Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê – Trịnh



"Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê - Trịnh" (1533-1788) là cuốn sách của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, NXB Văn nghệ, song ngữ Việt - Anh. Tác giả chia sẻ: "Từ cái tôi mang chữ "Nội phủ thị trung" mà tôi có duyên với đồ sứ cổ…

“Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê – Trịnh” (1533-1788) là cuốn sách của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, NXB Văn nghệ, song ngữ Việt – Anh. Tác giả chia sẻ: “Từ cái tôi mang chữ “Nội phủ thị trung” mà tôi có duyên với đồ sứ cổ… Nay ngàn năm một thuở, người dân Việt khắp nơi đều hướng về Đại lễ kỷ niệm “Thăng Long thiên tuế”. Tôi vô cùng hoan hỷ xuất bản tác phẩm “Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê – Trịnh (1533-1788)” như một món quà tặng Thủ đô 1000 năm tuổi”.

Nhà nghiên cứu cổ vật học, đặc biệt là về đồ sứ ký kiểu Việt Nam (đồ sứ Việt Nam đặt hàng của nước ngoài) Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua cuốn sách thứ ba “Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê – Trịnh (1533-1788)”, đã “triển lãm” bằng hình ảnh bộ sưu tập những đồ sứ cổ được dùng trong cung vua, phủ chúa thời ấy. Công trình phác họa một góc văn hóa Kinh thành Thăng Long hơn 400 năm trước theo một chiều khác khá lý thú, thông qua nghệ thuật trang trí trên các vật dụng sứ ký kiểu. Mỗi hình ảnh là một câu chuyện, vì qua đó biết vật nào dùng cho vua, chúa, vật nào thì các hoàng thân quốc thích dùng, và các quan lại theo phẩm hàm thì dùng vật dụng trang trí ra sao…

Ngay từ phần “Dẫn nhập”, tác giả đã tóm lược một giai đoạn lịch sử nhiều thăng trầm và biến động suốt từ thế kỷ XV – XVIII, đến trước thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, Trịnh bại – Lê vong, để dẫn dắt người đọc đi sâu tìm hiểu đồ sứ trong “nội phủ” – kho của vua, chúa có gì lạ.

Đặc biệt và hấp dẫn nhất của cuốn sách chính là phần sưu tầm những đồ sứ ký kiểu được ghi chữ “Nội phủ” – kho tàng của nhà Vua – thị trung, thị hữu, thị đông, thị đoài, thị nam, thị bắc và “Khánh xuân”.

Nội phủ thị trung: Được dùng chính điện, trang trí đặc biệt dành cho vua, chúa là rồng 5 móng bay lượn giữa mây lành và sóng nước: lưỡng long chầu nguyệt, hay tường vân – mây lành, mỹ nhân – người đẹp, sơn thủy – phong cảnh… Khánh xuân thị tả: Dùng cho cung điện bên trái. Biểu tượng trang trí là rồng 5 móng với 1-2 kỳ lân bay giữa mây và nước như long lân khánh thọ, độc long hiến thọ… Nội phủ thị hữu: Được dùng cho cung điện bên phải. Biểu tượng trang trí chính là rồng, phượng: long phượng khánh thọ, long phượng trình tường, long phượng hí châu… Nội phủ thị đông: Dùng cho cung điện phía đông. Thường trang trí rồng, lân, chim, hoa như long lân khánh hội, song lân hí thủy, tam thái đằng vân, dục báo xuân lai, hỷ báo xuân quang… Nội phủ thị đoài: Cho cung điện phía tây, thường lấy hình phượng và phong cảnh, nhân vật. Nội phủ thị nam: Dùng cho cung điện phía nam, có các hình vẽ như Hoa sen, côn trùng, lau lách, các đề tài cát tường, đăng khoa… Nội phủ thị bắc: Vật phẩm dành riêng cung điện phía bắc, biểu trưng trang trí là hoa mẫu đơn và bướm, phong cảnh, nhân vật, tứ dân – tứ thú (ngư, tiều, canh, độc)…

Trong cuốn sách, ngoài bộ sưu tập đồ sứ cổ dùng trong cung vua, phủ chúa “chính thống”, theo niêm chế, quy định trong lễ nghi, còn có một bộ sưu tầm khác về đồ sứ hảo hạng có hiệu đề chữ Thọ, Trân ngoạn vẫn còn những nghi vấn tranh cãi về chủ nhân sử dụng.

Phương Nam (Hà Nội Mới)

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn