HỘI ĐỒNG HỌ TRỊNH NGHỆ AN & HÀ TĨNH THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI DÒNG HỌ TRỊNH KHẮC PHỤC



Ngày 14/6 vừa qua, tại nhà thờ - di tích lịch sử văn hóa đền thờ “ Bình Ngô khai quốc công thần, An quốc công Trịnh Khắc Phục “ tại xã Đức Hương, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, đoàn đại biểu Hội đồng họ Trịnh tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tới thăm, dâng hương và làm việc với Hội đồng gia tộc dòng họ.

Đoàn HĐ họ Trịnh Nghệ An gồm ông Trịnh Đăng Thiện, ủy viên thường trực HĐ họ Trịnh Việt Nam, phó chủ tịch thường trực HĐ họ Trịnh tỉnh Nghệ An, ông Lê Trịnh Đình Bé, ủy viên thường trực, ông Lê Quý, Ủy viên HĐ. Đoàn HĐ họ Trịnh tỉnh Hà Tĩnh gồm: ông Trịnh Quang (chủ tịch HĐ), ông Trịnh Tương (Phó chủ tịch thường trực), ông Trịnh Sơn, Trịnh Bình và doanh nhân Trịnh Lâm. Hội đồng gia tộc do tộc trưởng Lê Văn Thu và hơn 30 bà con đồng tộc, dâu rể về tham dự.

Đoàn đại biểu và đại diện Hội đồng gia tộc đã kính cẩn nghiêng mình dâng nén tâm nhang thành kính, cảm phục trước anh linh ngài “ Bình ngô khai quốc công thần, An quốc công, Trịnh Khắc Phục “ người có công lớn được nhà Vua ban quốc tính thành Lê Khắc Phục.
Ngài Trịnh Khắc Phục (chữ Hán: 鄭克復; ? – 26 tháng 7, 1451), là một khai quốc công thần nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, có công giúp Lê Thái Tổ

đánh đuổi quân đội nhà Minh, cùng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, thuộc hàng Bình Ngô Khai Quốc Công Thần. Khi Thái Tổ Cao hoàng đế bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, ông trở thành một trong những trụ cột của triều đình, được Cao hoàng đế ban bốn chữ “Lê triều tham chính” để ghi công trạng đóng góp cho quốc gia.

Tuy nhiên vào năm 1451, ông bị xử tử đột ngột vì tranh chấp các thế lực trong triều, cùng chết với ông là con trai Trịnh Bá Nhai và 2 cha con Thái úy Trịnh Khả. Con cháu ông bị tước bỏ hết tước phong, đất đai. Tuy không lâu sau Lê Nhân Tông đã ban lại đất đai cho hậu duệ của ông, nhưng tội danh vẫn không hoàn toàn rửa sạch.

Đến đời Lê Thánh Tông, con cháu của ông được phục hồi đất đai và danh dự, được ghi nhận chiến công giúp triều đình và quốc gia. Các hậu duệ về sau đã di cư về làng Vân Đô, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa lập nghiệp, và đã xây nhà thờ tổ ở đó cho đến ngày nay. Theo gia phả dòng họ, chi nhánh Vũ Quang là hậu duệ ngài Trịnh Khắc Phục khi đánh giặc Ngô đến các thành xứ Nghệ , ngài lấy bà Đường Thị Bội , xã Yên Duệ, huyện La Sơn (Hà Tĩnh), sinh ra Dụ trung hầu Trịnh Như Sơn. Dụ trung hầu Trịnh Như Sơn lấy bà Nguyễn Thị Duệ sinh 3 trai và 4 gái.

Tại buổi làm việc, ông Trịnh Quang, chủ tịch HĐ họ Trịnh Hà Tĩnh thông tin với chi họ về tình hình hoạt động và các chủ trương lớn của HĐ họ Trịnh tỉnh Hà Tĩnh. Đại tá Lê Bá An, đại diện Hội đồng gia tộc báo cáo với đoàn về sự hình thành và phát triển của dòng họ, theo đó,dòng họ hiện có khoảng hơn 700 đinh với hơn 1500 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu ở 3 xã, trong đó xã Đức Hương là đông nhất và di tản khắp mọi miền của tổ quốc. Đền thờ được lập từ hơn 300 năm trước, sau có trùng tu và năm 2008 được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận “di tích lịch sử văn hóa” cấp tỉnh.

Điều đặc biệt là dòng họ còn lưu giữ được gia phả bằng chữ Hán phụng sao năm Nhâm Dần, niên hiệu Thành Thái. Ba sắc phong, sắc thứ nhất niên hiệu Phúc Thái 1648 (Vua Lê Chân Tông) sắc cho hậu duệ được trở về họ gốc (họ Trịnh), sắc thứ hai niên hiệu Thành Thái 1890 phong Trung đẳng thần cho An quốc công, Trịnh Khắc Phục. Sắc niên hiệu Khải Định 1924 phong “ Trác vỹ, Thượng đẳng thần.

Ông Trịnh Đăng Thiện thông tin tới chi họ về tình hình hoạt động của HĐ họ Trịnh Việt Nam, các tỉnh thành và đặc biệt công tác tổ chức chuẩn bị cho Hội thảo khoa học về các dòng họ Trịnh trên đất Nghệ – Tĩnh.

Ông Lê Trịnh Đình Bé chia sẽ các thông tin về họ Trịnh và những đóng góp của họ Trịnh đối với đất nước.

trinhtoc_10062016

trinhtoc_100620161

trinhtoc_100620162

trinhtoc_100620163

 

Bài và ảnh: Trịnh Nghệ Tĩnh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng