Thời Mạc và Lê Trịnh – gọi chung là thời Lê Trung Hưng (1527-1788)



Đây là thời kỳ đặc biệt, có lúc có 2 triều đại song song đan xen nhau, cũng là thời kỳ đất nước có nhiều biến động lớn lao, sôi động nhất trong lịch sử nước Đại Việt. Song về thực chất, triều Mạc chỉ là phụ triều, không phải là triều đại chính thống (chính sử đã khẳng định).

Đây là thời kỳ đặc biệt, có lúc có 2 triều đại song song đan xen nhau, cũng là thời kỳ đất nước có nhiều biến động lớn lao, sôi động nhất trong lịch sử nước Đại Việt. Song về thực chất, triều Mạc chỉ là phụ triều, không phải là triều đại chính thống (chính sử đã khẳng định).

Trong khoảng thời gian gần 400 năm, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, là thời kỳ phát triển đỉnh cao của họ Trịnh trong điều kiện hoàn cảnh chính trị xã hội đất nước có nhiều khó khăn, luôn biến động. Cũng là thời kỳ rất đặc trưng về hình thái chính trị xã hội mà sự nghiệp của họ Trịnh đã gắn liền với lịch sử của dân tộc. ở đây chỉ xin nêu những sự việc có liên quan đến nguồn gốc của họ Trịnh để minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của dòng họ.

Trước khi xuất hiện chúa Trịnh, xã hội Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng do giai cấp thống trị đã suy đồi, ăn chơi trụy lạc, đời sống nhân dân bị bần cùng. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nông dân ngày càng gay gắt, dẫn đến việc đi ngược lại quyền lợi dân tộc, có nguy cơ mất nước.
Triều Lê sơ, sau một thời kỳ thịnh trị, thái bình, đất nước phát triển, đã đi vào con đường bế tắc, vua quan tranh giành quyền lợi, sống sa đọa, trong khi đời sống người dân ngày càng khó khăn, phải xiêu tán khắp nơi, sản xuất đình trệ mà không có người lo toan. Nhà Mục thay thế nhà Lê sau khi cướp được ngôi vua với chiếu nhường ngôi của Cung Hoàng Xuân, những mong chấn chỉnh lại được tình hình đất nước. Nhưng rồi cũng bất lực trước tình cảnh xã hội đã suy thoái đến cực điểm. Vì bản thân nhà Mạc cũng lại đi vào con đường hưởng thụ, tranh chấp quyền lực, nên không thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Lúc này có một số danh nhân người họ Trịnh xuất hiện như võ tướng phù Lê đánh Mạc Trịnh Phúc Hải ở Thủy Chú – Vân Đô – Thanh Hóa; các Tiến sỹ Trịnh Tự Dĩnh, Trịnh Tự Thuân, Trịnh Tự Thức ở Bắc Ninh; Trịnh Châu Trí ở Thụy Nguyên – Thanh Hóa.

Chúa Trịnh xuất hiện trên vũ đài chính trị nước Đại Việt là tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên vốn có truyền thống giúp nước, nhưng trong hoàn cảnh điều kiện hết sức khó khăn; xã hội đang trong cơn biến loạn, điên đảo; Triều đình (kể cả nhà hậu Lê và nhà Mạc) đều bất lực: Quan lại nhiễu nhương, dân cực khổ oán trách, nhưng vẫn hướng về nhà Lê tuy đã suy đồi vì mong muốn có cuộc sống thái bình, an cư lạc nghiệp như đã từng có ở thời đầu triều Lê sơ đem lại. Trong nước thì như vậy, bên ngoài các nước láng giềng lợi dụng tình hình rối ren nội bộ thừa cơ quấy rối xâm lấn.

Đặc biệt là sự thỏa hiệp của nhà Mạc với phong kiến phương Bắc dẫn đến việc cắt đất vùng biên giới cho Trung Quốc và lâm vào nguy cơ mất nước. Vì vậy, mục tiêu của người họ Trịnh là ổn định tình hình xã hội để giữ vững nền độc lập dân tộc.

Người họ Trịnh đứng ra gánh vác việc nước ngày càng nhiều như: Trịnh Duy Liên, Trịnh Ngung, Trịnh Ngang, Trịnh Viên đã từng đấu tranh trực diện vạch tội nhà Mạc để bảo vệ nhà Lê, tuyên quận công Trịnh Công Năng, Quận công Trịnh Quang, Văn phong hầu Trịnh Vĩnh Thiệu, Vệ dương hầu Trịnh Bách, Trấn quận công Trịnh Mô, Thái phó Trịnh Đỗ, Thái bảo Vĩnh Thọ hầu Trịnh Đồng, Thái bảo Trịnh Ninh (thuộc thời An Tôn Tuấn hoàng đế). Thiếu Bảo diễn quận công Trịnh Văn Hải, Tổng binh Thái Nguyên Trịnh Duy Tinh, Quảng quận công Trịnh Vĩnh Lộc, Chưởng cẩm y vệ Trịnh Đào, Phụng quận công Trịnh Hữu dụng (thuộc đời Thế Tôn Nghị hoàng đế).

Trấn quận công Trịnh Lâm, Liên quận công Trịnh Vượng, Vinh quận công Trịnh Tục, Hưng quận công Trịnh Đế, Huệ quận công Trịnh Bảng, Phổ quận công Trịnh Trăn, Lãng quận công Trịnh Liêu, Luân quận công Trịnh Thức, Thái bảo Trịnh Xuân Đốc (thuộc đời Kính Tôn Huệ hoàng đế). Dũng quận công Trịnh Khải, Sùng quận công Trịnh Kiều, Thái úy trang quận công Trịnh Vân, Viết quận công Trịnh Trình, Cuôn quận công Trịnh Thức, Đức quận công Trịnh Hàng, Thái bảo Trịnh Nha, Thái bảo Trịnh Lựu, Phù quận công Trịnh Lịch, Thái Bảo quảng quận công Trịnh Hàng (thuộc đời Thần Tôn Uyên hoàng đế).

Thái bảo khê quận công Trịnh Tượng, Ninh quận công Trịnh Toàn, Đề đốc Trịnh Bàn, Thiếu phó vũ quận công Trịnh Đống, Phó tướng thiếu úy tấn quận công Trịnh Tu, Phó tham thự Trịnh Đăng Đệ, Trịnh Lương, Trịnh Đăng, Trịnh Liễu, Trịnh Thế Khang, Trịnh Kiều, Trịnh Phú, Trịnh uy, Trịnh Viện (thuộc đời Chân Tôn Thuận hoàng đế). Tả đô dốc trạc quận công Trịnh Kiêm, Đô đốc thiêm sự giao quận công Trịnh Doanh, Đô đốc đồng tri quận công Trịnh Bệ, Phó tướng thiếu phó tây quận công Trịnh Hoành, Đô đốc thiêm sự Trịnh Sâm, Hữu đô đốc toàn quận công Trịnh Độ, Thái phó khê quận công trung quân Đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự Trịnh Trượng, Thái phó Lý quốc công đông quân đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự Trịnh Đống, Thiếu úy vân quận công Nam quân đô đốc phủ tả đô đốc thự phủ sự Trịnh Kiền, Thiếu phó điện quận công bắc quân đô đốc phủ tả đô đốc thự phủ sự Trịnh Đá, Vĩnh lương hầu phó tướng đô đốc đồng tri lương quận công Trịnh Vinh, Thiếu úy vân quốc công Trịnh Kiều, Thiếu phó điện quận công Trịnh ốc, Tả đô đốc thiêm sự Thinh quận công Trịnh Lương, Đô đốc thiêm sự tuân quận công Trịnh Sâm, Đô đốc quận công Trịnh Điềm, Phó tướng khiêm quận công Trịnh Duyên, Đô đốc tấn quận công Trịnh Kỳ (thuộc đời Huyền Tôn Mục hoàng đế). Phó tướng thiếu úy dũng quận công Trịnh Hàm, Bỉnh quận công Trịnh Khuê, An quận công Trịnh Thiện, Kiên quốc công Trịnh Thụ, Thiếu phó điện quận công Trịnh ác, Quận công Trịnh Miên, Tả đô đốc phó tướng cẩm quận công Trịnh Cảnh, Quận công Trịnh Sản, Yên quận công Trịnh Điềm, Phó tướng phái trạch hầu Trịnh Du (thuộc đời Gia Tôn Mỹ hoàng đế)…

Trong số những người đảm nhiệm việc nước, có nhiều người qua thi cử đỗ đạt cao như:

-Trịnh Đỗ, quê xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, 37 tuổi đỗ Đệ Tam giáp Tiến sỹ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định (1547) đời Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Hiến sát sứ.

-Trịnh Duy Thông, quê xã Giang Sơn, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh, 48 tuổi đỗ Đệ Tam giáp Tiến sỹ khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Quang Bảo 5 (1559), đời Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Tả thị lang, tước Vạn tư bá.

-Trịnh Quang Tán, quê Kim Lan (Kim Quan) Kim Giang, Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương, đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Sùng Khang 3 (1568) đời Mạc Mậu Hợp, sau theo về nhà lê, làm quan đến chức Thượng thư, tước Vạn phúc hầu.

-Trịnh Cảnh Thụy, quê Châu Bái, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, 32 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hoàng giáp) khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Quang Hưng 15 (1592) đời Lê Thế Tông, làm quan đến chức Thừa chính sứ, tước Nam.
-Trịnh Lương Bật, quê Lỗ Xá, Nhân Hòa, Mỹ Văn, Hưng Yên, 62 tuổi đỗ Tam giáp Tiến sỹ khoa Canh Thìn, niên hiệu Dương Hòa 6 (1640) đời lê Thần Tông, làm quan chức Hình bộ Tả thị lang, tước Hầu.

-Trịnh Văn Tuấn, quê Tuấn Kiệt, Thiệu Phú, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, 56 tuổi đỗ Tam giáp Tiến sỹ khoa Canh Thìn, niên hiệu Dương Hòa 6 (1640), đời Lê Thần Tông, làm quan đến chức Hàn lâm hiệu khảo.

-Trịnh Cao Đệ, người Vạn Hà, Thụy Nguyên, nay là Thiệu Hưng, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, 21 tuổi đỗ Hội nguyên đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Canh Dần, niên hiệu Khánh Đức 2 (1650), đời Lê Thần Tông, làm quan đến chức Tự Khanh, tước Từ Lễ thái hầu, sau khi mất được tăng Tả thị lang.

-Trịnh Thì Tế, người xã Nhật Cảo, Lôi Dương, nay là thôn Nhật Quả, xã Thọ Dân, Thọ Xuân, Thanh Hóa, 30 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Canh Dần, hiệu Khánh Đức 2 (1650) làm quan đến chức Tự Khanh, Tước nam, được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh, mất trên đường đi, được tặng công Bộ tả thị lang, tước Từ.

-Trịnh Đức Nhuận, người xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội (là cha đẻ Trịnh Xuân Thụ). Trước đỗ khoa Sỹ Vọng, 24 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676) đời Lê Hy Tông, làm quan chức Lễ bộ hữu thị lang, tước Thư lâm nam, khi mất được tặng Hộ bộ Tả thị lang, tước Từ.

-Trịnh Minh Lương, người xã Châu Bái, huyện Yên Định, Thanh Hóa, thi hương đỗ giải Nguyên, 37 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị 5 (1680) đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức Hiến sát sứ.

-Trịnh Đức Vận (Trịnh Đức Liêm) người xã Đại Mão huyện Siêu Loại, nay là thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. 38 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa (1683) đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức giám sát Ngự sử đạo Hải Dương.

-Trịnh Bá Tương, người xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Trú quán xã Đô Lương, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Đô Lương, Nghệ An. 31 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Hầu. Khi mất được tặng chức Lễ bộ Thượng thư hàm Thiếu Bảo.

-Trịnh Ngô Duy, người xã Vân Tùng, huyện Hiệp Hòa, nay là thôn Vân Xuyên, xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa, Bắc Ninh. 38 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Lại bộ Tả thị lang, hành Tham tụng, tước Lại đình hầu, được cử đi sứ nhà Thanh, mất trên đường đi. Thọ 63 tuổi, khi mất được tăng chức Binh bộ Thượng thư, tước Quận công.

-Trịnh Đồng Giai, người xã Ngọc Hoàng, huyện Yên Định, nay là xã Định Tăng, huyện Yên Định, Thanh Hóa. 25 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời Lê Dụ Tôn. Làm quan đến chức Hàn lâm viện Đại chế.

-Trịnh Tuệ, nguyên quán hương Sóc Sơn, Vĩnh Phúc, nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trú quán xã Bất Quần, nay là thôn Thọ Sơn, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. 33 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời Lê ý Tông. Làm quan đến chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình, sau giáng xuống Thừa chỉ, lại thăng chức Tế tửu quốc tử giám. Khi mất được tặng hàm Hữu thị lang.

-Trịnh Xuân Thụ, người xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Du Lâm, xã Hoa Lâm, Đông Anh, Hà Nội (con Trịnh Đức Nhuận). 45 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hoàng giáp) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 9 (1748) đời Lê Hiến Tông. Được cử đi sứ nhà Thanh, làm quan đến chức Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Khi mất được tặng Thị tộc, ông có tác phẩm “Sứ hoa học Bộ thi tập”.

Đặc biệt là các chúa Trịnh gồm 12 vị đứng đầu nhà Trịnh đã cùng với vua Lê trực tiếp điều hành quản lý đất nước trong 2,5 thế kỷ, đã đem lại sự ổn định và phát triển cho đất nước. Điều ngạc nhiên là chưa bao giờ họ Trịnh xưng vua, mà chỉ làm nhiệm vụ bề tôi để lo việc nước. Đây là triều đại phong kiến với hình thái chính trị xã hội rất đặc trưng đã được sản sinh ra trong hoàn cảnh và điều kiện thực tế của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ; và cũng là triều đại lâu bền, dài nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.

Đây là thời kỳ lịch sử in đậm dấu tích về nguồn gốc lịch sử của họ Trịnh không thể phai mờ. Cùng với những dấu tích về nguồn gốc lịch sử của họ Trịnh ở những thời kỳ trước đã khẳng định họ Trịnh Việt Nam có chung nguồn gốc, nay đã phát triển thành nhiều chi phái. Cũng không phải chỉ có Chi họ Chúa, mà các Chi họ khác cũng tồn tại và phát triển rất tốt cho đến ngày nay.

There are no comments yet

Tin khác đã đăng