Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Trịnh Cương



Nhân hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp Chúa Trịnh Cương tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, ngày 10-1-2010. Trang Website họ Trịnh Việt Nam xin giới thiệu một số thông tin về Chúa Trịnh Cương, một vị Chúa có nhiều đóng góp làm rạng rỡ cho thời kỳ thịnh trị của Vương triều Lê- Trịnh kéo dài 249 năm.

Nhân hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp Chúa Trịnh Cương tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, ngày 10-1-2010. Trang Website họ Trịnh Việt Nam xin giới thiệu một số thông tin về Chúa Trịnh Cương, một vị Chúa có nhiều đóng góp làm rạng rỡ cho thời kỳ thịnh trị của Vương triều Lê- Trịnh kéo dài 249 năm.

Hy tổ Nhân Vương Trịnh Cương thụy Ý lược, là chắt của Đức Khang Vương Trịnh Căn, sinh ngày 19-5-1686, niên hiệu Chính Hòa thứ 7 đời Lê Huy Tông.Ngài là vị Chúa siêng năng chăm lo việc nước, tôn giữ sự giáo dục của ông cha đời trước, làm cho thiên hạ thái bình.
Ngày 10-5-1709 ( Kỷ Sửu ), Chúa Trịnh Căn qua đời sau 28 năm chuyên giữ trọng trách, củng cố rất đáng kể quyền bính của nhà Chúa. Ngôi Chúa được truyền ngôi cho Chúa Trịnh Cương. 4 tháng sau, Trịnh Cương tự phong làm nguyên soái tổng quốc chính, An Đô Vương. Theo truyền thống, Ngài cũng ra tay “ hỉ xả” tha cho dân một nửa thuế tô năm ấy và các thuế còn thiếu lại đã lâu, vỗ về các quan bằng cách thăng chức thêm cho họ.

Tiếp nối truyền thống của các bậc tiền nhân như Chúa Trịnh Tạc, Trịnh Căn. Chúa Trịnh Cương đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng quốc gia đương thời. Chúa rất chú trọng tới việc đắp bồi phong hóa. Ngay từ tháng giêng năm Canh Dần 1719, Chúa đã cho nhấn lại 6 giáo điều từng được ban từ đầu nămVĩnh Trị ( 1676-1689 ) 1.Người đại thần không được cậy quyền thế. 2. Bầy tôi về hàng võ phải siêng năng thao luyện, các viên phủ huyện không được hà khắc bạo ngược. 3. Bề tôi thuộc hàng văn phải thanh liêm cần mẫn. 4. Bầy tôi trong nội điện phải giữ lòng trung thành, lương thiện. 5. Quân sĩ phải tuân theo pháp lệnh. 6, Nhân dân phải dốc lòng phân biết điều liêm , điều sỉ…

Chúa Trịnh Cương đã cho chỉnh đốn lại bài văn trong thi hương. Trước đó, các quan trường thi hương, soạn đầu bài, về thể văn tứ lục, chẳng qua chỉ soạn độ 10 đầu bài; về thể phú chẳng qua chỉ độ 4-5 đầu bài là bài mẫu. Những người giỏi phần lớn đã làm sẵn thành văn hoặc học thuộc lòng từ trước…khi vào thi cứ chép theo bài mẫu. Quan trường tùy ý phê duyệt lấy đỗ không câu nệ gì về sự trùng lặp giữa các bài thi cho nên chất lượng các người đỗ không phải là những người thực học. Nhận ra điều đó, Chúa Trịnh Cương từ tháng 10/1711 đã hạ lệnh cho các chấm thi tùy ý ra đầu bài theo sự sáng tạo của mình chứ không rập khuôn theo nếp cũ nữa. và nhờ đó các hủ lậu về thi cử cứ dần thay đổi. Tháng 8-1720, Trịnh Cương cho ban bố 10 giáo điều : Học trò siêng năng về nghề nghiệp, học hành, trước hết giảng giải cho sáng tỏ những điều về lễ nghĩa, trung, tín. Làm người phải giữ luân thường, người đồng tông một họ và người và ngưồi tình thân bên họ ngoại không được kết hôn lẫn lộn với nhau. Quan và dân lễ nghi cách biệt không được ngạo mạn khinh nhờn. Chớ quen tập tục xấu mà a dua nhau phung phí về cỗ bàn. Gặp nhà có tang phải thương xót lẫn nhau.. Chúa cũng định rõ nghi thức về ăn mặc cho đúng phép.Tháng 11 năm Kỷ Hợi 1719, khi hạ lệnh đo đạc ruộng đất . Chúa nhấn mạnh: Thương dân thì cần phải thi hành nhân chính, muốn thi hành nhân chính thì cần phải chia đều thuế khóa và lao dịch. Chế độ cũ làm phiền nhiễu dân đinh về duyệt tuyển, triều trước rất chán ghét nên mới lập ra phép “ Bình lệ” số người sinh ra không được tính, số người hụt đi không được trừ..làm dân phải gánh vác quá nặng dần đi đến lưu tán.

Năm 1711, Chúa đã rất chăm lo cho việc đắp đê, cho định rõ lại thể lệ quân cấp ruộng công; cấm quan viên tự ý lập trang trại để mưu lợi riêng và làm hại người dân sở tại. Năm 1716, bắt đầu định phép chia đều thuế khóa, tạp dịch. Tháng giêng 1721, bãi bỏ luật chặt ngón tay, tháng 8-1721 định phép học võ và thi võ vì khi ấy thái bình, việc binh có phần biếng nhác cũng tháng 8 năm ấy, định rõ qui chế học và phép thi khảo; tháng 10, định phép thuế khóa và lục dịch, giảm bớt quan lại trong hai ty Thừa chính, Hiến sát và phủ huyện ở các trấn biên giới, thang 12 định rõ lại ngạch lính “ những lính được tuyển phải kén người khỏe mạnh và là nhà vật lực cũng tháng 12 định phép đánh thuế muối.

Song song việc trị Quốc, Chúa Trịnh Cương cũng rất biết cách để củng cố uy quyền nhà Chúa. Tháng 9-1714 Chúa tự tấn phong Đại nguyên soái tổng quốc chính thượng sư, An vương. Năm Giáp Thìn 1724, vua Lê Dụ Tông bị bệnh, Chúa Trịnh Cương thay vua làm chủ tế Đàn Nam Giao.
Tháng 7-1727,Chúa lập con thứ của vua Lê Dụ Tông là Duy Phường làm thái tử, bất chấp việc con trưởng là Duy Tường đã ra ở Đông cung được 10 năm.

Ngoài các thay đổi về chính sách thuế, đất đai, cắt đặt trong quân đội, nghiêm minh trong thi cử, chúa còn có nhiều quyết định quan trọng trong các mặt :

– Qua 5 năm đấu tranh kiên trì, khôn khéo với nhà Thanh, đã lấy được mỏ đồng Tụ Long ( lúc đó là châu Vị Xuyên, xứ Tuyên Quang, nay là huyện Vị Xuyên, Hà Giang). Sự kiện này nhiều thế hệ còn ca ngợi như một chiến công hiển hách.
– Ban hành lệnh cấm uống rượu say sưa, cấm đánh bạc.
– Chỉnh đốn quân đội, giải tán các đội quân riêng của các thân vương và tướng lĩnh cao cấp là thân thuộc nhà chúa, nhằm tránh các cuộc tranh giành ngôi vị.
– Chú trọng việc bổ dụng, cất nhắc cácquan lại trẻ có tài năng vào các chức vụ, chăm lo làm trong sạch đội ngũ quan lại, cho phép dân được bày tỏ quan điểm về quan lại địa phương.
– Qui định chặt chẽ việc cư trú, làm ăn của người nước ngoài.Cấm đạo Ki Tô hoạt động. Qui định những luật lệ với các sư của đạo Phật.
– Giảm nhẹ các hình phạt, bỏ hình phạt chặt ngón tay, bàn tay.
– Thương mại rất phát triển, các trung tâm thương mại lớn xuất hiện như : Kẻ Chợ, Phố Hiến, các cảng biển tầu buôn ra vào tấp nập, làng nghề phát triển.
– Tháng 12-1727, chúa cho xây dựng hành cung Cổ Bi ( Bình Minh,Trâu Quì,Gia Lâm ). Đây là nơi Chúa khi về Cổ Bi thì mất ở đấy ( 28-11-1729 ).

Sách “ Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có nhận xét:

Bấy giờ thừa hưởng cơ nhiệp thái bình, không xảy ra binh đao vì chiến tranh Trịnh -Nguyễn tạm dừng. Trong nước vô sự, triều đình làm được nhiều việc. Pháp độ được đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. xứ xa lạ thì đâng lễ vật tỏ lòng thành, Trung Quốc thì trả lại đất. Nhà vua rũ tay áo ngồi ở trên không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị lúc bấy giờ người phải nói đến công lao của Chúa Trịnh Cương. Chúa Trịnh Cương ở ngôi chúa được 20 năm ( 1709-1729 ).

VTV2 phát sóng về Hội thảo – Chi tiết xem tại đây >>

Anh Tuấn

There are no comments yet

Tin khác đã đăng