Chi họ Trịnh thôn Vô Hoạn, xã Nam Mỹ, Nam Trực , Nam Định
Để chắp nối được các thông tin liên quan tới một quyển Gia phả viết từ thời Nguyễn, khoảng chục trang bằng chữ nho. Cụ thuỷ Tổ là Trịnh Phúc Thiện. và ngôi mộ của cụ toạ lạc ở Vô Hoạn và đoạn trước cụ như thế nào…
Chị Họ nơi đây có quan hệ gì với các chi họ trịnh trong vùng. Vân vân và vân vân..Những câu hỏi được đặt ra từ nhiều năm nay. Và như một sự trùng lặp, của lợi thế thông tin, xu hướng của xã hội hiện tại là mong muốn tìm hiểu cặn kẽ về cội nguồn, gốc tích.
Được sự giúp đỡ tận tình của các ông: Trịnh Bá Bân ( hiện ở 82 phố Mới- Ga, phường Trường Thi, tp Nam Định, điện thoại 0988.108.045) và ông Trịnh Văn Thành ( hiện ở xã Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình, điện thoại : 01272.559.193) cùng 4 ông ở Vô Hoạn, Nam Mỹ là : ông Trịnh Duy Chức, hậu duệ thứ 11, Trưởng họ( điện thoại 0912.945.253) ; ông Trịnh Tuyến là Tiên chỉ của họ, hậu duệ đời thứ 9; ông Trịnh Hiếu, hậu duệ thứ 10 và ông Nguyễn Văn Đĩnh, hậu duệ thứ 9 ( điện thoại : 0914.281.369 ) đã về xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, Nam Định tìm hiểu tin tức…
Đoàn đã tới 3 nhà thờ họ Trịnh trong khu vực Xuân Tân, gặp gỡ các ông, bà cao niên trong họ Trịnh và…kết hợp với Gia phả hiện còn, những thông tin lưu truyền trong con cháu, xác minh thân nhân theo các chuẩn mực phổ thông liên quan tới cụ Thuỷ tổ Trịnh Phúc Thiện ở Vô Hoạn thì thấy: Họ tên: Trịnh Phúc Thiện là như nhau; Giới tính: như nhau; Năm sinh : cũng khoảng năm 1662 , như nhau, đều cách đây khoảng trên 300 năm; Sinh quán : cùng trấn Lĩnh Sơn Nam; Ngày giỗ; ở Xuân Tân có thờ cụ Thiện nhưng không nhớ ngày giỗ. Như vậy, có thể cụ không sống ở Xuân Tân mà lập nghiệp ở nơi khác mà hiện ở Vô Hoạn có mộ cụ.; Các dòng họ Trịnh ở Xuân Tân cũng thờ và giỗ 2 bà Tổ cô là Trịnh Thị Xuân Hoa và bà Trịnh Thị Ngọc Hoa. Trong Gia phả của họ Trịnh Vô Hoạn có ghi rõ ngày giỗ của 2 bà.
Và trên cơ sở 2 cuốn gia phả hiện đang được lưu truyền ở họ Trịnh Bách Thuận, Vũ Thư, Xuân Trường, Nam Trực, ghi từ năm 1376 và bản của họ Trịnh Vô Hoạn, cùng những tin lưu truyền trong 2 nơi có chú ý tới các yếu tố: Địa lý khu vực quanh vùng: Xuân Trường, Nam Trực, Vũ Thư; yếu tố lịch sử của thế kỷ 14-17, các tập quán xã hội. các thành viên di tìm hiểu khống có gì phản biện về sự khác biệt.
Một vấn đề để thêm hy vọng là các nhà tâm linh, ngoại cảm cho biết là cuốn Gia phả gốc của Vô Hoạn không bị mất, mà hiện còn lưu lạc đau đó trong các gia đình của họ Trịnh Vô Hoạn.. Nếu vậy, âu cũng là một tin tốt lành cho chi họ nơi đây.
Gia phả của chi họ hiện ghi được 12 đời, và nối tiếp với cuốn Đại phả có cụ Thuỷ tổ là Trịnh Công Thành ( 1376- 1437) đến đời thứ 9, năm 1662 thì cụ Trịnh Phúc Thiện ( 1 ) về sống ở Vô Hoạn, cụ sinh cụ Trịnh phúc Tâm ( 2 ) > Trịnh Phúc Đăng ( 3 )> Trịnh Phúc Châu ( 4 ).
Và Cụ Châu sinh 3 người con trai
….Dòng trưởng có khoảng 190 khẩu, trưởng họ là ông Trịnh Duy Chức hiện sống ở Vô Hoạn.
Dòng thứ 2, cụ Trịnh Phúc Kiên về cư trú ở xã Quần Phương, Hải Hậu, dòng này có khoảng 100 khẩu.
Dòng 3, cụ Trịnh Đình Lệ( 10 )> Trịnh Đình Côi…. Vào Ý Yên, Nam Định và từ đây, chi thứ 3 đổi sang họ Nguyễn? Cụ Côi ( 5) > Nguyễn Đình Chiến ( 6 )> Nguyễn Văn Đán ( 7 ) > Nguyễn Văn Phán ( 8 ) > Nguyễn Văn Đĩnh ( 9 ) > cho đến nay, dòng này hiện có gần 90 khẩu.
Theo gia phả, các nghề của họ Trịnh nguồn từ cụ Trịnh Phúc Thiện có nhiều nét khác biệt là : Nghề thuốc, dạy học, chơi cây cảnh, mộc và đặc biệt là nghề đúc đồng( làm tượng, chuông ) khá nổi tiếng. Hiện ông trưởng họ Trịnh Duy Chức đã khôi phục được nghề đúc đồng của cha ông, hàng năm xưởng đúc đã sử dụng trên 30 tấn đồng nguyên liệu, thu hút nhiều lao động của họ và địa phương.
Làng Vô Hoạn, Nam Mỹ, Nam Trực cách cầu Đò Quan chừng 4 km, nằm cạnh sông Hồng là một mảnh đất phù sa mầu mỡ, người họ Trịnh nơi đây sống hoà thuận, tình nghĩa. Người ở lại quê, đa phần vẫn giữ gìn những nghề truyền thống: trồng lúa, làm cây cảnh, cây hoa…
Việc kết nối thành công trong một dòng họ có thể là lớn nhất trong Đại tộc Trịnh được biết, cho thấy số lượng con cháu từ năm 1376 đến nay lên trên 7000 đinh. Lan toả tới 3 tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Các chi họ ở đây có một hệ thống nhà thờ khá hoàn chỉnh, mộ các cụ được xây cất vững chắc, bề thế, ngày giỗ các cụ thuỷ tổ được đông đảo các chi nhánh về tham dự rất đông đảo. Những việc đã làm được là thành quả của công sức, tâm huyết và quyết tâm của bao người trong họ /.
Văn Đĩnh- Tuấn Anh
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet