Bảo tồn và phục dựng Vương Phủ Trịnh



Ngày 14/ 10/ 2014, tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá đồng chí Mai Văn Ninh UVTW Đảng bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá tiếp và làm việc với đoàn đại biểu HĐH Trịnh Việt Nam, HĐH Trịnh tỉnh Thanh Hoá. Buổi làm việc với chủ đề: “Quy hoạch, bảo tồn tôn tạo tu bổ và phục hồi khu di tích lịch sử VH Quốc gia Phủ Trịnh”

Hội đồng họ Trịnh Việt Nam có các ông:

1. Ông Trịnh Văn Lâu – Phó chủ tịch HĐH Trịnh Việt Nam.
2. Ông Trịnh Đình Đản – Nguyên thư ký Bộ trưởng y tế
Về phía HĐH Trịnh Thanh Hóa có các ông:
1. Ông Trịnh Trọng Quyền – Nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Chủ tịch danh dự HĐH Trịnh TH.
2. Ông Trịnh Huy Luân – Nguyên phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chủ tịch HĐH Trịnh TH.
3. Ông Trịnh Hải Thi – Uỷ viên Thường trực kiêm tổng thư ký HĐH Trịnh tỉnh Thanh Hoá.

Thay mặt đoàn ông Trịnh Văn Lâu báo cáo với Bí thư Tỉnh uỷ về diễn tiến, tồn tại bất cập trong việc nhà tư vấn lập đồ án quy hoạch bảo tồn tu bổ và triển khai dự án trong quá trình đang khởi động…Những đề suất cần tháo gỡ, bổ sung để hoàn chỉnh dự án, trọng tâm cần khắc phục là Quy hoạch tổng thể.

Tiếp theo ông Trịnh Hải Thi báo cáo bổ sung về 2 đồ án của ông Hàn Tất Ngạn lập năm 2014 và của ông Nguyễn Hứa Đán lập năm 2010. Qua nghiên cứu tổng quát đa số thành viên HĐHT VN và HĐH Trịnh TH đồng thuận ủng hộ đồ án của KTS Nguyễn Hứa Đán (tính khả thi cao).

Sau khi lắng nghe và tiếp thu những ý kiến trên đ/c Mai Văn Ninh đã có ý kiến với đoàn như sau:

Đồ án phải đặc biệt quan tâm đến quy hoạch tổng thể, đ/c nhấn mạnh, phải có tầm nhìn xa, bài bản định hướng lâu dài; Đây là một công trình lịch sử lớn xứng tầm với các vị tiền nhân, thiết kế xây dựng đúng với thời Lê Trung Hưng. Cần phải tổ chức báo cáo lại đồ án để nghe ý kiến các nhà khoa học lịch sử, ý kiến đóng góp đồng thuận của con cháu dòng họ Trịnh.

Việc xây dựng nên phân kỳ thành nhiều giai đoạn, trước mắt xây dựng những hạng mục chính, việc xây dựng tiếp theo có thể kéo dài 10 – 15 năm hoặc lâu hơn nữa. Một lần nữa đồng chí lại nhấn mạnh mấu chốt là Quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án. Tuy nhiên dự án khoảng trên 200 tỷ thì không phải là quá lớn, mỗi năm (từ 4 – 5 năm) tỉnh bỏ ra 50 tỷ thì có thể đảm đương được. Sau khu lịch sử Văn hoá Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Thành Nhà Hồ tiếp đến là dự án Cung Phủ Trịnh là đúng với mục tiêu kế hoạch định hình chuỗi du lịch tâm linh của tỉnh Thanh Hoá.

Tiếp theo đ/c Bí thư điện trao đổi với đ/c Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị phải chỉ đạo trực tiếp sâu sát công trình này. Đồng chí còn chỉ đạo qua điện thoại cho Giám đốc Sở VHTT & DL tạm dừng triển khai mọi công đoạn của dự án để làm lại từ đầu (UBND tỉnh tổ chức tư vấn báo cáo tiếp).

Người viết bài này có suy nghĩ cảm nhận tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm nhiệt tình ngưỡng vọng của đồng chí đối với các vị Chúa Trịnh, các công trình lịch sử VH nhà Trịnh với tình cảm thật sâu sắc.

Đây là lần thứ ba đồng chí Bí thư một tỉnh lớn như Thanh Hoá có quan điểm, góc nhìn khách quan về lịch sử nhà Trịnh, đánh giá đúng vai trò công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước của các Chúa Trịnh.

Định hướng và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng chí là phù hợp quy luật khách quan, sát với ý tưởng mục tiêu của chúng ta đặt ra. Buổi làm việc kết thúc trong không khí thân mật vui vẻ, cởi mở đầy ấn tượng. Đây là tin vui xin gửi đến toàn thân tộc Trịnh cả nước./.

Trịnh Hải Thi
Thư ký HĐH Trịnh Thanh Hóa

There are no comments yet

Tin khác đã đăng