Chuyện không mới về những bức tranh của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm



Chuyện không mới về những bức tranh của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm đang được nhiều nơi dùng, được đưa lên ban thờ của các nhà thờ, từ đường và tư dinh người họ Trịnh.

Về hình ảnh của Minh Khang thì hiện nhiều nơi có tượng, tranh thờ, do một số tác giả đã tái hiện, căn cứ theo những tài liệu lịch sử về Minh Khang về thần thái, sắc mầu, trang phục…
Tôi nhớ là những năm 1990, bức A1 do họa sỹ Trịnh Quang Vũ thể hiện đã mặc nhiên được thừa nhận là hình ảnh của người và được cộng đồng người họ Trịnh cả nước dùng và đặt trên Ban thờ.
Chúng ta đã biết Minh Khang Thái Vương ( 1503 – 1570 ) là người con ưu tú nhất của dòng họ Trịnh Việt Nam, đã được cộng đồng người họ Trịnh tôn thờ. Cũng bởi Người không có một bức ảnh, bức vẽ truyền thần nào để lại nên hiện chúng ta chỉ có những sự tái thể hiện về chân dung của Minh Khang.

Ngay trong cuốn: TRỊNH GIA CHÍNH PHẢ của Trịnh Như Tấu năm 1933 thể hiện chân dung Trịnh Kiểm với những đường nét cơ bản, nhân văn nhất.
Nói về sự mặc nhiên và sự thừa nhận của cộng đồng người trong họ thì những điều có trước tiên là một sự Minh định. Không thể một con người lại có nhiều hình dạng, nhất lại được để trên Ban thờ. Đó là sự tùy tiện vô ý thức hoặc cố ý !

Vấn đề hiện có những tấm tranh của Minh Khang trong những sự kiện lớn nhất của dòng tộc, đã có những ý kiến phản đối và bức xúc trong nhiều người là điều không đáng có. Họ Trịnh Việt nam đang trong quá trình chuyển động mạnh mẽ bởi nhiều người đã tiếp cận công việc dòng họ, hiểu nhiều hơn về một thời đáng để tự hào, để tôn vinh, để hướng tới. Như vậy cần một sự chấn chỉnh sớm và cần thiết có một Qui ước để căn cứ và thực hiện thống nhất trong toàn họ. Vấn đề đó, trách nhiệm trước hết thuộc về Hội đồng họ Trịnh Việt Nam với họ Trịnh.

Chân dung Minh Khang trong Trịnh gia chính phả của tác giả Trịnh Như Tấu, xuất bản năm 1933

There are no comments yet

Tin khác đã đăng