Hội thảo khoa học – Lê tộc với 1000 năm Thăng Long Hà Nội



Hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ngày 3/7/2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hội đồng họ Lê Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu Lịch sử, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học : Lê tộc Việt Nam với 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ngày 3/7/2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hội đồng họ Lê Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu Lịch sử, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo khoa học : Lê tộc Việt Nam với 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Về dự có các ông : Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, ông Lê Thế Tiệm, thứ trưởng Bộ Công an, ông Lê Tam, anh hùng lao động. Chủ tịch Hội đồng Lê tộc Việt Nam và hàng trăm đại biểu, đại diện cho con cháu dòng họ Lê qua các thời kỳ lịch sử đang học tập và sinh sống ở các nơi…

Trong cuộc hội thảo có 26 bản báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu lịch sử và của họ Lê đã cho thấy: Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, nhất là 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, họ Lê dã cùng với các dòng họ lớn khác như : họ Trần, Trịnh, Nguyễn, Phạm,Vũ, Hoàng, Bùi, Mạc…đã có nhiều đóng góp và mang dấu ấn quan trọng. Đáng kể nhất là thời kỳ triều vua Lê Thánh Tông là triều đại thịnh nhất. Một số báo cáo cũng nêu rõ sự nghiệp khai sáng dòng tộc của vị vua Lê Hoàn. người anh hùng xuất thân từ Thanh Hóa.

Thăng Long thế kỷ 15 gắn liền với khởi nghĩa Lam Sơn và sự gắn bó giữa Lê Lợi- Nguyễn Trãi gần 20 năm nằm gai nếm mật, hội thề Đông Quan, hội thề Lũng Nhai của các vị khai quốc công thần… và hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm ) đã gắn bó bao dấu tích lịch sử của Thăng Long-Hà Nội…

Hội thảo cũng đề cập tới Lê Thánh Tông đã kết hợp nhân trị và pháp trị và đã đào tạo, thu phục nhiều nhân tài, được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức lừng danh. Hội thảo cũng khảng định thành tựu của thời Lê Trung Hưng ( cơ chế lưỡng đầu, rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, của sự liên kết hai họ Lê- Trịnh kéo dài hai thế kỷ rưỡi ). Là Lê tồn, Trịnh tại. Lê bại, Trịnh vong. Đó là thời kỳ mà kinh tế, văn hóa, xã hội, nội trị, ngoại giao của Lê – Trịnh đạt tới một đỉnh cao mới, với sự phồn vinh của Kinh kỳ- phố Hiến. với sự nở rộ những nhân tài danh tiếng một thời : Nguyễn Huy Bích, Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, Lê Hữu Trác, Phùng Khắc Khoan, Ngô Thời Nhiệm, Ngô Thời Sỹ, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Quí Đức…

Cùng với các họ tộc lớn khác, Lê tộc Việt Nam đã phát huy truyền thống ông cha đóng góp nhiều vào công cuộc xây dựng tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Tuấn Anh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng