Đền thờ danh tướng Trịnh Toàn một di tích cần được tôn tạo



Từ thành phố Hà Tĩnh đi theo tỉnh lộ 22 về đến thôn Mị Giang xã Thạch Mỹ Huyện Lộc Hà có ngôi Đền thờ ngài Ninh quốc công Trịnh Toàn, ngoài đền thờ có ghi (BẢN THỔ CÀN PHƯƠNG – NINH QUẬN CÔNG ĐÔ ĐỐC.)

Theo ông Quách Hữu Tuấn (bí thư chi bộ thôn Mỵ Giang ) kể rằng trước khi ông đi bộ đội 1962 Đền uy nghi với kiến trúc tam tòa (thượng, trung & hạ điện) rất linh thiêng, có tượng, sắc, giáo mác, voi đá, ngựa đá, cột cờ … nhưng vì do chiến tranh và thời gian, nay không còn nữa, mà nơi đây chỉ còn giếng cũ đến năm 1999 nhân dân trong vùng quyên góp tiền của và công sức xây lại ngôi đền thờ ngài, dân trong làng mỗi khi đau ốm, tai họa thường ra thắp hương xin Ngài là khỏi và rất nhiều câu chuyện truyền miệng về linh thiêng của ngôi Đền.
Tóm tắt tiểu sử Trịnh Toàn sinh ngày 15 tháng 3 năm 1631 hiệu Đức Long thứ 3 trong cung vương phủ ở kinh sư, thuộc phường Đông Các, huyện Thọ Xương phủ Phụng Thiên, thân mẫu là cung tần Lê Thị Ngọc Ngỗi. Ngài là vương tử thứ 17 của Thanh đô vương Trịnh Tráng. Ngài mặt vuông tai lớn dáng mạo kỳ dị tầm vóc to lớn, diện mạo khôi ngô, dũng mãnh xuất chúng, dĩnh ngộ phi thường , tính tình chí hiếu thờ cha mẹ chí thành, chúa thượng đặc ân cho mở phủ ở kinh sư, lại cho quan vào dạy dỗ.

Quốc công làu thông kinh sử chuyên tâm nghiên cứu thao lược, tinh thông binh pháp, đạo cao đức trọng trợ quốc giúp dân được mọi người mến mộ. Lúc vừa trưởng thành đã làm phó tướng, tước Ninh Quốc công văn thông, võ thuộc, có một không hai hơn hẳn anh em .
Lúc bấy giờ hai trấn Thuận Hoá, Quảng Nam chúa Nguyễn Phúc Tần phát binh xâm lấn quấy nhiễu vùng Hà Tĩnh và Nghệ An. Nhà vua mấy phen sai các chư tướng đánh dẹp không xong. Tháng 10 (năm ất mùi 1655) 24 tuổi Trịnh Toàn thống lĩnh chư quân đi đánh đến địa phân Kỳ Hoà quân địch đã tháo chạy, tháng 11 Quốc công kéo quân về An Truờng (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An ) sai chư tướng chia đồn khống chế quân địch đảm bảo cuộc sống an lành cho nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, năm ấy Quốc Công được phong hàm Thái Bảo Khai Dinh, hiệu tả dực nội quân.

Năm Bính Thân niên hiệu Thịnh Đức Triều Lê Nhân Tông 1656 đặc sai Ninh Quốc Công Trịnh Toàn làm tiết chế thuỷ bộ chư dinh kiêm chức phó đô tướng trấn lĩnh xứ Nghệ An, hàm thái uý mở doanh phủ dương uy tước Ninh Quốc Công, thống nhất chư tướng, trực tiếp đốc binh.
Năm Đinh Dậu niên hiệu Thịnh Đức thứ năm (1657) chúa Nghị vương Trịnh Tráng qua đời. Tây Quốc Vương Trịnh Tạc kế nghiệp chúa. Chúa đàng trong Nguyễn Phúc Tần nhiều lần bị thất bại trước đại binh của Ninh quốc công Trịnh Toàn. Nhân cái chết của Nghị vương, chúa Nguyễn cho người đến viếng và phao tin Trịnh Toàn phản nghịch để làm kế li gián, Tây định Vương mắc mưu ly gián, bèn quan triệu Ninh Quốc Công trở Về Kinh sư. Trinh Toàn rất đau buồn vì mất cha, lại bị hoài nghi phản nghịch số hạ thần tiểu nhân khuyên kế tựu kế làm phản. Trịnh Toàn không nghe, chúng ngả sang nói xấu Trịnh Toàn với phú quận công Trịnh Căn, Trịnh Toàn chỉnh đốn quân sỹ sai người đưa voi, ngựa, khí giới đến nộp cho Trịnh Căn bảo rằng “sự thể như vậy phải nên đến cửa khuyết chờ lệnh vua” để vợ con lại xứ Nghệ hồi triều đám triều quan thêu dệt thành phản trạng. Ninh Quốc Công bị bắt Trịnh Trạc nghĩ Trịnh Toàn là người trí thần không nỡ xử tử, ban khoá bạc giam trong ngục.

