Chi họ Trịnh ở xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Chiều ngày 10/8/2019, ông Bỳ Văn Tứ ( Trịnh Tứ) PCT HĐHTVN cùng các ông Trịnh Văn Hoãn, Trịnh Văn Hiển PCT HĐHT thành phố Hải Phòng đã tới dâng hương tại nhà thờ chi họ Trịnh tại thôn Nguyễn Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Cụ tổ chi họ Trịnh ở đây là cụ Trịnh Lương Bật từ Thanh Hoá về định cư vào khoảng năm 1620. Tương truyền , khi mới phiêu bạt về đây, , cụ và gia đình ở nhờ chùa Tư Lê trong làng , nơi chưa có sư trụ trì . Cụ làm ông từ, chuyên lo việc đèn nhang và chăm sóc , giữ gìn ngôi chùa.
Năm Canh Thìn ( 1640 ) nhà vua mở khoa thi, cụ Bật đi thi và đỗ Đồng Tiến sĩ. Cụ được bổ nhiệm làm quan năm cụ đã 62 tuổi. Lúc đầu cụ được giữ chức Tả Thị Lang, sau giữ chức Hình Bộ Thượng Thư cho tới lúc được Trí sĩ ( nghỉ hưu) và được gia phong là Cẩm Xuyên Hầu. Bia Tiến sĩ Trịnh Lương Bật có trong Quốc Tử Giám.
Cụ Trịnh Lương Bật có 2 con trai làm Tuần phủ:
– Cụ Trịnh Nhân Đức – Tuần phủ Nghệ An
– Cụ Trịnh Kính Vĩ – Tuần phủ Bắc Ninh
Các hậu duệ nhiều người đỗ đạt:
– Cụ Trịnh Phúc Thiện – Thừa Chánh xứ ở Thái Nguyên
– Cụ Trịnh Phúc Lộc – Tri huyện Hoành Bồ , Quảng Ninh
– Cụ Trịnh Đăng Đống làm quan Thái Giám nội hầu thời vua Lê.
Đoàn công tác của HĐHTVN đến viếng lăng mộ Thái giám Trịnh Đăng Đống. Di tích lăng quan Thái giám đang được Sở văn hoá tỉnh Hưng Yên xét duyệt thủ tục cấp bằng di tích xếp hạng của tỉnh.
Chùa Khánh Vân (xưa gọi là chùa Tư Lê) là ngôi chùa cổ ở phía Tây thôn Nguyễn Xá, thời gian binh lửa chùa đã bị đổ nát, ngài Trịnh Đăng Đống đã bàn bạc với dân làng lập lại chùa ngoài, tô các tượng phật tam thế, tam tôn, quan âm đạo sĩ, thánh tăng, và một pho tượng long thần. Sau đó ngài đã bầu hậu 4 mẫu ruộng tư điền và 2600 quan tiền để đúc chuông, mua chiêng trống chi phí cho việc nhang đăng hàng năm và tế lễ đình làng chùa. Việc tốt của ngài khiến nhân dân các vùng ai cũng khen ngợi và cảm kích. Với lòng từ thiện nhân ái đó, nhân dân đã bàn bạc dựng bia và tô tượng người cùng vợ ở bên trái của chùa để tỏ lòng mến mộ và nhắc nhở các thế hệ không được quên. Văn bia được hoàn thành vào mùa hạ năm Giáp Thân (1764) niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 25. Bia do cụ Lê Quý Đôn, tiến sĩ khoa năm Nhâm Thìn (1750) giữ chức Bí thư Đông Các và các học sĩ quốc tử viên biên soạn cùng ký kết bầu hậu ngài Trịnh Đăng Đống.
Đoàn của HĐHTVN đã gặp gỡ một số thân tộc họ Trịnh ở Nguyên Xá đang sinh sống ở Hà Nội, Bắc Giang … cũng về cùng gia tộc làm công tác chuẩn bị cho Hội nghị HĐHT tỉnh Hưng Yên sẽ được tổ chức tại từ đường của chi họ vào sáng hôm sau 11/8/2019. Các hậu duệ của cụ Trịnh Đăng Đống mong muốn có dự hỗ trợ của HĐHTVN và HĐHT Hưng Yên trong việc giải quyết thủ tục cấp bằng di tích lăng quan Thái Giám.
Nhà thờ chi họ Trịnh ở Nguyễn Xá , Mỹ Hào , Hưng Yên
Chùa Khánh Vân
Quần thể lăng mộ quan Thái Giám
Bài và ảnh : Trịnh Thường Dân, Trịnh Phúc Hòa
Tin khác đã đăng
- Lời kêu gọi khắc phục hậu quả bão lụt 17/09/2024
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
There are no comments yet