Các chúa Trịnh – vị trí vai trò lịch sử



Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

TRÍCH BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THẢO KHOA HỌC

CÁC CHÚA TRỊNH VỊ TRÍ VAI TRÒ LỊCH SỬ


(Tháng 1 – 1995 tại TP Thanh Hóa)

(Do giáo dư Văn Tạo – nguyên Viên trưởng viện Sử học Việt Nam tổng kết trong hội thảo khoa học “Các chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử” do Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa phối hợp với Viện sử học Việt Nam, Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức tại Thanh Hóa tháng 1 năm 1995).

…Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhờ không khí đổi mới của đất nước chúng ta có điều kiện nhìn nhận, đánh giá lại vai trò, vị trí của các Chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam một các khách quan, khoa học. Vì vậy, cuộc “Hội thảo khoa học về các Chúa Trịnh của chúng ta hiện nay thật là cần thiết, lý thú và bổ ích”. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng đây là cuộc Hội thảo đầu tiên về các Chúa Trịnh chứ chưa phải là duy nhất, vì cũng như bất cứ một cuộc hội thảo nào, cũng không cho phép tự coi mình như là tiếng nói cuối cùng.

…Gần 100 đại biểu với hơn 50 bản tham luận, hơn 30 lượt người phát biểu tranh luận với tinh thần thực sự khách quan, khoa học và đấy trách nhiệm trước lịch sử. Hội thảo đã thống nhất đánh giá các nội dung lớn như sau:

1. Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?

Hội thảo đã tranh luận sôi nổi và đi đến nhất trí rằng : Trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, khi mà con cháu vua Lê không còn đủ sức để cai quản đất nước, khủng hoảng kinh tế, xã hội diễn ra có lúc trầm trọng, nông dân khởi nghĩa triền miên, bọn ngoại xâm không từ bỏ âm mưu xâm lược…Cả dân tộc đang cần có một chính quyền đủ sức để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng khi không muốn động chạm đến ngai vàng bởi âm hưởng, đức độ của các vua Lê tiền bối, cộng với tư tưởng “Trung quân ái quốc” đã thấm vào máu thịt các nhà nho, các tầng lớp nhân dân. Đó là một mâu thuẫn lớn không dễ giải quyết.

Trong điều kiện xã hội Việt Nam như vậy thì việc các Chúa Trịnh từng bước “lấn át” vua Lê là tất yếu khách quan. Thực tế lịch sử đặt ra yêu cầu các Chúa Trịnh phải nắm thực quyền để điều hành xã hội, quản lý đất nước. Và, để phần nào giải quyết mâu thuẫn trên, bên cạnh “lục bộ” của nhà Lê, các Chúa Trịnh đã không khéo đặt ra “lục phiên” của phủ Chúa để thực sự nắm quyền hành động.

Thực tế lịch sử cho thấy, nếu chính quyền của các Chúa Trịnh không hợp lòng dân, không đảm đương nổi nhiệm vụ quản lý đất nước, điều hành đất nước, ổn định đời sống xã hội (tất nhiên chỉ có mức độ) thì không thể tồn tại tới hơn 200 năm.

2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.

+ Về đối nội: Đã giữ được kỷ cương, phép nước để xã hội phong kiến Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển.

+ Về đối ngoại: Giữ gìn được độc lập dân tộc, không những không bị Trung Quốc xâm lược mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia (như việc đòi lại được khu mỏ đồng Tụ Long mà Trung Quốc đã chiếm dụng).

+ Phát triển đất nước: Đã tiến hành được một số cải tiến, đổi mới mà tiêu biểu là Trịnh Cương. Đã cải tiến quản lý kinh tế tài chính, cải tiến bộ máy quản lý hành chính, cải tiến chế độ giáo dục thi cử, nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài. Cải tiến ít nhiều tổ chức quân sự, tăng thêm tiềm lực quốc phòng.

Phố Hiến – Kinh Kỳ thời kỳ này được mở mang và phát triển sầm uất là biểu hiện của những chính sách tiến bộ về kinh tế của các Chúa Trịnh. Tuy nhiên những cải tiến đổi mới ấy đều có những cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao, và cũng chỉ là “giải pháp tình thế” nhất thời, chưa đến tầm của một cuộc cải cách đổi mới toàn diện.

3. Những gương mặt nổi bật trong dòng dõi các Chúa Trịnh:

Bước đầu Hội thảo thừa nhận một số nhân vật trong dòng các Chúa Trịnh đã có những cống hiến trong các lĩnh vực cho đất nước:

– Trịnh Sâm, Trịnh Cương vừa là nhà quản lý, vừa là nhà thơ có ít nhiều cống hiến trong các lĩnh vực văn học.

– Trịnh Ngọc Thị Trúc với “Chi nam ngọc âm giải nghĩa” vừa có tính văn học, vừa có tính “từ điển” học và “Phật huyết bảo phục mẫu âm” của Trịnh Quán cũng có cống hiến nhất định về văn hóa. Đó là những phát hiện mới mẻ trong Hội thảo này.

Về quân sự, họ Trịnh tuy có những cải tiến về mặt tổ chức, nhưng nhìn chung vẫn không mạnh. Tuy nhiên, Trịnh Tùng nổi bật lên là nhà quân sự tài ba thì Hội thảo đều nhất trí đánh giá.

4. Sau khi làm rõ thêm một bước công lao đóng góp cảu các Chúa Trịnh, Hội thảo kiến nghị:

a. Đây là Hội thảo khoa học đầu tiên đánh giá lại vị trí, vai trò các Chúa Trịnh, đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về những đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ XVI, XVII. XVIII. Vì vậy biên soạn các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử về các Chúa Trịnh cần phải có sự sửa chữa lại cho đúng mức hơn. Trong nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, lịch sử, chúng ta đã bỏ dùng từ “Ngụy”, “nhuận” đối với nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Tây Sơn. Đối với các Chúa Trịnh, cũng cần phải sửa chữa lại cho đúng với thực tế lịch sử.

b. Ghi công lao họ Trịnh bằng cách lấy tên một số danh nhân họ Trịnh đặt cho các đường phố.

c. Những di tích lịch sử các Chúa Trịnh để lại như Nghè Vẹt, đền thờ Thái Tể Hoàng Đình Ái, Phủ Trịnh, đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, cần phải nhanh chóng được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia và có sự đầu tư thích đáng, khẩn cấp để bảo vệ và tôn tạo. Đồng thời cần phải quy hoạch lại và công nhận cụm di tích lịch sử có liên quan tới Nhà Trịnh ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).

d. Tổ chức sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học điêu khắc thời Lê – Trịnh.

Xác nhận của Viện sử học Việt Nam

Thư ký Hội nghị khoa học
Viên Ngọc Lưu
đã ký

Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa

Nguyễn Diên Niên

đã ký

3 comments

  • trong lịch sử phong kiến chuyển giao tiền lê >> lý >> trần >> hồ >> . hậu lê >> mạc . nhìn cách khách quan thì đều là các cuộc nổi dậy giữa lúc loạn lạc của dương triều suy yếu rồi lấy lý do mà xóa ngôi thì được coi là anh hùng dân tộc . còn về phần chúa trịnh thì khác theo lực thì đủ sức để xóa ngôi vua để lập ra thời vua mới nhưng cũng vì lo cho vận mệnh đất nước sẽ rơi vào loạn lạc dân chúng lầm than mà chúa đều cân nhắc giữ đúng phép trung thần phò vua giúp dân . còn nói về lấn át quyền thì cũng không đúng , ta đặt câu hỏi tại sao các vua không làm cho mình mạnh lên và thu quyền lại , hay là nói thật là các vua lê lúc đó là bất tài lên chỉ lo hưởng lạc phó mặc triều chính nếu không có các chúa thì sẽ dẫn tới triều chính nhũng loạn thử hỏi dân có yên không nếu không có các chúa cứng rắn thì không biết sẽ có bao cuộc nổi dậy cướp ngôi như nhà mạc đã làm với nhà lê .tôi không hiểu sao các nhà khoa học đánh giá kiểu gì mà giờ còn bảo là cho sét công bằng thì nhìn nhận lại nhà mạc xóa ngôi làm thế là vì nhà lê suy yếu còn nhà chúa trịnh thì phò vua giúp dân lại cho là lộng quyền .còn về đối ngoại thì tại sao bao đời các vua đều bị phương bắc lấn chiếm còn nhờ chúa trịnh mà tới tận 200 năm phương bắc không một lần xua quân mà lại còn trả đất nguyên cái đó cũng giúp mấy đời nhân dân sống yên ổn tôi nghĩ lịch sử lên nhìn nhận lại thời chúa trịnh là một thời CÔNG THẦN CÓ CÔNG LAO VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI VUA nhất trong lịch sử việt namchúa làm nhưng vua hưởng '' thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố hiến

Tin khác đã đăng