Đến năm Giáp Dần niên hiệu Dương Đức năm thứ 3 là 18 năm giam cầm ngục thất Tây Đinh Vương Trịnh Tạc ngày càng nhận ra Ninh Quốc Công vô tội. Sắp tâu vua để tha bổng, không ngờ vào nửa đêm tháng năm, ba quân đồng tình phá ngục vào nhà giam đưa Trịnh Toàn ra ngoài. Ninh Quốc Công thất kinh, truyền đóng cửa tắt đèn bảo với ba quân rằng: làm tôi phải giữ đạo làm tôi, đâu dám lòng trái đạo vả lại có lời thề vẹn chữ trung, chỉ trời vạch đất, nên chút mảy may cũng không nỡ phụng chỉ, đến tuổi già chỉ mong được chút sống thừa ba quân có lòng như vậy, muôn lòng tạ ân.

Mong ba quân trở về đừng làm kinh động. Ba quân nghe lời tướng công, gạt nước mắt tẩu tán. Trịnh Toàn làm tờ khải gửi lên đừng tra xét ba quân xin được phát ngân lương cho ba quân và thân thích, gia ân được chết . Có đoạn viết rằng “lòng mong cho nước thịnh dân yên nguyện được về nơi chín suối bây giờ còn chút hơi tàn, khó hết lòng ba quân muôn trông chẳng quên” Định Vương Trịnh Tạc xem xong tờ khải thấy thật hết lời, không chút che dấu chuẩn tấu Ninh Quốc Công tự uống rượu độc, mất ngày 09/5/1674 thọ 44 tuổi.

Năm 1678 Ninh Quốc Công được phong là Lương Mục Vương, năm 1680 được tôn phong là Tấn Quang Vương năm 1727, Ân vương Trịnh Cương xem xét công đức của ngài.
Ninh Quốc Công là một tài năng quân sự xuất chúng, đức độ trung hiếu vẹn toàn dù trong vòng oan nghiệt nhưng vẫn sáng ngời lòng trung quân ái quốc được tướng sĩ và người thời ấy ngưỡng mộ viết về ông học giả Hipôlyte Breton người pháp có viêt “ Tất cả các thành trì ở đồng bằng ven biển vùng An Tĩnh cho đến cả đèo Ngang ngày nay đều được gọi là thành ông Ninh …thuật lại cuôc đời ông Ninh là làm việc tổng hợp của tất cả các đồn luỹ từ trên bộ cho đến dưới biển tiếng tăm lừng lẫy tài ba nhân đức của ngài đối với vũng An Tĩnh cùng với cái chết bất hạnh của ngài …

Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho tên tuổi của ngài được ghi sâu trong lòng nhân dân ”. Hiện nay vùng Kỳ Lạc, Kỳ Anh còn có thành luỹ bằng đá là bằng chứng cho thời kỳ này.

Thời gian Trịnh Toàn thống lĩnh ba quân xứ Nghệ, đã trực tiếp đánh các trận như hải cảng Nhật Lệ. Đỉnh Hoành sơn. Núi Nam Giới, Đại Nại, Phù Việt, Hương Bộc v…v ..và v…v…vừa bảo vệ biên cương phương Nam vừa chăm lo đến đời sống nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An trong đó có xã Thạch Mỹ bây giờ thôn Mỵ Giang lúc đó gọi là Giang Hà. Nước biển xâm thực không làm được nông nghiệp nhân dân thiếu đói triền miên. ông cho xây miếu thờ thành hoàng làng cầu cho mưa thuận gió hoà, cho đắp đê ngăn mặn, đắp đập để tích nước và nơi đây sau khi ông mất, nhân dân đã thờ ông ở ngôi Đền này.

Nơi đây hiện chỉ còn lại giếng cổ và con đê ngày xưa, ông cho đắp thì nay đã được bê tông hóa, nhưng nhân dân gọi là đê Hựu Ninh, con đập tích nước nay đang được nhà nước đầu tư, xây dựng, nhưng tên vẫn mang tên đập Hựu Ninh, đặc biệt nơi đây dân làng còn đặt làng, mang tên ông là làng Hựu Ninh.

Trịnh Minh, Hà Tĩnh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng