủ động đến tìm gặp Nguyễn Huệ tình nguyện giúp giập phục hưng đất nước, trong đó có Ngô Thì Nhậm. Thấy danh sĩ họ Ngô được trọng dụng. Đặng Trần Thường vốn có mối quan hệ quen biết đến nhờ ông tiến cử. Cung cách khúm núm, nịnh bợ của Đặng Trần Thường đã làm ngứa mắt Ngô Thì Nhậm, ông đã tỏ thái độ:

“ Ở đây cần dùng người vừa có tài, vừa có hạnh. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác”. Xấu hổ, Đặng Trần Thường đã bỏ đi. Bỏ cả bạn mình là Ngô Thì Nhậm và Quang Trung, vô Nam theo Nguyễn Ánh. Khi nhà Tây Sơn mất, Nguyễn Ánh chợt nhớ mối nhục xưa của Đặng, bèn trao Ngô cho Đặng xử lý. Khéo khen(?) cho Đặng Trần Thường đã chọn chính nơi cửa Khổng, sân Trình này làm địa điểm làm nhục người quen cũ của mình. Sau trận đòn nghĩa đen ấy, Ngô Thì Nhậm về ốm mãi, thổ huyết mà chết. Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai ai dễ biết ai! Thế Chiến Quốc , thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!. Đối lẫn đáp ấy của hai người đó kể cũng kinh. Và rồi dằng dặc treo mãi hai cái gương tày liếp ấy cùng tuế nguyệt. Người ta phỏng đoán, Văn Miếu Thăng Long trong tay Nguyễn Ánh và nhà Nguyễn, việc đẽo đục, cắt gọt cái tên của danh sĩ họ Ngô ấy thì có khó gì ?

Thế còn Bảng nhãn Lê Quí Đôn? Có lẽ không phải kể ra đây mối thâm giao cùng vận hội long vân giữa chúa Trịnh Sâm và ông quan văn Lê Quí Đôn triều Lê- Trịnh. “Không có lời nói, việc làm gì mà chúa không nghe, không theo” ! Hình như đã có sách chép và trích ra mối thâm giao ấy với vị quan kiêm nhà bác học trời Nam. Có thể nói huân nghiệp Lê Quí Đôn trở nên rạng rỡ với hậu thế bới có những năm tháng làm việc ăn ý hào sảng, khoát hoạt với vị chúa đa tài lẫn liên tài Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm. Phải chăng sự thâm giao cùng sự liên tài ấy đã khiến tên tuổi vị mưu sỹ lừng danh trở nên nham nhở trên mặt bia thế này?

Một ngày đẹp trời, tốp công nhân làm nhiệm vụ tu bổ di tích Miếu văn khoắng trong hồ giật nảy mình khi phát hiện một cụ rùa đá trầm mình từ đời nào. Có rùa ắt phải có bia? Nhưng lần mò xăn xắn từng milimet bùn tịnh không tìm thấy cái bia nào cả. Và như vậy, Miếu văn từng có 83 bia Tiến sĩ chứ không phải 82 bia như hiện tại ? Bây giờ ngắm cụ rùa đá trơ khấc, không có bia trên lưng, giật mình nhớ đến đoạn chép trong chính sử đại loại: Toàn bộ những dòng mỹ hiệu, mỹ tự viết về Chúa Trịnh trên các bia Tiến sĩ trong Văn Miếu đều bị đục, xoá chữ. Theo giáo sư sử học Đỗ Văn Ninh, một chuyên gia về bia của Miếu văn, đó là sản phẩm từ thời nhà Nguyễn. Vua Minh Mạng từng ra lệnh đục bỏ những đoạn ca ngợi công đức họ Trịnh trên một số bia Tiến sĩ thời Lê- Trịnh tại Quốc Tử Giám. Một số khác cho rằng, các triều sau này không muốn chúa Trịnh đứng ngang hàng với các vua Lê nên đã ra lệnh xoá chữ đi. Có phải tấm bia bị đập mất ấy ( còn trơ lại mỗi cụ rùa) là một trong những tấm bia ở Miếu văn bị mất tích từng mang những mỹ hiệu, mỹ tự thời Lê- Trịnh.

Chưa hết, không chỉ có đục, bỏ, vua Minh Mạng còn có đạo dụ cám ban hành bộ : Lê sử bản kỷ tục biên, vì đã viết những ca ngợi công lao họ Trịnh. Đạo dụ có những dòng như thế này ( trích trong Đại Nam văn uyển thống biên, bản dịch của Trần văn Giáp ):

Cho đến đời Lê Trung Hưng, chính quyền về tay họ Trịnh , vua Lê chỉ ngồi ôm hư vị cho nên những điều chép trong bộ ấy đều tôn họ Trịnh mà dìm vua Lê. Những người biên soạn sử sách thời bấy giờ đều là người riêng của họ Trịnh. Nếu để sách ấy lại, người nọ truyền riêng cho người kia xem thì nó sẽ làm chìm đắm lòng người, không thể không một phen đem thu hồi mà tiêu huỷ đi !

Trở lại những ô trống trên bia Miếu văn, bận ấy tôi có hỏi Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện ( Viện nghiên cứu Hán Nôm) thì ông cho hay, chưa có ý kiến hoặc hội thảo nàođể bàn việc trám, việc sửa ấy cả… tôi thấy cái cười tuế toá của vị Tiến sỹ đâm có lý, là cứ để như thế, để có việc( chứ chẳng phải thêm việc ) cho người thuyết minh bia Văn Miếu.

Vậy nên bây giờ càng quí nghĩa cử của PGS Trịnh Khắc Mạnh ( Viện trưởng viện nghiên cứu Hán Nôm ) như là việc bổ cứu những khoảng trống của một dòng họ và làm sinh sắc thêm khiếm khuyết của hệ thống bia Tiến sĩ Miếu văn. Ấy là việc ông đang hoàn tất công trình : các nhà klhoa bảng dòng họ Trịnh Việt Nam thời nho học ( ông cũng là tác giả cuốn sách dày nhất về văn bia Văn Miếu: Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam dầy 1000 trang,. Nhà xuất bản giáo dục, 2006, cuốn sách khổ 16-24 cm, trọng lượng 2 ký thuộc loại tham khảo đặc biệt). Trong công trình mới này, ông thống kế suốt chiều dài lịch sử, kể từ người khai khoa đầu tiên của họ Trịnh là Trịnh Phẫu thi đỗ thứ hai khoa thi Thái học sinh (1232 ) đời vua Trần Thái Tông đến tận sau này là Hương khoa Ất Mão niên hiệu Duy Tân thứ 9 (1915) thì dòng họ Trịnh Việt Nam có 166 người đỗ Đại Khoa( Tiến sĩ, Phó bảng) và trung khoa: Hương cống, cử nhân.

Những dóng góp của thời Lê- trịnh trong lịch sử ngàn năm Thăng Long- Hà cũng như Đại Việt, chính sử thời trước lẫn thời nay đã nói nhiều. Ông Vũ Oanh- Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị phát biểu: “ Chúng ta cần xuất phát từ quan điểm của Đảng để đánh giá những thành tựu, công tích của các Chúa Trịnh trong mọi lĩnh vực của thời Lê- Trịnh. Với lịch sử ta cần “ Công minh, khách quan”, vừa để khai thác tinh hoa của quá khứ vừa để sử đi những nhận thứ sai lầm, những oan khuất có thế là do đời sau thêu dệt, hoặc do kỳ thị về quyền lợi, tông tộc… Họ Trịnh lại là một trong số ít các họ có vai trò khá đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử mà tới nay vẫn còn nhiều “ mảng khuất” không chỉ cần “phủi bụi thời gian” mà còn phải làm phát lộ những “nguồn sáng”.

Nhiều nhà nghiên cứu từng khảng định rằng, không nên dùng khái niệm thời Lê trung hưng trong cái cách phân kỳ lịch sử mà phải gọi là thời Lê- Trịnh. Các nhà nghiên cứu Nga, Pháp, Nhật…đã từng khảng định qua nhiều công trình nghiên cứ rằng chế đọ Lê Trịnh hay còn gọi là lưỡng đầu chế độc đáo, là caí van điều tiết để cân bằng chính trị xã hội, giữ cho riềng mối quốc gia tồn tại, phát triển hài hoà.

Tôi bất giác nhớ đến những dòng chính sử về toà ngang dãy dọc nguy nga của hành cung Phủ Trịnh tai Biện Thượng, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, ( nơi phát tích và là nơi thờ chúa tiên khởi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm cùng 11 vị chúa Trịnh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử). Cơ ngơi hành cung tầm Quốc gia này đã bị phá trụi. Người lại bảo dưới thời Tây Sơn, ai mà biết! mà bàn xét những vô tình nông nổi của Lịch sử, chỉ biết ngậm ngùi cái nỗi nơi tầm cấp một di tích quốc gia, nơi tôn vinh những giá trị của một dòng họ từng ghi bao huân nghiệp suốt chiều dài 249 năm cho lịch sử, lại để lúi xùi như thế? Bởi mãi những năm gần đây, mấy gian thờ tạm mới được dựng lên. Nhưng đến giờ Phủ Trịnh vẫn tiêu điều trống hoắc chưa có… cửa! Có lẽ những người họ Trịnh hằng tâm hằng sản cần xúm tay hơn nữa theo phương thức xã hội hoá, chả thể ngồi đợi mãi.

Xuân Ba

There are no comments yet

Tin khác đã đăng