Khảo tả phong thủy, địa lý tổng khu di tích Vương Phủ Trịnh



Tôn giả, ly tổ biệt khởi nhất sơn vi tôn, phân hành Đông Ngung, Tây lũng như Vân Lĩnh, Đan Sơn giáng nam thị dã”. Tạm dịch là: “ Trước phải hỏi đến tổ tông- Tổ là một núi đột ( bất ngờ ) khởi lên, rồi chia ra làm ngàn vạn chi nhánh như núi Côn Luân một mình cao vọt, ấy là tổ sơn vậy.

Tôn là tự, rời khỏi tổ sơn rồi cũng lại khởi lên một núi riêng biệt khác, phân hoành ra phương Đông Ngung, phía tây lũng xuống, Nam phương Vân Lĩnh sơn, Đan sơn vậy”. Đấy là cách ví mô tả cho phép xem, luận về địa lý được vận dụng cho từng : CỤC ĐẤT để giải mã cho sự trường tồn của di tích hay nhà ở, hay nơi làm việc hoặc nơi trú ngụ của con người.

Nói về Vương phủ Trịnh ở Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đã có khoảng 400 năm, thì thấy lúc đó, các cụ- là người khởi ý đồ cùng làm, cùng bàn với các thầy địa lý phong thủy, trong đó có thầy địa lý Tống Thiên Vương, (được các Chúa Trịnh hàm ơn, đáp nghĩa bằng cách cho dựng Đền thờ tại khu đất thiêng này) đã chú ý đến phần chính luận để chọn nơi đây làm cứ địa mà ta quen gọi là vùng đất: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT để người sau có thể luận cứ về sự phát tích, phát nguồn mà sinh ra các Chúa, các Chúa được coi là đấng minh quân, trí tuệ, đức độ cao dày, phò vua giữ nước, xây dựng giang sơn phát triển thịnh vượng kéo dài suốt 249 năm, như lịch sử đã dẫn, thì đấy cũng là một phần ngưng đọng của CỤC ĐẤT đã làm nên chuyện phi phàm mà người đời quen gọi là : ĐẤT PHÁT VƯƠNG.

Theo qui luật chung của vũ trụ: vạn vật quần tụ cùng muôn sinh; nước có vận nước; nhà có vận nhà; con người có vận trường, vận đoản, cơ nghiệp, danh tiếng thì có thịnh, có suy. Luận ở đây khi nói về đất Tổ của các chúa Trịnh, vốn được hưởng đất phát ấy cũng hội đủ các yếu tố: Long có cường, có nhược, thủy thì tú lệ có lai. Tức là chẳng có gì sẽ tốt đẹp tuyệt đỉnh với qui luật mạnh, yếu ( của phong thủy ).

Chẳng có cái đẹp nào sẽ không quay trở lại ( quay lại bằng hồng phúc họ Trịnh )- Căn cứ trên một vùng rộng lớn, bao trùm tổng quát, ta xem và thấy: Dòng sông Mã chảy từ trên núi cao xuống và tạo các phụ lưu lớn, có các sông: Chu, Bưởi, Cầu Chày hợp với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa, ngoài ra còn có các sông nhỏ: Lũng, Sơn Trà, Nậm Soi rồi cùng đổ ra biển. Các sông ấy khi về Vĩnh Lộc thì uyển chuyển, uốn lượn tạo cảnh : Sơn thủy hữu tình. Núi đã bình thẳng, sông đã lặng dòng, cây cối tốt tươi, đồng ruộng được bồi đắp thành một vùng phì nhiêu rộng lớn và chảy ra biển ở mạn cửa Hới ở Hoằng Hóa.

Theo sách cổ nhân đã dạy: Để có một Tổ sơn đẹp, là nói đến dáng đứng của núi ngay ngắn, nhìn có sinh khí, cảm thấy có địa linh. Khi ta nhìn lên các ngọn núi: Chân Tiên; núi Đún Sơn; núi Thổ Tượng; núi Tống Sơn và đặc biệt núi Tiên Sơn Linh Mẫu còn có tên khác là núi Chung Vinh nằm trên các xã: Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, dài chừng 2 km, cao khoảng 500 m. Phía sau núi có 2 hang động lớn là: Kim Sơn và Tiên Sơn, đã được xếp hạng Di tích danh thắng, bên trong có nhiều nhũ đá huyền ảo…Về tổng thể các núi bao quanh 2 huyện: Yên Định và Vĩnh Lộc ta thấy cây cối tốt tươi che phủ, thời tiết có nhiều sương mù, sương muối tạo ra : Nhiệt bí hiểm; Dương cơ thuần khiết. Đặc biệt, các núi ấy đã tạo ra các lưu mạch phong thủy bền vững để rồi kéo đến núi Sóc Sơn ở Vĩnh Hùng rồi chia ra một núi Báo, ở đây có chùa Báo Ân nằm ở phía đông nam của núi. Do các vận chuyển của long mạch phối ngẫu âm dương mà lắng đọng trước hết là tạo: Địa linh, sau đó lại hun đúc ra: Nhân kiệt là thế.

Ở đây ta thấy Tổ sơn hùng vĩ từ dãy Trường Sơn đổ xuống hầu như mang hành Hỏa và khi đế Vĩnh Lộc thì khí bình dần nên núi nhiều chỗ mang hành Kim. Vì thế, sơn đi đến đâu thì thủy là long mạch uốn lượn đến đấy, sơn thủy quấn quýt kết huyệt, mở đạo và khai đường như lý lẽ của vũ trụ ứng cho dương cơ vậy. Vì có thiên trường là các con nước của dòng sông Mã ứng cho trường khí của các đoạn khúc đã cho ta quan sát thấy nước có chỗ trong, chỗ đục nên phát cả Phú lẫn Quí.

Ở đây quan sát thấy long mạch QUÍ có những : ÁN SA, long hổ chầu về và có cả long hồi lại ở đoạn ngã ba Bông ( chú ý về kiến trúc và trang trí “ cơ mật” chỉ có nhà TRỊNH mới sử dụng nhiều các trang trí LONG HỒI – rồng quay lại- trong các di tích, cũng là dấu hỏi cần nghiên cứu, giải mã ) và kết huyệt ở đoạn Vương Phủ Trịnh, nên có thế núi rất đẹp, ta thấy ở cánh đồng thỉnh thoảng có các “ Ca sơn” văng ra khỏi mạch chính gọi là “ Thác lạc”- hay còn gọi là các “ Hộ sa”, vì vậy các long mạch chảy rất ổn định do : Bát tự phân thủy rất đẹp.

Thủy ấy cùng chạy uốn lượn hạ hồi và có nhiều ngọn núi ôm lại nên đương nhiên dễ phát những huyệt đạo lớn. Vì lẽ đó mà khu Vương Phủ Trịnh nằm ở trung khu đất vuông nên phát cả văn lẫn võ, sinh ra những người thuộc bậc chính Vương, hoặc các bậc khanh tướng, công hầu. Cả một đoạn đê làng Bồng Thượng uốn lượn rất đẹp, nếu nhìn ra phía Nghè Vẹt thì thấy địa lý cấu tạo như hình bút nghiên, chính đây có khí tụ và cũng là cái chốt ( hiển linh ) của nơi thờ tự, lưu giữ những điển tích, sắc phong và sách quí của dòng họ Trịnh sinh ra những lớp người hiền tài.

NÓI VỀ TỌA:

Vương Phủ Trịnh ở đây tọa Nhâm, hướng Bính.
– Tọa thì sơn cao, long hổ đều châu về- có án sa.
– Hướng thủy có tú lệ, trước Phủ nếu có một hồ nước rộng thì minh đường được tụ khí- hướng ra xa một chút có dòng sông Mã ( dòng sông này trên thượng nguồn rất hung dữ, nhưng về đến khu vực Vĩnh Lộc đã trở nên hiền hòa. Sau này khi xây dựng lại khu di tích nên cải tạo hồ nước phía trước, để có nước vào ra cho dẫn khí được điều hòa, bởi nước có sạch, thì khí ắt trong sẽ sinh ra nhiều người giàu có, thông minh, trí tuệ.

PHÂN TÍCH VÈ ĐỊA LÝ PHÂN KIM

Bính long ( rồng ) thuộc Hỏa là âm long thuộc loại long tốt, sinh ra người thông minh, tuấn tú, trí dũng, phát cả văn lẫn võ. Vì ở đây ta có cả ÁN mà THÂM NGHỊCH THỦY – nếu phương án xây dựng và khôi phục một Vương Phủ Trịnh đúng hướng tốt, chỉ trong vòng 3 năm sẽ ứng phúc theo kênh: Đại phát.
Ở phương Đông Bắc có gò đống thanh tú, ứng với thủy triều thì phú quí cực phẩm, phát cả văn lẫn võ.
Nam ở phương Chấn, phương Canh tạo gò đống nếu ứng thì có thể điều khiển ngàn vạn quân.
Phương Tốn, phương Hợi, phương Tân có gò ứng phát văn
Phân kim ta chọn Nhâm Ngọ, Long hướng 166o Bính, Nhâm Ngọ

Tọa 346o Nhâm Bính Tý

166o Bính Long Nhâm Ngọ ; 3460 Nhâm Long Bính Tý.

– Vận 8 từ năm 2008 đến 2023 có: Bát trạch trực vận, hướng Thủ ly. Trực Tinh Tam bích, Mộc sinh Hỏa tốt. Quẻ Ly biến thành quẻ Lữ.
– Trung vận từ năm 2024 đến 2043 có: Cửu tử trực vận hướng quẻ Ly ra 4 lục, quẻ di biến quẻ bác đèn thuộc Mộc sinh Hỏa thành sinh khí, nên đại vận này và đại vận sau rất tốt. Chúng ta nên cố gắng khôi phục khu Di tích Vương Phủ Trịnh để tỉnh Thanh Hóa và con cháu trong dòng họ được hưởng phúc đức, mọi người được đi trên con đường vững chắc, thịnh vượng. Vận này vượng đinh nên con cháu là nam thì sẽ đỗ đạt cao, phát quan rất tốt, rất tốt cho vận mệnh.

Ngày nay người ta phong : sông Mã anh hùng, là câu ví chính xác không chỉ bây giờ, mà nó tự ngàn xưa đã tạo ra anh hùng và danh nhân cái thế. Câu ví này chỉ đúng với lưu vực phong thủy sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa bởi thiên địa đã ưu tiên cho Thanh Hóa có cấu trúc địa lý: Sông thuận, núi hòa nên đã hình thành rất nhiều ngôi đền thờ các chư vị Thánh Thần như: đền Hàn Sơn; đền Chầu Đệ Tử, đền Cô Bơ Bông, đền Cô Tám đồi Chè, chùa Báo Ân, khu di tích Vương Phủ Trịnh, mộ Triết Vương Trịnh Tùng, ( vị Chúa được coi khởi nghiệp cho nhà Trịnh, chức Thủ tướng đầu tiên của VN và cả thế giới). khu di tích thành nhà Hồ, anh hùng Trần Khát Chân….Riêng ở huyện Vĩnh Lộc, các di tích vật thể và phi vật thể số lượng đã có khoảng 250 di tích được xếp hạng. Di tích không chỉ là truyền thừa nghi thức cúng lễ truyền thống mà còn nối tiếp các : Đắc địa của phong thủy. Nên nơi đây rất cần con người bảo vệ, giữ gìn.

Không phải ngẫu nhiên trong một khuyến cáo của UNESCO: “Hỡi các dân tộc hãy hướng về văn hóa ký ức thì mới nuôi dưỡng được lịch sử, có được chúng minh cho dân tộc mình là ai?

Gốc gác từ đâu để có ngày hôm nay…”

Cho nên văn hóa ký ức thuộc về hôm qua là các di sản vật thể và phi vật thể bao gồm các di tích, hiện vật và môi trường cảnh quan xung quanh. Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của : Dòng chảy dân tộc không bị ngắt quãng, chính vì thế mà con người cần biết mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước và có tác động trở lại thì mới có thể tiến tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Chúng tôi được may mắn tham gia nghiên cứu Kinh Dịch và Phong thủy thực địa trên nhiều miền đất của Tổ quốc, trong đó có mảnh đất Thanh Hóa, không khỏi bồi hồi xúc động mỗi khi bước chân về miền đất : Địa linh nhân kiệt xứ Thanh này. Thiết nghĩ các Chúa Trịnh đã điều hành đất nước suốt 249 năm, công lao ví như trời biển, chúng ta nên chung tay góp sức phục dựng lại quần thể di tích Vương Phủ Trịnh – Trước là để tỏ lòng tri ân, báo ân với các bậc minh triết, sau là giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, cũng như tạo một điểm đén tham quan cho du khách.

Khi Nhà nước và dòng họ Trịnh khởi dựng tôn tạo khu di tích Vương Phủ Trịnh, chung tôi sẽ cố gắng hết sức đóng góp nhân lực, trí lực để các tính toán về Phong thủy thật chi tiets, cũng như có các tập hồ sơ giải mã và lựu lại cho hậu thế. Việc thiết kế theo Phong thủy ở đây là theo : CUỘC ĐẤT chứ không theo bất cứ tuổi tác của các cụ tiền bối hoặc những người đương đại bây giờ, như vậy là sai, là bất thường của khát vọng nông cạn, bởi CUỘC ĐẤT chỉ định ra cái thế: Thuận, Nhuận của phong thủy. Khi người ta biết cầm trịch nó, bảo vệ nó như bảo vệ di tích vậy.
Một số ý kiến tổng quát khi chúng tôi có cơ duyên được nghiên cứu phong thủy khu vực Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa và mạnh dạn tham luận với Hội thảo này. Rất mong các bậc minh trí trao đổi, góp ý chân tình. Chúc dự án khôi phục Vương phủ Trịnh thành công.

Hà Nội, ngày 15/11/2014
Dương Thị Liễu, Phó trưởng ban nghiên cứu Kinh dịch- Phong thủy và sức khỏe cộng đồng- TT UNESCO nghiên cứu các dòng họ VN

 

There are no comments yet

Tin khác đã đăng