DANH TƯỚNG TRỊNH KHẢ



Trịnh Khả ( 1391-1451) là một trong những Danh tướng chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dưới sự chỉ huy của Lê Lợi chống ách đô hộ xâm lược nhà Minh.

Ông người làng Kim Bôi tổng Sóc Sơn, nay là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hoà huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Cha Trịnh Khả làm Chánh tổng nên ông có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Khi 18 tuổi, ông đã thông thạo tiếng Hán, lại biết tiếng Mường và tiếng Ai Lao. Ông tính nết hiền lành nhưng rất lanh lẹ, tướng mạo khác thường. Được sinh ra trong thời kỳ có nhiều biến động lớn: Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần ( 1400 ); Nhà Minh xâm lược nước ta ( 1407 ). Trịnh Khả vốn có lòng yêu nước nồng nàn, không chịu cảnh nô lệ nên đã tìm đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi làm chủ tướng, chống lại giặc Minh.

Tháng 3/1416, tại làng Lũng Mi ( làng Mé )xã Ngọc Phụng huyện Thường Xuân ( theo Phan Huy Lê ), 19 người là : Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễn, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú,Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan và Trương Chiến đã cùng nhau làm nên một Hội thề Lũng Nhai lịch sử. Cùng dấy cờ chống ách đô hộ nhà Minh xâm lược nước ta.

Là một trong những thành viên đầu tiên của Bộ chỉ huy Lam Sơn. Trong khoảng 10 năm của cuộc kháng chiến ( 1418- 1427 ), ông luôn luôn trực tiếp chỉ huy, chiến đấu dũng cảm và mưu lược, lập được nhiều chiến công xuất sắc.

Các sự kiện chính của cuộc đời ông với công cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là :

– Dùng mưu lừa giặc, giành lại hài cốt của bố Lê Lợi ( là Lê Khoáng) bị Giặc Minh cướp, hòng gây sức ép để Lê Lợi đầu hàng; Do biết tiếng Ai Lao, ông được cử đi sứ, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, chi viện của Ai Lao. Điều này đã góp phần phục hồi lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn khi ban đầu, tiềm lực còn khó khăn về người và hậu cần..

– Tham gia chỉ huy 3 đạo quân Lam Sơn tiến ra Bắc ( 1426 ) trong 3 trận đánh thắng lớn : Trận Ninh Kiều tháng 9/1426 ; Trận Nhân Mục tháng 10/ 1426 và trận Xa Mộc tháng 10/ 1426 . Trịnh Khả trực tiếp đánh 2 trận Ninh Kiều và Xa Mộc cùng các tướng : Phạm Văn Xảo, Lý Triện và Đỗ Bí

– Chỉ huy trận quyết chiến chiến lược Tốt Động – Chúc Động ( Chương Đức, tức Chương Mỹ ngày nay ) năm 1426. Cùng các tướng : Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đỗ Bí, Đinh Lễ, Nguyễn Xí.

Đại Việt thông sử có ghi : “… Lúc bấy giờ, Trịnh Khả cùng với các tướng lĩnh…..đều là Danh tướng một thời, luôn đồng tâm hợp lực, khi thì bất ngờ, khi thì công khai đối mặt, ứng biến khôn lường, thừa cơ thật đúng lúc. Tất cả, nhanh như cắt, mạnh như tên, hễ đánh là thắng.”

– Đại phá Mộc Thạch ở ải Lê Hoa ( Cao Bằng ).

Để cứu nguy cho Vương Thông đang bị vây hãm ở thành Đông Quan. Giặc Minh cho Liễu Thăng đem 10 van quân theo đường Chi Lăng- Xương Giang và Mộc Thạch đem 15 vạn quân theo đường Lê Hoa sang cứu viện. Sau khi Liễu Thăng bị giết ở Chi Lăng , quan quân tơi tả phải rút về.

Tại Lê Hoa, Quân Lam Sơn do Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo chỉ huy đã dùng kế, tổ chức 2 trận đánh lớn ở Đan Xá và Lãnh Câu : “ Chém hơn 1 van tên, bắt hơn vạn tên còn khí giới, quân trang thu về, nhiều không kể xiết.” Nhờ có nhiều công trạng to lớn. Trịnh Khả được phong tước Liệt Hầu; chức Đô Thái Giám; Đồng Tổng Quản, trực tiếp coi các đội quân Thiết Đột. Năm 1443 được phong tước Quốc Thượng Hầu.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc với bản anh hùng ca nổi tiếng trong bài Bình cáo Đại Ngô của Nguyễn Trãi:
…. Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông

Để:
Xã tắc từ nay vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới.

….
Trịnh Khả có 2 bà vợ là : Lê Thị Ngọc Kỹ và Bùi Thị Diệp. Ông có 13 con giai và 9 con gái. Trong các con giai thì có đến 10 người con có chức vị cao trong xã hội, 1 người là Quốc Công; 2 người là Quận Công; 5 người là tước Hầu và 3 người là Đô Đốc.

Một người con của Trịnh Khả là Trịnh Công Tá đã giữ chức Đô chỉ huy sứ, Thuần Mỹ Hầu. Các tư liệu về Trịnh Công Tá đang được sưu tầm và nghiên cứu để đủ điều kiện tôn vinh và công nhận là Di tích Lịch sử- Văn hoá.

Trịnh Khả bị hành quyết ngày 26/7/1451 do những tiểu nhân, xu nịnh, đố kỵ gièm pha cùng con trai cả : Trịnh Bá Quát.. 2 cha con ông bị giết sau sự kiện vụ án Lệ Chi Viên, để cả 3 họ Nguyễn Trãi bị Tru di tam tộc. Vụ án mãi đi vào lịch sử thời phong kiến Việt Nam. Hai năm sau khi ông mất . Triều đình thấy ông ( Trịnh Khả ) vô tội đã minh oan, và đã ban cho con cháu ông 100 mẫu ruộng hương hoả.

Quê ông, thôn Giang Đông, Vĩnh Hoà cạnh sông Mã hiện còn ngô nhà thờ họ Trịnh Khả được xây dựng trên sườn đồi. Ngôi nhà thờ đã được xếp hạng, công nhận là di tích Lịch Sử- Văn hoá cấp Quốc gia. Nhân ngày giỗ 26/7, viết về ông như một nén nhang tưởng nhớ một người con trong họ đã làm rạng danh tiên tổ, bất khuất và anh hùng./

Tuấn Anh

 

 

There are no comments yet

Tin khác đã đăng