Các cuộc hội thảo lớn trong năm 2008
CÁC CUỘC HỘI THẢO LỚN TRONG NĂM 2008
1. Hội thảo ” Thân thế và sự nhiệp Triết Vương Trịnh Tùng”
Hội thảo được tổ chức tại tại Văn Miếu Quốc tử giám, Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2008. Phối hợp giữa Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội đồng họ Trịnh Việt Nam. Đây là hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Triết Vương Trịnh Tùng – vị Chúa đầu tiên có mặt tại Thăng Long sau khi dẹp được nhà Mạc, là 1 trong 5 họ cầm quyền có mặt tại Hà Nội : Lý, Trần , Lê, Trịnh, Mạc.
Trong hội có 15 nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, xã hội… tham gia tham luận như Giáo sư Đinh Xuân Lâm, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, GS Văn Tạo, PGS Nguyễn Minh Tường, TS Trương Thi Yến, nhà nghiên cứu Ngô Vũ Hải Hằng, nhà nghiên cứu Xuân Tiến…
Các nội dung tập trung vào các nhóm vấn đề :
– Đánh giá nhân cách văn hoá, chính trị
-Công lao trong công cuộc Trung Hưng
– Sự nghiệp văn trị, phục hồi đất nước sau chiến tranh.
Khoảng 50 năm từ cuối thế kỷ 16-17 hầu hết các sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá, bang giao, giáo dục khoa cử của nước ta đều có liên quan thậm chí chịu sự chi phối bởi một nhân vật đó là Triết Vương Trịnh Tùng (theo GS Đinh Xuân Lâm).
Hoặc “Trong cuộc chiến đánh bại nhà Mạc, khôi phục cơ nghiệp nhà Lê, Trịnh Tùng đã đóng vai trò hết sức quan trọng và qua cuộc chién này. Chúng ta thấy Trịnh tùng thể hiện rõ là nhà chỉ huy chiến lược xuất sắc, một vị tướng cầm quân tài giỏi”. ( theo PGS Tạ Ngọc Liễn ).
“Điều đáng nói nữa là Nhà Lê Trung Hưng không chỉ sử dụng được hết các: hiền tài nguyên khí quốc gia do chính mình tạo ra ( Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Văn Giai.. ) mà còn dung nạp được những kẻ sĩ Bắc triều (Đỗ Uông, Đồng Hãng, Ngô Thảo..)”.
Hội đồng họ Trịnh cũng nhận thức như đây là một hoạt động quan trọng để mọi người có sự nhìn nhận khách quan về Triết Vương Trịnh Tùng. Đã có hơn 200 đại biểu các tỉnh về dự. Đặc biệt hội thảo có cụ Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhân cụ Trịnh Văn Bô, doanh nhân Việt Nam danh dự cũng cố gắng về dự hội thảo.
2. Hội thảo “Cuộc đời và sự nghiệp của Thịnh Vương Trịnh Sâm”
Hội thảo tổ chức tại TP Thanh Hoá, ngày 11-10-2008. Đây là cuộc hội thảo của Hội khoa học lịch sử Thanh Hoá, Hội đồng họ Trịnh Thanh Hoá tổ chức. Có 24 bài viết tham luận về nhiều mặt : chính trị, quân sự, văn hoá..
Cuộc đời Chúa Trịnh Sâm đã thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu : quân sự, văn hoá, nhà thơ, nhà giáo, nhà báo…quan tâm đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với cuộc hội thảo. Hiện tượng song trùng hai chính quyền tồn tại là Vua Lê – Chúa Trịnh đã thể hiện cái khôn ngoan, tài trí của các Chúa Trịnh khi nhà Lê đang có uy tín lớn với đông đảo dân Đại Việt. Sự độc đáo đó đã tránh được ngoại sâm dòm ngó và giữ yên trật tự bên trong.
Sử gia Phan Huy Chú đánh giá : chính giáo thì lừng lẫy, khắp nơi, bốn cõi thì yên ổn, công lao rực rỡ hơn các đời trước.
3. Hội thảo ” Nhân Vương Trịnh Cương ”
Hội thảo tổ chức ngày 06-01-2008 tại Xã Yên Giang, Yên Định, Thanh Hoá, nhân ngày giỗ Chúa Trịnh Cương. Hội Đồng họ Trịnh Việt Nam cùng nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, hán nôm..và đông đảo các đại diện chính quyền, nhân dân sở tại đã tham gia cuộc hội thảo và lễ tưởng niệm.
Trong cuộc hội thảo, mọi người xúc động và cảm ơn ông Trịnh Hải đã có nhiều công tu sửa mộ Chúa Trịnh Cương khi ngôi mộ phát lộ.
Trịnh Tuấn Dũng
Tin khác đã đăng
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Nhân Vương Trịnh Cương 02/04/2015
- Phát hiện về lễ nhạc thời LÊ – TRỊNH 02/04/2015
- Thời LÊ- TRỊNH trong ngàn năm Thăng Long 02/04/2015
- Thăng Long thời Mạc và Lê -Trịnh 02/04/2015
- Những pho tượng thời LÊ – TRỊNH ở Hải Phòng 02/04/2015
There are no comments yet